14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”

03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng

Nguồn: Explosion kills 2,000 at pesticide plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, vụ nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide ở Bhopal, Ấn Độ đã trở thành vụ tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử. Có ít nhất 2.000 người chết và 200.000 người khác bị thương khi khí độc bao trùm thành phố.

Bhopal là thành phố có gần một triệu dân ở vùng Madhya Pradesh của Ấn Độ, nằm giữa New Delhi và Bombay. Nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide được đặt tại Jai Prakash Nagar, khu vực đặc biệt nghèo của thành phố nghèo khó này. Sau này, một số nhà phê bình cáo buộc rằng những yếu tố này là một phần nguyên nhân khiến nhà máy có thiết bị lạc hậu, quản lý lỏng lẻo, và thiếu các quy trình an toàn và bảo trì cơ bản. Continue reading “03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng”

Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?

Nguồn: Who is Gautam Adani?”, The Economist, 31/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Người đàn ông giàu nhất Ấn Độ luôn né tránh sự chú ý của công chúng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Hindenburg Research – một công ty đầu tư nhỏ của Mỹ chuyên về bán khống – đã cáo buộc Adani Group, một tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ, thực hiện một “cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp”. Tập đoàn này đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc trong báo cáo của Hindenburg. Trước khi công bố báo cáo, giá trị thị trường của tập đoàn là 235 tỷ đô la và Gautam Adani, người sáng lập và ông chủ của nó, là người giàu thứ ba trên thế giới. Kể từ đó, 70 tỷ đô la giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group đã bị quét sạch. Adani là ai, và đế chế của ông đã được gây dựng như thế nào? Continue reading “Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích. Continue reading “Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga”

Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây

Nguồn: Treffen mit Olaf Scholz: Indien, der unsichere Partner, WELT, 03/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Lập trường trung lập của Ấn Độ đối với cuộc chiến ở Ukraine không chỉ khiến nước Đức lo lắng. Phương Tây lo ngại về một trục mới giữa Ấn Độ với Nga và Trung Quốc. Nhưng trò chơi này cũng không phải là không có rủi ro cho chính Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Ấn Độ là “đối tác trọng yếu của Đức về kinh tế, an ninh và chính sách khí hậu ở châu Á”. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov thăm Ấn Độ vào đầu tháng 4, không khí có vẻ hào hứng hơn nhiều. Continue reading “Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây”

30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Battle of the Boot takes place between Anglo-Indian and Turkish forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Trận Boot đã đánh dấu sự kết thúc Chiến dịch Samarrah của quân đội Anh, vốn được liên quân Anh-Ấn triển khai một tháng trước đó theo lệnh của toàn quyền chỉ huy khu vực, Sir Frederick Stanley Maude, nhắm vào tuyến đường sắt quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Samarra, cách Baghdad khoảng 130 km về phía bắc, thuộc vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay).

Khi vừa chiếm được Baghdad, Maude quyết định sẽ không nghỉ ngơi, mà nhanh chóng củng cố các vị trí phe Hiệp ước ở phía bắc, nơi lực lượng của chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ Khalil Pasha đang đóng quân sau khi rút lui khỏi Baghdad, để chờ quân tiếp viện từ Ba Tư. Trong Chiến dịch Samarrah, bắt đầu vào ngày 13/03/1917, khoảng 45.000 lính tiền tuyến Anh-Ấn đã được lệnh di chuyển đến sông Tigris, về hướng đường sắt tại Samarra. Continue reading “30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ”

30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát

Nguồn: Gandhi assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Mohandas Karamchand Gandhi, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ, đã bị một người theo Ấn giáo cực đoan ám sát ở New Delhi.

Sinh ra là con trai của một quan chức Ấn Độ vào năm 1869, Gandhi có một người mẹ là tín đồ sùng đạo của phái Vishnu, và bà đã sớm cho con mình tiếp xúc với đạo Jain, một tôn giáo hà khắc của Ấn Độ chủ trương bất bạo động. Dù không phải là một sinh viên xuất sắc nhưng vào năm 1888, Gandhi đã được trao cơ hội để theo học luật ở Anh. Năm 1891, ông trở lại Ấn Độ, nhưng không tìm được vị trí công việc ổn định nên cuối cùng đã chấp nhận làm nhân viên hợp đồng một năm ở Nam Phi vào năm 1893. Continue reading “30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát”

15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập. Continue reading “15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập”

Thế giới hôm nay: 04/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ả Rập Saudi chính thức công bố ý định niêm yết công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới trên sàn giao dịch chứng khoán Riyadh. Reuters cho biết Saudi Aramco, gã khổng lồ dầu mỏ quốc doanh, có kế hoạch bán 1 – 2% cổ phần. Thông báo niêm yết theo dự kiến ban đầu là vào ngày 20 tháng 10 nhưng đã bị trì hoãn vì nhận được ít sự quan tâm của các nhà đầu tư và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở dầu của Aramco.

Nam Phi đã thắng Anh trong trận chung kết World Cup rugby với tỷ số 32-12. Đây là lần đầu tiên nước này giành cúp kể từ năm 2007 và là lần đầu tiên một đội trưởng da đen dẫn dắt đội Nam Phi đến chiến thắng. Ngược lại, đội tuyển Anh bị chỉ trích vì từ chối đeo huy chương á quân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2019”

Thế giới hôm nay: 31/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại trong quý thứ ba, giảm xuống mức tính theo năm là 1,9%. Con số này tốt hơn một số dự đoán, nhưng thấp hơn so với hai quý đầu năm 2019. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới gặp khó khăn được xem là nguyên nhân gây ra sự giảm tốc. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng vẫn ở mức tốt.

Khi công bố thu nhập quý thứ ba của mình, Airbus, gã khổng lồ ngành hàng không – vũ trụ châu Âu, cảnh báo rằng họ sẽ phải “thích ứng” các hoạt động của mình tại Anh, nơi họ thuê 14.000 nhân công, để phù hợp với Brexit. Trong khi đó, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia cho thấy nếu Anh thực hiện theo thỏa thuận Brexit mới được chính phủ đàm phán thì sẽ bị thiệt hại 70 tỷ bảng so với khi ở lại EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/10/2019”

Thế giới hôm nay: 24/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quy trình thông qua luật về Brexit của chính phủ Anh vẫn còn bế tắc sau khi thủ tướng Boris Johnson không thể thống nhất thời gian biểu thông qua Nghị viện với Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng đối lập. Ông Johnson đã hứa sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử nếu Anh không rời EU vào ngày 31 tháng 10. Ông Corbyn nói ông sẽ ủng hộ một cuộc bầu cử, miễn các nhà lãnh đạo châu Âu cho phép trì hoãn Brexit.

Boeing công bố thu nhập quý ba giảm 43% so với cùng kì năm trước, một ngày sau khi sa thải người đứng đầu bộ phận máy bay thương mại. Dòng máy bay chở khách 737 MAX của hãng này đã bị cấm cất cánh kể từ tháng 3 sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng. Các nhà điều tra Indonesia hôm qua cho biết các lỗi thiết kế là thủ phạm của một trong hai vụ tai nạn, khiến 189 người thiệt mạng. Mặc cho những trở ngại này, Boeing vẫn hy vọng 737 MAX sẽ quay lại hoạt động trước cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/10/2019”

Thế giới hôm nay: 11/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào khu vực lãnh thổ quản lý bởi lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp liên minh này: “người Kurd đã không giúp chúng tôi trong trận Normandy” trong Thế chiến II, ông nói. Nhưng, như nhiều nhà sử học đã nhanh chóng chỉ ra, đó là bởi vì người Kurd, lúc đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Anh, đang bận rộn hỗ trợ cuộc đổ bộ (của quân Đồng minh) vào Ý, Hy Lạp và Albania do Đức Quốc xã kiểm soát.

Hai cộng sự của luật sư riêng của Donald Trump đã bị bắt và bị buộc tội vi phạm luật về tài trợ cho các chiến dịch tranh cử ở Mỹ. Lev Parnas và Igor Fruman đã giúp Rudy Giuliani ép Ukraine điều tra Joe Biden và đưa tiền của một nhà tài trợ người Nga vào cuộc bầu cử Mỹ, bản cáo trạng cho hay. Họ phải đối mặt với bốn cáo buộc, bao gồm cả âm mưu và khai man trước Ủy ban Bầu cử Liên bang. Đảng Dân chủ dẫn dắt cuộc điều tra luận tội đã gửi giấy triệu tập cho hai người này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2019”

Thế giới hôm nay: 09/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nguồn tin thân cận với ông Boris Johnson thừa nhận kế hoạch Brexit của ông trên thực tế đã chết sau cuộc gọi với thủ tướng Đức Angela Merkel. Một người thân cận với thủ tướng Anh khẳng định thủ tướng Đức đã đưa ra quan điểm hoàn toàn mới về Bắc Ireland. Nhiều nhà bình luận chế giễu việc đổ lỗi này, trong khi Brussels nói quan điểm của họ không thay đổi. Donald Tusk, chủ tịch Hội đồng Châu Âu, gọi phản ứng của Phố Downing là “một trò chơi đổ lỗi ngu ngốc”. Tuy nhiên, với việc nước Anh chuẩn bị bước vào bầu cử thì đổ lỗi cho người Đức về thất bại của kế hoạch Brexit xem ra có vẻ thuận tiện cho ông Johnson .

Chính quyền Trump đã chặn một nhà ngoại giao cấp cao ra làm chứng trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện. Những người từ 3 ủy ban do đảng Dân chủ lãnh đạo đã lên kế hoạch tra hỏi Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại EU, về sự tham gia của ông vào chiến dịch gây áp lực của ông Trump đối với Ukraine. Đảng Dân chủ nói việc cấm cản ông Sondland ra điều trần là hành động ngăn trở, đồng thời cũng đáng bị luận tội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2019”

Thế giới hôm nay: 04/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump công khai nói Trung Quốc nên điều tra Joe Biden, ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Điều này tương tự yêu cầu của ông với tổng thống Ukraine vốn tuần trước đã khiến Đảng Dân chủ mở cuộc điều tra luận tội. Ông Trump chưa đưa ra được bằng chứng nào cho khẳng định rằng vị cựu phó tổng thống tham nhũng. Trước đó, Đảng Dân chủ cho biết nếu cần thiết họ sẽ ra trát yêu cầu Nhà Trắng cung cấp tài liệu để phục vụ cuộc điều tra.

Cảnh sát Hồng Kông đã được trao quyền lớn hơn để đối phó với biểu tình bạo lực. Reuters cho biết các hướng dẫn nêu rõ các sĩ quan phải “chịu trách nhiệm về hành động của mình” đã bị loại bỏ, trong khi việc hơi cay và bình xịt hơi cay được cho phép sử dụng vì mục đích phòng vệ. Chính phủ Hồng Kông cũng dự kiến sẽ cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/10/2019”

Thế giới hôm nay: 24/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng lữ hành Anh Thomas Cook đã nộp đơn xin phá sản. Sự sụp đổ của công ty 178 tuổi này khiến 22.000 việc làm gặp rủi ro, 9.000 trong số đó ở Anh. Nhà chức trách đang nỗ lực hồi hương hàng trăm ngàn khách đang du lịch. Bộ trưởng giao thông vận tải Anh nói kế hoạch này, mang tên “Matterhorn”, sẽ là cuộc hồi hương thời bình lớn nhất trong lịch sử đất nước. Một cuộc điều tra do chính phủ hậu thuẫn về vụ sụp đổ đang xem xét trách nhiệm của ban giám đốc công ty.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang họp. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Donald TrumpHassan Rouhani, song khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Iran gặp nhau lần đầu tiên sau 40 năm có vẻ mong manh. Cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hồi đầu tháng, mà Mỹ đổ lỗi cho Iran, làm quan hệ song phương càng thêm căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2019”

16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp

Nguồn: Gandhi begins fast in protest of caste separation, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1932, trong phòng giam của mình tại Nhà tù Yerwada gần Bombay, Mohandas Karamchand Gandhi bắt đầu tuyệt thực để phản đối quyết định của chính phủ Anh phân biệt hệ thống bầu cử Ấn Độ dựa theo đẳng cấp.

Là một nhà lãnh đạo trong chiến dịch của người Ấn Độ nhằm giành quyền tự trị, Gandhi đã dành cả cuộc đời để truyền bá phong trào phản kháng thụ động của riêng mình trên khắp Ấn Độ và thế giới. Đến năm 1920, khái niệm của ông về Satyagraha (hay “chấp trì chân lý”) đã khiến Gandhi trở thành một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với hàng triệu môn đồ. Bị chính quyền Anh bỏ tù từ năm 1922-24, ông rút khỏi hoạt động chính trị một thời gian trong những năm 1920, nhưng năm 1930 ông đã trở lại với một chiến dịch bất tuân dân sự mới. Continue reading “16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp”

Thế giới hôm nay 11/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Ma, chủ tịch Alibaba, đã từ bỏ vị trí của mình tại người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mà ông đồng sáng lập 20 năm trước. CEO hiện tại, Daniel Zhang, sẽ tiếp quản việc điều hành công ty trị giá 460 tỷ đô la. Ông Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ đô la. Sau khi từ chức, ông sẽ tập trung vào hoạt động từ thiện và giáo dục.

Tổng thống Donald Trump đã sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông, và giải thích trong một tweet rằng ông “bất đồng mạnh mẽ với nhiều lời đề nghị của ông ấy.” Trong khi ông Trump rõ ràng tìm cách xuống thang với Iran và Triều Tiên thi Bolton, một nhân vật diều hâu cứng rắn, lại ủng hộ cách tiếp cận đối đầu hơn. Tổng thống cho biết ông sẽ đề xuất người thay thế vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay 11/09/2019”

Thế giới hôm nay: 30/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

 Iván Márquez, một cựu chỉ huy của FARC, lực lượng du kích đã trở thành một đảng chính trị ở Colombia, kêu gọi những người ủng hộ ông bắt đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh vũ trang”. Lời kêu gọi cầm vũ khí trở lại diễn ra chưa đầy ba năm sau khi lực lượng phiến quân này ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ Colombia.

Chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ một gói kích cầu khổng lồ trong ngân sách của họ. Chi tiêu sẽ tăng 8% so với năm ngoái lên 513,5 nghìn tỷ won (424 tỷ đô la). Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của nước này đang bị ảnh hưởng bởi thương mại toàn cầu suy giảm và các tranh chấp gây nhiều thiệt hại với Nhật Bản. Tiền sẽ được chi cho tạo công ăn việc làm mới, phúc lợi xã hội và các doanh nghiệp nhỏ, cùng các lĩnh vực khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2019”

06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng

Nguồn: Indian army storms Golden Temple, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, giữa giai đoạn cao trào đẫm máu trong hai năm giao tranh giữa chính phủ Ấn Độ và phe ly khai người Sikh, quân đội Ấn Độ đã tiến vào khu Đền Vàng đang bị bao vây ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của Đạo Sikh, và tiêu diệt ít nhất 500 phiến quân Sikh. Hơn 100 binh sĩ Ấn Độ và hàng loạt thường dân người Sikh cũng đã thiệt mạng trong trận chiến dữ dội xảy ra khi trời vừa rạng sáng. Quân đội Ấn Độ cũng tấn công những toán du kích người Sikh bị bao vây trong ba chục ngôi đền khác trên toàn bang Punjab. Các quan chức Ấn Độ ca ngợi thành công của chiến dịch này và cho rằng nó đã “bẻ gãy” phong trào khủng bố của người Sikh. Continue reading “06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng”