25/08/1985: Samantha Smith thiệt mạng vì tai nạn máy bay

Nguồn: Samantha Smith dies in plane crash, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Samantha Smith, “đại sứ” 13 tuổi của Mỹ tại Liên Xô, đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay. Smith trở nên nổi tiếng nhờ lá thư em viết cho nhà lãnh đạo Liên Xô Yuri Andropov vào năm 1982, và sau đó là chuyến thăm Liên Xô với tư cách là khách mời của Andropov vào năm 1983.

Cuối năm 1982, Smith, một học sinh lớp năm tại trường Tiểu học Manchester ở Manchester, Maine, đã viết một lá thư thú vị cho nhà lãnh đạo Liên Xô Andropov. Cô bé nói rằng mình “rất lo lắng về việc Liên Xô và Mỹ có thể vướng vào  một cuộc chiến tranh hạt nhân. Liệu có chiến tranh không ạ?” Vài tháng sau, lá thư của Smith đã được in lại ở Liên Xô và người ta cũng thông báo rằng Andropov đang thư trả lời. Continue reading “25/08/1985: Samantha Smith thiệt mạng vì tai nạn máy bay”

25/04/1983: Andropov viết thư cho một học sinh người Mỹ

Nguồn: Andropov writes to U.S. student, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Liên Xô đã công bố lá thư mà lãnh đạo Yuri Andropov đã viết cho Samantha Smith, một học sinh lớp năm ở Manchester, Maine, trong đó ông mời cô bé đến thăm đất nước của mình. Lá thư của Andropov là lời đáp lại tin nhắn Smith gửi cho ông vào tháng 12/1982, hỏi rằng liệu Liên Xô có đang lên kế hoạch bắt đầu chiến tranh hạt nhân hay không. Vào thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô là những kẻ thù Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Ronald Reagan, một người chống cộng nhiệt thành, đã gọi Liên Xô là “Đế chế Ác quỷ” và kêu gọi gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng của Mỹ trước mối đe dọa từ Liên Xô. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu công khai với “Người Giao tiếp Vĩ đại” (Great Communicator, Biệt danh của Reagan,) Andropov, người kế nhiệm vai trò lãnh đạo Liên Xô từ Leonid Brezhnev vào năm 1982, lại thể hiện cách tiếp cận gần gũi, thậm chí giống như một người ông – khác biệt hoàn toàn với hình ảnh tiêu cực mà đa số người Mỹ nghĩ về Liên Xô. Continue reading “25/04/1983: Andropov viết thư cho một học sinh người Mỹ”