26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới

21

Nguồn: Nazi chief architect requests POWs to labor for a new Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Albert Speer, Kiến trúc sư trưởng của Adolf Hitler và Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đế chế, đã yêu cầu đưa 30.000 tù nhân chiến tranh người Liên Xô đến làm nô lệ để bắt đầu một chương trình xây dựng quy mô lớn tại Berlin.

Speer sinh ngày 19/03/1905, tại Mannheim, Đức. Ở tuổi 22, ông đã nhận được Chứng chỉ Kiến trúc sư sau khi học tại ba trường kỹ thuật ở Đức. Speer trở thành người ủng hộ Đức Quốc xã cuồng nhiệt sau khi nghe Hitler diễn thuyết tại một cuộc biểu tình vào cuối năm 1930, sau đó, ông gia nhập Đảng vào tháng 1/1931. Hitler, người luôn trọng dụng giới trí thức, nghệ sĩ và các kỹ thuật viên tài năng, đã chọn Speer làm kiến trúc sư của riêng mình. Một trong số các dự án được Führer (Quốc trưởng, chỉ Hitler) giao phó cho Speer thiết kế là quảng trường diễu hành của Đại hội Đảng Quốc xã tại Nürnberg năm 1934. Đây cũng là nơi đạo diễn Leni Riefenstahl đã quay bộ phim tuyên truyền nổi tiếng của bà, Triumph of the Will. Continue reading “21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới”

16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ

16

Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức. Continue reading “16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ”