Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn

 Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Katyn (tiếng Nga: Катын) là tên một cánh rừng nằm ở phía tây thành phố Smolensk của nước Nga, cách biên giới Nga-Belarus khoảng 60 km. Nơi đây vào tháng 4-5 năm 1940 từng xảy ra vụ xử bắn 25 nghìn người Ba Lan. Vụ thảm sát “lớn nhất và ghê rợn nhất lịch sử thế giới thế kỷ 20” này là kết quả thi hành hai văn bản: Quyết định số 13/144 do ban lãnh đạo cao nhất Liên Xô đứng đầu là Stalin thông qua ngày 5/3/1940 (Lạ thay, 5/3 cũng là ngày mất của Stalin 13 năm sau đó!) và Sắc lệnh số 00350 do Beria, Bộ trưởng Bộ Ủy viên Nhân dân Nội vụ Liên Xô ký. Điều đáng lên án nữa là trong một thời gian dài ban lãnh đạo Liên Xô từ Stalin cho tới Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko đã dùng nhiều thủ đoạn để lừa dối nhân dân Liên Xô và thế giới nhằm chối bỏ tội ác của họ trong vụ thảm sát này. Họ nói quân đội phát xít Đức sau khi tiến vào đất Liên Xô (22/6/1941) đã gây ra vụ giết người đó. Continue reading “Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn”

31/08/1980: Chính phủ Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân xưởng đóng tàu Gdansk

Nguồn: Polish government signs accord with Gdansk shipyard workers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, đại diện của chính quyền cộng sản Ba Lan đã đồng ý với các yêu sách của công nhân đang đình công tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Gdansk. Cựu thợ điện Lech Walesa đã lãnh đạo các công nhân đình công, sau đó thành lập Công đoàn “Đoàn kết”, công đoàn lao động độc lập đầu tiên phát triển ở một quốc gia thuộc khối Xô-viết. Continue reading “31/08/1980: Chính phủ Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân xưởng đóng tàu Gdansk”

Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?

Nguồn:Why Poland loves to hate Germany”, The Economist, 05/01/2023

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Quan hệ Đức-Ba Lan đáng ra hết sức hòa hảo. Hai nước không chỉ có mối quan hệ cá nhân hết sức mật thiết mà còn là đối tác lớn trong giao thương, với hơn 150 tỷ Euro (159 tỷ Đô la Mỹ) mỗi năm. Ngoài ra, Đức và Ba Lan còn là thành viên chủ chốt của NATO và Liên minh châu Âu. Trong cuộc xâm lược của Nga, thời điểm mà an ninh châu Âu bị đặt trong tình thế nguy hiểm nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, hai nước chỉ xếp sau Mỹ và Anh trong vai trò là đồng minh chiến lược của Ukraine. Ba Lan là kênh vận chuyển vũ khí chính cho Ukraine, đồng thời là nơi tiếp đón hàng triệu người tị nạn do ảnh hưởng chiến tranh. Lịch sử không mấy tốt đẹp với Nga đã khiến Ba Lan trở thành nước ủng hộ hăng hái, kịp thời và hào phóng nhất cho Ukraine. Đức, dù là nước phản ứng chậm hơn, cho đến nay lại cung cấp nhiều vũ khí hơn so với các nước châu Âu khác. Continue reading “Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?”

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Nguồn: Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone,” Foreign Policy, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang.

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Continue reading “Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên”

01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan

Nguồn: Germany invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, các lực lượng Đức dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler đã tấn công Ba Lan cả trên bộ và trên không. Thế chiến II chính thức bắt đầu.

Tại sao Đức xâm lược Ba Lan?

Đức xâm lược Ba Lan nhằm giành lại lãnh thổ đã mất, và cuối cùng thống trị nước láng giềng phía đông của họ. Cuộc xâm lược Ba Lan của Đức là phần mở đầu cho kế hoạch tiến hành chiến tranh của Hitler – những gì sau này sẽ trở thành chiến lược “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng). Continue reading “01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan”

Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine

Nguồn: Edward Luce, Biden should use cold war handbook to stop Putin’s Ukraine threat, Financial Times, 11/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền của Jimmy Carter đã từng thành công khiến Liên Xô không xâm lược Ba Lan vào năm 1980.

Karl Marx từng nói, lịch sử lặp lại chính nó, trước là như một bi kịch, sau là như một trò hề. Nhưng đôi khi, nó đơn giản chỉ là sự lặp lại, như lời Mark Twain. Năm 1980, việc Liên Xô cho tập hợp nhiều sư đoàn ở biên giới với Ba Lan đã trở thành một bước leo thang chết người trong Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ cảnh báo Moscow rằng một cuộc xâm lược vào Ba Lan sẽ giết chết giai đoạn hòa hoãn Mỹ-Xô (détente) – và nhiều khả năng còn hơn thế nữa. Ngày nay, việc Nga huy động quân ở biên giới với Ukraine – điều mà Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden, cho là có thể dẫn tới một cuộc xâm lược “bất cứ khi nào” – cũng là một mối nguy tương tự. Nhưng Washington đã có sẵn một cuốn cẩm nang hữu ích. Continue reading “Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine”

01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai

Nguồn: News of Holocaust death camp killings becomes public for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, “Lữ đoàn Tự do” (Liberty Brigade), một tờ báo ngầm ở Warsaw, đã công khai tin tức về việc hàng chục nghìn người Do Thái bị sát hại tại Chelmno, một trại tử thần do Đức Quốc Xã điều hành ở Ba Lan – gần bảy tháng sau khi các tù nhân bắt đầu bị giết chết.

Một năm trước đó, nước Đức phát xít bắt đầu phát triển phương tiện thực hiện cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution) nhằm tiêu diệt hàng loạt người Do Thái ở châu Âu: 700 người Do Thái đã bị sát hại khi khói độc tràn vào chiếc xe tải được sử dụng để đưa họ đến làng Chelmno, ở Ba Lan. “Chuyến xe Tử thần” (gas van) này sau đó đã trở thành nơi thi hành án tử cho tổng cộng 360.000 người Do Thái từ hơn 200 cộng đồng tại Ba Lan. “Ưu điểm” của cách hành hình này là nó được tiến hành thầm lặng và vô hình. Continue reading “01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai”

Thế giới hôm nay: 11/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào khu vực lãnh thổ quản lý bởi lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp liên minh này: “người Kurd đã không giúp chúng tôi trong trận Normandy” trong Thế chiến II, ông nói. Nhưng, như nhiều nhà sử học đã nhanh chóng chỉ ra, đó là bởi vì người Kurd, lúc đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Anh, đang bận rộn hỗ trợ cuộc đổ bộ (của quân Đồng minh) vào Ý, Hy Lạp và Albania do Đức Quốc xã kiểm soát.

Hai cộng sự của luật sư riêng của Donald Trump đã bị bắt và bị buộc tội vi phạm luật về tài trợ cho các chiến dịch tranh cử ở Mỹ. Lev Parnas và Igor Fruman đã giúp Rudy Giuliani ép Ukraine điều tra Joe Biden và đưa tiền của một nhà tài trợ người Nga vào cuộc bầu cử Mỹ, bản cáo trạng cho hay. Họ phải đối mặt với bốn cáo buộc, bao gồm cả âm mưu và khai man trước Ủy ban Bầu cử Liên bang. Đảng Dân chủ dẫn dắt cuộc điều tra luận tội đã gửi giấy triệu tập cho hai người này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2019”

29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan

Nguồn: Nazis and communists divvy up Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã đồng ý chia nhau quyền kiểm soát Ba Lan theo giới tuyến dọc theo sông Bug, người Đức chiếm mọi thứ ở phía tây, Liên Xô chiếm mọi thứ ở phía đông.

Theo Hiệp ước Ribbentrop-Molotov, hay Hiệp ước Hitler-Stalin, thỏa thuận bất tương xâm giữa hai cường quốc quân sự Đức – Xô, Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức, đã gặp người đồng cấp Liên Xô của mình, V.M. Molotov, để ký Hiệp ước Hữu nghị Biên giới Đức – Xô. Các điều khoản trong hiệp ước bất tương xâm ban đầu đã hứa hẹn dành cho Liên Xô một phần phía đông Ba Lan; giờ đây, chuyện chỉ còn đơn giản là đặt ranh giới ở đâu trên bản đồ mà thôi. Continue reading “29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan”

19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Ghetto Uprising beginsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, tại Warsaw, Ba Lan, khi các lực lượng Đức Quốc xã cố gắng dọn sạch khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái trong thành phố, họ đã phải đối đầu với cuộc tấn công bằng súng từ các chiến binh kháng chiến Do Thái, và Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu.

Ngay sau khi bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc các công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích nhỏ hơn hai dặm vuông nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái với điều kiện sống bi thảm. Continue reading “19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

19/02/1473: Copernicus ra đời

Nguồn: Copernicus born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1473, Nicolaus Copernicus ra đời tại Torun, một thành phố ở phía bắc miền trung Ba Lan trên sông Vistula. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Copernicus sinh ra trong một gia đình thương gia khá giả, sau khi cha ông qua đời, người chú – sau này trở thành một giám mục – đã lãnh trách nhiệm nuôi nấng cậu bé. Copernicus nhận được nền giáo dục tốt nhất thời bấy giờ và được chuẩn bị sẵn cho sự nghiệp về giáo luật. Tại Đại học Krakow, ông theo học giáo dục đại cương (liberal arts), gồm các ngành thiên văn học và chiêm tinh học, và sau đó, giống như nhiều người Ba Lan thuộc tầng lớp xã hội của mình, Copernicus được gửi đến Ý để nghiên cứu y học và luật. Continue reading “19/02/1473: Copernicus ra đời”

17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw

Nguồn: Soviets capture Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Liên Xô đã chiếm thủ đô Ba Lan từ tay người Đức.

Warsaw trở thành chiến trường kể từ ngày đầu tiên chiến tranh nổ ra ở châu Âu. Đức tuyên chiến bằng cách phát động một cuộc không kích vào ngày 01/09/1939, theo sau là một cuộc bao vây sát hại hàng chục ngàn thường dân và tàn phá các di tích lịch sử của Ba Lan. Bị cắt nguồn điện, nước và lương thực, 25% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy, Warsaw buộc phải đầu hàng quân Đức vào ngày 27/09. Continue reading “17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw”

04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan

Nguồn: Polish Christians come to the aid of Polish Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ở Warsaw, một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo Ba Lan đã bất chấp mạng sống của mình khi thành lập Hội đồng Hỗ trợ người Do Thái (Council for the Assistance of the Jews). Đứng đầu tổ chức này là hai người phụ nữ, Zofia Kossak và Wanda Filipowicz.

Kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, dân Do Thái hoặc là bị đẩy vào các khu ổ chuột (ghetto), hoặc bị đưa đến các trại lao động tập trung, hoặc bị sát hại. Nhà ở và cửa hiệu Do Thái bị tịch thu và các hội đường (synagogues) bị đốt trụi. Quyết định về số phận của người Do Thái cuối cùng cũng bị tiết lộ vào tháng 06/1942, khi một tờ báo ngầm của Warsaw, tờ Lữ đoàn Giải phóng (Liberty Brigade), công bố rằng hàng chục ngàn người Do Thái đã bị giết bằng khí độc tại Chelmno, một trại tử thần ở Ba Lan, gần bảy tháng sau khi việc thảm sát tù nhân bắt đầu. Continue reading “04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan”

04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm

Nguồn: Polish general fighting for justice dies tragically, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, vị tướng Ba Lan Wladyslaw Sikorski, người muốn đưa vụ Thảm sát Katyn ra ánh sáng, qua đời khi chiếc máy bay của ông bị rơi ngay sau khi cất cánh chưa đến một dặm tại Gibraltar. Vẫn còn tranh cãi về việc liệu đó là một tai nạn hay một vụ ám sát.

Sinh vào ngày 20 tháng 05 năm 1888, tại Ba Lan thuộc Áo (phần đất Ba Lan bị Đế quốc Áo-Hung chiếm), Sikorski phục vụ trong quân đội Áo. Ông tiếp tục phục vụ trong quân đoàn lê dương Ba Lan, gắn với quân đội Áo, trong Thế chiến I, và đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Liên Xô năm 1920-21. Ông trở thành thủ tướng Ba Lan trong một thời gian ngắn (1922-23). Continue reading “04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm”

Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Politics of National Memory”, Project Syndicate, 19/02/2018

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Warsaw năm 1970, khi Thủ tướng Tây Đức Wilhelm Brandt đột nhiên quỳ xuống trước Đài tưởng niệm cuộc Nổi dậy của người Do Thái chống Đức Quốc xã, Władysław Gomułka – nhà lãnh đạo cộng sản Ba Lan – đã nói thầm “Tượng đài sai lầm!”. Gomułka có lẽ đã muốn tôn vinh những người lính Ba Lan hi sinh trong Thế chiến II. Chính phủ bảo thủ-dân tộc chủ nghĩa hiện thời của Ba Lan, được dẫn dắt bởi Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), có lẽ cũng sẽ đồng tình với điều đó.

Trên thực tế, chính phủ PiS đang cố gắng tái định hình hồi ức của Ba Lan về Thế chiến II – và không cần phải thì thầm – với một đạo luật mới nhằm hình sự hóa việc nhắc tới sự đồng lõa của “quốc gia Ba Lan” với tội ác diệt chủng Holocaust. Trong khi người Ba Lan có thể có lý do chính đáng khi cảm thấy bị xúc phạm bởi các cụm từ như “trại thảm sát Ba Lan” – bởi đó là các trại do Đức Quốc xã quản lý nằm trên lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng và nên được gọi theo tên gọi như vậy, nhưng đạo luật đó chẳng khác gì là một nỗ lực nguy hiểm nhằm sử dụng lịch sử như một công cụ chính trị. Continue reading “Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia”

16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc

Nguồn: Warsaw Ghetto uprising ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943 tại Ba Lan, cuộc nổi dậy tại khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái đã kết thúc khi binh lính Đức Quốc xã giành quyền kiểm soát khu vực Do thái của Warsaw, làm nổ tung giáo đường Do Thái cuối cùng còn sót lại và bắt đầu trục xuất hàng loạt những cư dân còn lại của khu ổ chuột đến trại diệt chủng Treblinka.

Ngay sau khi Đức bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích chỉ 840 mẫu Anh nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái trong những điều kiện bi thảm. Continue reading “16/05/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw kết thúc”

05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

Nguồn: Soviets recognize pro-Soviet Polish Provisional Government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, ngay trước một cuộc tấn công lớn vào Ba Lan, Liên Xô quyết định công nhận Ủy ban Lublin thân Liên Xô là Chính phủ lâm thời của Ba Lan, thay cho chính phủ lưu vong tạm thời đang ở London.

Ngày 01/09/1939, quân Đức đã xâm chiếm Ba Lan. Mười sáu ngày sau, Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía đông. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Tướng Wladyslaw Sikorski trở thành lãnh đạo của một chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Ông đã gầy dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với quân Đồng Minh cho đến tháng 04/1943, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Liên Xô sau khi Sikorski yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ điều tra vụ giết hại các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn ở miền đông Ba Lan vào năm 1942. Continue reading “05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan”

27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan

Nguồn: Poles take up arms against German troops in Poznan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau thất bại của người Đức, các thành viên Cảnh vệ Nhân dân (People’s Guard), tổ chức quân đội của người Ba Lan, đã cùng với các tình nguyện viên – nhiều người trong số họ là cựu chiến binh trong Thế chiến I – đã chiến đấu chống lại quân Đức đang chiếm đóng tại thành phố công nghiệp chủ chốt của nước họ, Poznan.

Vào đầu Thế chiến I, gần 3/4 Ba Lan nằm dưới sự kiểm soát của Nga; phần còn lại của đất nước do Đức và Áo-Hung thống trị. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, người Ba Lan đã chiến đấu cho cả hai phía. Khi Đế quốc Nga sụp đổ vào tháng 03/1917, phe Bolshevik đã công nhận quyền tự trị của Ba Lan (khi đó đang bị Nga chiếm đóng) và một chính phủ lâm thời được thành lập ở Paris. Tuy nhiên, cuối năm đó, Đức đã hoàn toàn kiểm soát được đất nước này. Continue reading “27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan”

14/11/1982: Lech Walesa ra tù

Nguồn: Walesa released from jail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết bất hợp pháp của Ba Lan, đã trở lại căn hộ của ông ở Gdansk sau 11 tháng bị giam tại một nhà nghỉ săn bắn nằm gần biên giới với Liên Xô. Hai ngày trước đó, hàng trăm người ủng hộ đã bắt đầu một buổi canh thức ở bên ngoài nhà ông khi biết rằng người sáng lập phong trào công đoàn Ba Lan sắp được thả. Khi Walesa trở về nhà vào ngày 14/11, ông được một đám đông vui vẻ nâng lên và đưa đến tận cửa căn hộ, nơi ông chào vợ mình và sau đó có một bài phát biểu trước những người ủng hộ từ cửa sổ tầng hai. Continue reading “14/11/1982: Lech Walesa ra tù”