Nguồn: Young Nam Cho & Jong Ho Jeong (2008). “China’s Soft Power: Discussions, Resources, and Prospects”, Asian Survey, Vol. 48, No. 3 (May/June), pp.453-472.
Biên dịch: Trần Thị Thục Huyền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Bài liên quan: #62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc
Bài viết này phân tích các cuộc tranh luận, nguồn lực cũng như các triển vọng về quyền lực mềm của Trung Quốc, tập trung vào Đồng thuận Bắc Kinh (the Beijing Consensus), chính sách đối ngoại và nền văn minh Trung Quốc. Bài viết cho rằng nhận thức của Trung Quốc về quyền lực mềm và việc ứng dụng quyền lực mềm này vào các chính sách của quốc gia là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sức ảnh hưởng đang gia tăng một cách nhanh chóng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á.
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á đã tăng lên đáng kể trong thập niên qua. Một số học giả đã chỉ ra rằng, bên cạnh sự gia tăng của sức mạnh về kinh tế và quân sự, việc củng cố quyền lực mềm đã trở thành mấu chốt trong việc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc.[1] Ngoài nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc, bằng cách quảng bá các giá trị Trung Hoa cùng với việc giới thiệu nền văn hoá của mình đến công chúng, đã trở thành một đối thủ đầy tiềm năng cạnh tranh với Hoa Kỳ trong khu vực châu Á. Một số nỗ lực khác bao gồm việc thành lập một kênh truyền hình tiếng Trung phát suốt 24 giờ/ngày và các đài phát thanh nhắm vào khu vực Đông Nam Á, tăng viện trợ cho các quốc gia châu Á, từng bước thu hút các sinh viên quốc tế và khuyến khích việc học tiếng Trung, tham gia tích cực vào các tổ chức đa phương trong khu vực, chẳng hạn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).[2]
Trong một bài viết đăng trên Wall Street Journal (Asia) vào ngày 29 tháng 12 năm 2005, Giáo sư Joseph S.Nye từ Đại học Harvard chỉ ra rằng quyền lực mềm của Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ ở châu Á, và ông kêu gọi Hoa Kỳ nên có động thái trước sự gia tăng này. Bài viết này cho thấy một sự thay đổi rõ ràng so với quan điểm trước đây của giáo sư Nye về quyền lực mềm của Trung Quốc: trong cuốn “Quyền lực mềm” (tiếng Anh: “Soft Power”, 2004), ông chỉ xem quyền lực mềm của Trung Quốc như một sự chuyển biến mới ở thì tương lai. Trong cuốn sách của mình, Nye cho rằng tiềm lực quyền lực mềm của Trung Quốc, mặc dù rất hấp dẫn về mặt văn hoá, nhưng vẫn còn rất hạn chế so với quyền lực mềm của Hoa Kỳ hay Châu Âu do những vấn đề khác của Trung Quốc như thiếu tự do tư tưởng, tham nhũng chính trị hay các vấn đề xung quanh eo biển Đài Loan.
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng có được những số liệu chứng tỏ việc cải thiện hình ảnh quốc gia rất rõ nét của Trung Quốc trên toàn thế giới. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy mức độ yêu mến Trung Quốc đang gia tăng trên toàn cầu. Theo kết quả khảo sát của Pew Research Center vào tháng Sáu năm 2005, hầu hết người dân châu Á trong khu vực được khảo sát (Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Indonesia, Libăng, Jordan và Ấn Độ) xem sự nổi dậy của Trung Quốc là một điều tích cực và tin rằng sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này là có lợi cho quốc gia của họ.[3] Cuộc thăm dò gồm 22 quốc gia của BBC World Service trong khoảng thời gian từ tháng Mười Một năm 2004 đến tháng Một năm 2005 cũng cho thấy Trung Quốc có được cái nhìn thiện cảm từ hầu hết các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia láng giềng của mình. Tỉ lệ người dân châu Á – được hỏi trong cuộc thăm dò – xem ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc “Chủ yếu là tích cực” gồm: 74% ở Libăng, 70% ở Philippines, 68% ở Indonesia, 66% ở Ấn Độ và 49% ở Hàn Quốc.[4]
Có nhiều yếu tố góp phần vào việc cải thiện hình ảnh quốc gia của Trung Quốc và sự gia tăng ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực châu Á. Yếu tố quan trọng nhất chính là sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Một yếu tố khác, ít rõ ràng hơn, nhưng lại quan trọng tương đương với sức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, chính là chính sách khu vực của Trung Quốc. Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng Trung Quốc đã và đang có sự thay đổi về quan điểm của mình đối với khu vực châu Á từ giữa những năm 1990: Trung Quốc xem châu Á như khu vực chiến lược trọng tâm và đã tích cực thi hành những chính sách khu vực đối với châu Á, điều mà Trung Quốc không hề thực hiện trước đây. Chẳng hạn, Trung Quốc đã bắt đầu tuyên truyền nhiều sáng kiến ngoại giao như “cường quốc có trách nhiệm”, “khái niệm an ninh mới”, “sự trỗi dậy và phát triển hoà bình” và “thế giới hoà hợp”, và kèm theo đó là “chính sách láng giềng tốt” để hỗ trợ các sáng kiến này. Những nỗ lực này đã giảm các mối lo ngại đối với Trung Quốc của các quốc gia láng giềng, và giúp đảm bảo cho sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một cường quốc khu vực.[5]
Bài viết xin nhấn mạnh rằng nhận thức của Trung Quốc về quyền lực mềm và việc ứng dụng quyền lực này vào các chính sách quốc gia chính là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự cải thiện hình ảnh nhanh chóng và sức ảnh hưởng đang gia tăng của quốc gia này trong khu vực châu Á, cùng với nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ và sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, khái niệm quyền lực mềm của Nye giành được một sự quan tâm rất lớn (mà chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau của bài viết), ngược với ở Hoa Kỳ, nơi mà giới học giả chính thống đã có những phản ứng hờ hững với vấn đề này. Thêm vào đó, kể từ thời kỳ Hồ Cẩm Đào nắm quyền, những cuộc tranh luận về quyền lực mềm đã trở thành vấn đề chính trong giới học giả cũng như giới truyền thông Trung Quốc. Như vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu quyền lực mềm của Trung Quốc để có thể hiệu được sự trỗi dậy của quốc gia này từ vị thế một cường quốc khu vực và những nỗ lực của nó để trở thành một cường quốc toàn cầu.
Để làm được điều này, đầu tiên, bài viết sẽ xem xét các cuộc tranh luận về quyền lực mềm và những nỗ lực để ứng dụng quyền lực này vào chính sách chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Thông qua việc phân tích này, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ lý thuyết về quyền lực mềm của Nye được đón nhận ở Trung Quốc như thế nào, và những nỗ lực của giới trí thức và giới làm chính sách Trung Quốc trong việc phát triển quyền lực mềm trở thành một chiến lược quốc gia được thực hiện ra sao. Sau đó, chúng ta nghiên cứu về các nguồn lực quyền lực mềm của Trung Quốc, tập trung vào ba mặt cốt lõi: Mô hình phát triển Trung Quốc (tức “Đồng thuận Bắc Kinh, sẽ được nêu chi tiết dưới đây), Chính sách đối ngoại Trung Quốc (tức “sự trỗi dậy và phát triển hoà bình”) và nền văn minh Trung Quốc.
Một vài thảo luận sơ qua về khái niệm quyền lực mềm là cần thiết. Hiện nay, không có một sự nhất trí chung nào về định nghĩa “quyền lực mềm” ở Trung Quốc. Trong tiếng Trung, từ “quyền lực mềm” (tiếng Anh: “soft power”) được dịch khác nhau, tuỳ vào từng học giả; trong số đó, ruanshili (nhuyễn thực lực), ruanquanli (nhuyễn quyền lực), ruanliliang (nhuyễn lực lượng), và ruanguoli (nhuyễn quốc lực) được sử dụng thường xuyên nhất. Sử dụng khái niệm về quyền lực mềm của Nye như một khung tham chiếu phổ quát, các học giả Trung Quốc đã biến đổi một ít so với định nghĩa ban đầu của quyền lực mềm do nhu cầu phát sinh. Theo Nye, quyền lực mà một quốc gia thực thi có thể chia thành hai loại: quyền lực cứng – chủ yếu bao gồm sức mạnh quân sự và kinh tế, và quyền lực mềm – tức “khả năng mong muốn đạt được điều mà quốc gia đó mong muốn nhờ sức lôi cuốn chứ không phải dựa vào sự ép buộc hay mua chuộc”. Quyền lực mềm cũng chủ yếu dựa trên ba nguồn lực chính sau: văn hoá, các giá trị và tư tưởng chính trị, chính sách đối ngoại. Quyền lực mềm ngày càng trở thành một phạm vi quyền lực quan trọng với sự ra đời của cuộc cách mạng thông tin và quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Quyền lực cứng và quyền lực mềm liên quan chặt chẽ đến nhau trong nhiều trường hợp, và do đó, việc phân biệt hai loại quyền lực này là rất khó trong quá trình thực tế của việc thực thi quyền lực.[6]
Các tranh luận về quyền lực mềm ở Trung Quốc
Một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng sự quan tâm đến quyền lực mềm đã tăng lên một cách đáng kể trong giới học giả ở Trung Quốc từ những năm 1990. Ông cũng lập luận rằng sự quan tâm và việc nghiên cứu lĩnh vực này của Trung Quốc đã vượt qua mọi quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ.[7] Ví dụ, ngay sau lần xuất bản đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1992 của cuốn “Bound to Lead” (1990; tạm dịch: Quyết tâm để dẫn đầu) được viết bởi Joseph Nye, Wang Huning – trưởng ban cố vấn của chủ tịch Giang Trạch Dân – đồng thời cũng là cựu giáo sư đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, đã có một bài viết trên Fudan University Journal (1993), nhấn mạnh vào sự cần thiết của Trung Quốc trong việc củng cố quyền lực mềm.[8] Năm 1997, Pang Zhongyin, một giáo sư Đại học Nam Khai đã đăng một bài viết trên tạp chí Chiến lược và Quản lý để giới thiệu về lý thuyết quyền lực mềm của Nye một cách chi tiết hơn.[9] Một chuyên gia nổi tiếng chuyên các vấn đề về Hoa Kỳ, Shen Jiru, cho đăng một bài báo khác trên Outlook Weekly vào năm 1999 để kêu gọi việc tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc.[10] Vào tháng Tám năm 2002, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (tiếng Anh: China Institute of International Studies; viết tắt: CIIS) tổ chức một hội thảo với chủ đề “Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”. Thêm vào đó, gần đây, đã xuất hiện những chỉ trích về lý thuyết của Nye, khẳng định rằng định nghĩa về quyền lực mềm của ông chỉ chủ yếu thích hợp với kinh nghiệm của Hoa Kỳ, và cho rằng cần có một định nghĩa về quyền lực mềm khác phù hợp hơn với tình hình của Trung Quốc.[11]
Trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào nắm quyền, những lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đã bắt đầu giành sự quan tâm rõ nét hơn trong việc tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc. Vào tháng Năm năm 2004, Bộ Chính trị ĐCSTQ tổ chức Hội thảo Chuyên đề Nghiên cứu Tập trung lần thứ 13 về vấn đề “Sự phát triển và thành tựu của Triết học và Khoa học Xã hội Trung Quốc”. Nền tảng của hội thảo nghiên cứu này chính là sự ra đời của “Đồng thuận Bắc Kinh” và sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ của thế giới đối với mô hình phát triển của Trung Quốc. Mặc dù chúng tôi không thể đưa ra kết luận cụ thể nào do thiếu thông tin về những gì thực sự đã được bàn luận tại cuộc hội thảo này, nhưng một báo cáo của Trung Quốc đã lập luận rằng việc tổ chức cuộc hội thảo này là rất quan trọng, vì nó chính là một minh chứng cho việc “các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vào thời điểm này, đã bắt đầu theo đuổi việc củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc từ một góc nhìn chiến lược”.[12]
Mãi đến cuối những năm 1990, những nhà trí thức Trung Quốc mới thảo luận về lý thuyết sức mạnh mềm trong mối tương quan đến chính sách quốc gia của Trung Quốc. Với việc sức mạnh quốc gia của Trung Quốc được khuếch trương cùng nền kinh tế tăng tưởng nhanh chóng, thế giới đã chú ý đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, và người Trung Quốc cũng giành một sự quan tâm lớn hơn tới những vấn đề toàn cầu. Khác với trước đây, các phương tiện truyền thông báo chí lớn [ở Trung Quốc] đã bắt đầu tường thuật rộng rãi về các vấn đề toàn cầu; kết quả là, những cuộc thảo luận tích cực về các vấn đề này cũng như về chính sách đối ngoại không chỉ diễn ra ở cấp độ trung ương, mà còn diễn ra trong tầng lớp xã hội đại chúng. Những yếu tố phức hợp này đã thúc giục những sự thay đổi trong ý thức tự giác của người dân Trung Quốc và trong cách chính phủ Trung Quốc thực hiện việc tự đánh giá [quốc gia của mình]. [13] Thái độ của dư luận quốc tế về Trung Quốc cũng được cải thiện, với một sự kiện mấu chốt là sự phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 – 1998: trong suốt cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh đã duy trì mệnh giá cố định cho đồng Nhân dân tệ (NDT), và đóng góp vào quỹ bình ổn giành cho các quốc gia bị ảnh hưởng.[14]
Với những bước phát triển trên, các nhà trí thức Trung Quốc cố gắng để đưa ra một chiến lược quốc gia mới nhằm hỗ trợ sự trỗi dậy của Trung Quốc từ một cường quốc khu vực trở thành cường quốc toàn cầu. Khái niệm về “sức mạnh tổng hợp quốc gia” (zonghe guoli– tổng hợp quốc lực) cũng xuất hiện vào cuối thập niên 1990; và khi quyền lực mềm được công nhận rộng rãi là một bộ phận quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia, các học giả Trung Quốc đã xem việc củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc như một mục tiêu quốc gia hàng đầu. Việc đánh giá này được ghi nhận kĩ càng trong các nghiên cứu, bao gồm các cụm từ như “sức mạnh tổng hợp quốc gia” và “đại chiến lược” (dazhanlüe) được nhắc đến trong tên của các đề tài nghiên cứu này. Ví dụ, vào năm 1999, Huang Shuofeng công bố cuốn Lý thuyết về Sức mạnh Tổng hợp Quốc gia, và được công nhận rộng rãi như một thành tựu tiên phong trong lĩnh vực này. Trong cuốn sách, Huang mô tả “sức mạnh tổng hợp quốc gia” là sự tổng hợp của quyền lực cứng (tức sức mạnh kinh tế, sức mạnh về khoa học và công nghệ, khả năng phòng thủ quốc gia và khả năng về tài nguyên thiên nhiên) và quyền lực mềm (tức cấu trúc chính trị, bộ máy lãnh đạo chính phủ, quyền ra quyết định, khả năng tổ chức quản lý và khả năng phối hợp cải cách). Những nghiên cứu sau đó của những học giả Trung Quốc tiêu biểu đã tiếp tục phát triển việc nghiên cứu chiến lược quốc gia của Trung Quốc, bao gồm quyền lực mềm.[15]
Các cuộc tranh luận về quyền lực mềm ở Trung Quốc thường rơi vào một trong hai phạm trù sau: (1) lý thuyết về quyền lực mềm như là một chiến lược phát triển quốc gia, và (2) lý thuyết về quyền lực mềm như là một chính sách đối ngoại. Phạm trù (1) chủ yếu bàn về cải cách thể chế cần thiết cho phát triển kinh tế, trong khi phạm trù (2) tập trung vào việc thiết lập chính sách đối ngoại phù hợp với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một số học giả Trung Quốc nhấn mạnh việc củng cố quyền lực mềm như một công cụ để giải quyết các vấn đề trong nước của Trung Quốc, bắt nguồn từ việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế một cách mù quáng trong những thập niên gần đây. Ye Zicheng, giáo sư Đại học Bắc Kinh, lập luận rằng Trung Quốc nên củng cố quyền lực mềm ở lĩnh vực chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại để tránh dẫm vào vết xe đổ của Liên Xô. Theo ý kiến của ông, Liên Xô đã sụp đổ do sự suy yếu của sức mạnh mềm và dẫn đến việc giảm sức ảnh hưởng trên trường quốc tế, mặc dù vào thời điểm đó, Liên Xô là quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới và sánh ngang với Hoa Kỳ. Ye đề nghị đưa ra “đổi mới thể chế” ở mọi lĩnh vực (đặc biệt là ở các cơ quan chính trị, kinh tế và văn hoá) như một biện pháp để tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc.[16]
Tương tự, Pang Zhongying thừa nhận rằng quyền lực mềm được mặc định là không thể thiếu đối với một quốc gia để trở thành cường quốc toàn cầu, và là nền tảng của một nền quản trị tốt. Pang cho rằng Trung Quốc cần thực hiện một số biện pháp nhằm cải thiện cách quản trị đất nước: dân chủ xã hội chủ nghĩa, hợp lý hoá cơ cấu kinh tế và những nỗ lực để cải thiện sự bất bình đẳng và bất cân bằng kinh tế.[17] Theo China’sInternational Status Report 2005 (Báo cáo Địa vị Quốc tế của Trung Quốc năm 2005), hai nhà nghiên cứu Zhang Youwen và Huang Renwei tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải đã lần đầu xem quyền lực mềm là một trong những tiêu chí để đánh giá sự gia tăng sức mạnh quốc gia của Trung Quốc. Trong báo cáo của mình, họ chỉ rõ rằng quyền lực mềm của Trung Quốc tăng vào năm 2004 chủ yếu nhờ vào những nỗ lực mới nhằm xây dựng thể chế. Những nỗ lực này bao gồm việc sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ tài sản tư, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và việc xây dựng hệ thống pháp luật.[18]
Tuy nhiên, các cuộc tranh luận về quyền lực mềm thường chủ yếu tập trung vào chính sách đối ngoại. Bước vào thời kỳ Hồ Cẩm Đào nắm quyền, xuất hiện những yêu cầu phổ quát rằng Trung Quốc phải củng cố quyền lực mềm lẫn quyền lực cứng để phát triển thành một cường quốc toàn cầu. Như đã đề cập, khái niệm “quyền lực mềm” đã giành được một sự chú ý rất lớn; những cuộc thảo luận về quyền lực mềm không chỉ giới hạn trong những bài nghiên cứu học thuật, mà còn xuất hiện trên báo và tạp chí.[19] Đặc biệt, sự ra đời của thuyết Trỗi dậy hoà bình vào năm 2003 và Đồng thuận Bắc Kinh vào năm 2004 đã góp phần quyết định khiến việc sử dụng lý thuyết quyền lực mềm trở thành một xu hướng trên toàn quốc.
Trong thực tế, ngay cả trước thời kỳ Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã có những nỗ lực liên quan đến chủ đề này, mặc dù khái niệm cụ thể cho “quyền lực mềm” chưa được sử dụng lúc này. Các ví dụ dễ thấy nhất bao gồm “khái niệm mới về trật tự chính trị – kinh tế quốc tế”, phát triển từ Năm Nguyên tắc Chung sống Hoà bình trong thời kỳ Mao Trạch Đông và chỉ trích trật tự quốc tế do Hoa Kỳ dẫn dắt. Các ví dụ khác bao gồm “khái niệm an ninh mới” – chỉ trích các biện pháp an ninh truyền thống (ví dụ như NATO và liên minh Mỹ – Nhật) và “lý thuyết cường quốc có trách nhiệm” – dùng để lập luận chống lại quan điểm áp đặt là Trung Quốc đã phá hoại hệ thống quốc tế, đồng thời khái niệm này cho rằng Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm về hành động của mình trong cộng đồng quốc tế. Các học thuyết khác được đưa ra bao gồm “Thuyết cơ hội Trung Quốc” và “Thuyết đóng góp của Trung Quốc”, về cơ bản là những lý thuyết đối phó với “Thuyết mối đe doạ Trung Quốc” và “Thuyết sự sụp đổ của Trung Quốc”.[20] Hơn thế nữa, Trung Quốc đã theo đuổi nhiều chính sách ngoại giao để hỗ trợ mục tiêu trên, mà chính sách của nước này đối với Châu Phi chính là một minh chứng tiêu biểu.[21] Những cuộc thảo luận về quyền lực mềm trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào đã được hệ thống hoá rõ nét hơn nhờ những nỗ lực mới, trong đó điển hình là đề xuất về “thuyết trỗi dậy hoà bình” và “thế giới hoà hợp”, cũng như việc củng cố chính sách ngoại giao công chúng.
Xét về khía cạnh của một chiến lược ngoại giao, quyền lực mềm sẽ có hai hướng sau. Hướng thứ nhất là giải thích cho việc làm thế nào để đối phó với cái gọi là quyền lực mềm của Hoa Kỳ thông qua các biện pháp đối phó thích hợp; hướng thứ hai sẽ nêu chi tiết các biện pháp đối ngoại dùng để giúp Trung Quốc nổi lên như một cường quốc toàn cầu.
Các học giả Trung Quốc – những người đã thận trọng hơn với những tác động tiêu cực của quyền lực mềm Hoa Kỳ đối với Trung Quốc – đã đề xuất cần đối đầu trực tiếp với vấn đề này. Họ tập trung vào thực tế rằng chiến lược quyền lực mềm của Hoa Kỳ đã đóng một vai trò rất lớn trong sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Trong thời đại của thông tin và toàn cầu hoá, họ lập luận rằng việc tăng cường bá quyền văn hoá Mỹ và truyền bá các giá trị của nước này thông qua Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng chính là những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Các học giả Trung Quốc đã xem việc này như một mưu đồ của Hoa Kỳ nhằm thực hiện “diễn biến hoà bình” (heping yanbian). Để chống lại những “mưu đồ” này, họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc củng cố việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tiến hành các chính sách để bảo vệ văn hoá truyền thống Trung Quốc.[22]
Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những học giả này xem lý thuyết quyền lực mềm của Nye như một sự phản ánh về tham vọng của Hoa Kỳ trong việc duy trì sự lãnh đạo bá quyền trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, đồng thời mạnh mẽ chỉ trích bài viết được đăng trên Wall Street Journal vào năm 2005 của Nye. Như đã đề cập trước đó, trong bài viết này, Nye cảnh báo về sự gia tăng nhanh chóng của quyền lực mềm Trung Quốc tại khu vực châu Á và kêu gọi Hoa Kỳ đối đầu trực tiếp với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những học giả Trung Quốc cho rằng Nye đã đánh giá quá cao quyền lực mềm của Trung Quốc, và xem lý thuyết của Nye chung qui chẳng khác gì với “phiên bản quyền lực mềm của thuyết mối đe doạ Trung Quốc” – cái mà đối với những học giả này chỉ để giúp Hoa Kỳ có cớ kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.[23]
Mặt khác, đối với những học giả Trung Quốc nghiên cứu về vấn đề chính trị quốc tế, việc củng cố quyền lực mềm ở cấp độ chiến lược là cần thiết để Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu. Theo những học giả này, sự nổi lên của Trung Quốc trong vai trò một cường quốc khu vực đã trở thành một thực tế được công nhận bởi cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được xem là minh chứng rõ ràng cho thực tế này. Kết quả là, các học giả Trung Quốc rút ra kết luận rằng mục tiêu ngoại giao của Trung Quốc đã thay đổi dựa vào sự bành trướng của sức mạnh quốc gia và sự trỗi dậy trong vai trò lãnh đạo toàn cầu [của Trung Quốc]. Với việc được chấp thuận tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mục tiêu ngoại giao hoà nhập vào cộng đồng quốc tế của Trung Quốc trước đây đã trở thành hiện thực. Giờ đây, mục tiêu chính của Trung Quốc chính là đảm bảo tiếng nói của mình trong quá trình lập nên những quy định quốc tế mới và hình thành những chính sách lớn của khu vực và quốc tế.[24]
Về vấn đề này, họ cho rằng hiện nay Trung Quốc phải đối mặt với hai thách thức mới. Thách thức đầu tiên là Trung Quốc phải gạt đi mối e ngại về “lý thuyết mối đe doạ Trung Quốc” và thuyết phục cộng đồng quốc tế – đặc biệt là những quốc gia châu Á – rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là một sự thật hiển hiện và đáng mong muốn. Thách thức thứ hai là đảm bảo tiếng nói của Trung Quốc trong cộng đồng thế giới bằng cách gánh vác các trách nhiệm quốc tế. Hai nhiệm vụ này liên quan chặt chẽ đến việc củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc. Khi xem xét những nhiệm vụ này, hầu hết các học giả Trung Quốc đều đồng ý rằng để trở thành một cường quốc toàn cầu, Trung Quốc cần củng cố quyền lực mềm của mình.[25]
Quyền lực mềm của Trung Quốc: Nguồn lực và triển vọng
Ngày nay, quyền lực mềm của Trung Quốc phụ thuộc vào ba nguồn lực sau: mô hình phát triển Trung Quốc, chính sách đối ngoại tập trung vào thuyết trỗi dậy hoà bình hoặc phát triển hoà bình, và cuối cùng là nền văn minh Trung Quốc.
Đồng thuận Bắc Kinh và Mô hình phát triển Trung Quốc
Khái niệm Đồng thuận Bắc Kinh được đưa ra lần đầu bởi Joshua Cooper Ramo – cố vấn cấp cao của Công ty đầu tư Goldman Sachs và là giáo sư thỉnh giảng của đại học Thanh Hoa – trong một báo cáo nghiên cứu mang tên “Đồng thuận Bắc Kinh” được xuất bản vào tháng Năm năm 2004 tại Trung tâm Chính sách Đối Ngoại (thuộc Văn phòng Thủ tướng Anh Quốc). Kể từ đó, khái niệm này nhận được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế nhờ các bản tin của những phương tiện truyền thông có uy tín ở nước ngoài. Bản báo cáo của Ramo tóm tắt về cơ sở quyền lực mới của Trung Quốc, tuyên bố rằng Trung Quốc đã trở thành một đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ về phương diện sức mạnh tổng hợp quốc gia. Hơn thế nữa, ông lập luận rằng Đồng thuận Bắc Kinh đang bắt đầu thay thế Đồng thuận Washington, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển.[26]
Theo Ramo giải thích, Đồng thuận Bắc Kinh gồm ba công thức sau: (1) mô hình phát triển Trung Quốc dựa trên sự đổi mới, (2) mô hình phát triển Trung Quốc xem phát triển bền vững và sự bình đẳng là những ưu tiên hàng đầu; và (3) Trung Quốc sẽ đấu tranh cho sự tự quyết trong chính sách đối ngoại.[27] Đồng thuận Bắc Kinh, tương tự với Đồng thuận Washington, không những chỉ tập trung về kinh tế, mà còn tập trung vào các vấn đề chính trị, xã hội và ngoại giao. Ramo lập luận rằng, với vai trò là một mô hình phát triển mới, Đồng thuận Bắc Kinh đem đến hi vọng cho những quốc gia đang phát triển đang ở trong giai đoạn của một tình trạng quốc tế thiếu chắc chắn: sự sụp đổ của Đồng thuận Washington, sự đổ vỡ các cuộc đàm phát của Tổ chức Thương mại Thế giới và sự sụp đổ của nền kinh tế Achentina.[28] Như vậy, theo quan điểm của Ramo, thay vì áp dụng rập khuôn những chính sách của cái gọi là chủ nghĩa tự do mới để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như Đồng thuận Washington đã làm, các chính sách phát triển của Trung Quốc hiệu quả và thiết thực hơn cho các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi và các quốc gia đang phát triển.
Tuy vậy, “Đồng thuận Bắc Kinh” của Ramo lại đáng thất vọng về nội dung. Trên thực tế, hầu hết mọi người để ý đến Đồng thuận Bắc Kinh không phải do những gì mà Đồng thuận này đề cập tới, mà do Đồng thuận Bắc Kinh dường như được dùng để đối phó với khái niệm Đồng thuận Washington. Khi xem xét lại nguyên tắc (1) của Đồng thuận Bắc Kinh, chúng ta nhận thấy nó chỉ đơn giản nhắc lại rằng: bước vào thời kỳ Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc tập trung vào sự đổi mới. Nguyên tắc (2) cũng lặp lại từng chữ một chiến lược kinh tế mà Trung Quốc thực hiện trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào, từ bỏ chính sách ưu tiên phát triển kinh tế trước đó và đưa ra chiến lược phát triển cân bằng dựa vào một “khái niệm khoa học về phát triển”. Sự phát triển bền vững và cân bằng mà Ramo đề cập tới chỉ đơn giản là bản tóm tắt của chiến lược này. Nguyên tắc (3) (tức sự tự quyết) cũng chỉ là một danh mục của các chính sách đối ngoại độc lập được Trung Quốc chính thức đưa ra vào năm 1982. Như vậy, khái niệm “Đồng thuận Bắc Kinh” của Ramo không những không đưa ra được gì mới, mà nó còn có vẻ như một biện pháp “giấu tay” dùng để tuyên truyền lập trường chính thức của Trung Quốc.
Khi khái niệm Đồng thuận Bắc Kinh của Ramo ra mắt, nó nhận được sự theo dõi rộng rãi của truyền thông Trung Quốc và có thêm nhiều bài phân tích học thuật về vấn đề này. Các quan điểm chính thống ở Trung Quốc đón nhận khái niệm Đồng thuận Bắc Kinh; và khi Đồng thuận Bắc Kinh giành được sự công nhận rộng rãi của quốc tế, một số quốc gia đã bắt đầu chấp nhận nó như là một mô hình phát triển phổ biến áp dụng được cho các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba. Các học giả Trung Quốc có xu hướng xem các đánh giá tích cực này như một dấu hiệu của sự gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc.[29] Thực tế rằng lực lượng chủ yếu phổ biến về khái niệm “Đồng thuận Bắc Kinh” không phải là chính phủ Trung Quốc hay học giả Trung Quốc, mà là các học giả nước ngoài và các phương tiện truyền thông nước ngoài, chính là một dấu hiệu rất đáng khích lệ. Tình huống này khiến chúng ta liên tưởng đến trường hợp của Chalmers Johnson. Johnson đã tóm tắt lại kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và giới thiệu với thế giới rằng đó là “mô hình nhà nước phát triển tư bản chủ nghĩa”; và Nhật Bản (đặc biệt là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp [MITI]) đã ủng hộ nhiệt liệt việc làm này của Johnson.[30]
….
Chính sách đối ngoại: Các lý thuyết về Trỗi dậy Hoà bình và Phát triển Hoà bình
Nền văn minh Trung Quốc
Kết luận
Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Quyen luc mem TQ – Tranh luan, nguon luc va trien vong.pdf
[1] David M. Lampton, “China’s Rise in Asia Need Not Be at America’s Expense,” in Power Shift: China and Asia’s New Dynamics, ed. David Shambaugh (Berkeley: University of California Press, 2005), pp. 317–19; Shambaugh, “Return to the Middle Kingdom? China and Asia in the Early Twenty-First Century,” in ibid., p. 25; Robert G. Sutter, China’s Rise in Asia: Promises and Perils (Lanham: Rowman & Littlefield, 2005), p. 201.
[2] Bates Gill and Yanzhong Huang, “Sources and Limits of Chinese ‘Soft Power’,” Sur- vival 48:2 (Summer 2006), pp. 18–19, 22; Joshua Kurlantzick, “The Decline of American Soft Power,” Current History (December 2005), pp. 422–23; Jean A. Garrison, “China’s Prudent Cultivation of ‘Soft’ Power and Implications for U.S. Policy in East Asia,” Asian Affairs: An American Review 32:1 (2005), pp. 25–30.
[3] Pew Research Center, “American Character Gets Mixed Reviews” (2005), pp. 33–34.
[4] <http://www.pipa.org/OnlineReports/China/China_Mar05/China_Mar05_rpt.pdf>, truy cập July 25, 2006.
[5] Jianwei Wang, “China’s Multilateral Diplomacy in the New Millennium,” in China Rising: Power and Motivation in Chinese Foreign Policy, eds. Yong Deng and Fei-Ling Wang (Lanham: Rowman & Littlefield, 2005), pp. 159–200; Zhang Yunling and Tang Shiping, “China’s Regional Strategy,” in Power Shift, ed. Shambaugh, pp. 48–68.
[6] Joseph S. Nye, Jr., Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. x, 7, 18–19, 30–32.
[7] Liu Debin, “Ruanshilishuode Youlai yu Fazhan” [The origin and the development of soft power], Jilindaxue Shehuikexue Xuebao [Jilin University Journal of Social Science] 4 (2004), p. 55.
[8] Như trên, p. 60.
[9] Pang Zhongying, “Guoji Guanxi Zhongde Ruanliliang Jiqita” [Soft power and others in international relations], Zhanlüe yu Guanli [Strategy and Management] 2 (1997), pp. 49–51.
[10] Shen Jiru, “Buneng Hushi Zengqiang Woguode Ruanshili” [Can’t neglect strengthen- ing our country’s soft power], Liaowang [Outlook Weekly] 41 (October 1999), pp. 12–13.
[11] Pang Zhongying, “Zhongguo Ruanliliangde Neihan” [Connotation of China’s soft power], Như trên, 45 (November 2005), p. 62.
[12] Yang Taoyuan, “Tisheng Zhongguo Ruanshili” [Raising China’s soft power], Như trên, 23 (June 2004), pp. 14–15.
[13] Zhang Jianjing, Zhongguo Jueqi [Rise or else: China’s road to a great power] (Beijing: Xinhua chubanshe, 2005), pp. 126–27.
[14] Lampton, “China’s Rise in Asia,” p. 307.
[15] Hu Angang, Zhongguo Fazhan Qianjing [China’s development prospects] (Hangzhou: Zhejiang renmin chubanshe, 1999); idem, Zhongguo Dazhanlüe [The grand strategy of China] (Hangzhou: Zhejiang renmin chubanshe, 2003); idem, Zhongguo: Xin Fazhanguan [China: New development strategy] (Hangzhou: Zhejiang renmin chubanshe, 2004); Hu Angang and Yang Fan, eds., Daguo Zhanlüe [Great power’s strategy] (Shenyang: Liaoning renmin chubanshe, 2000); Hu Angang and Men Honghua, eds., Zhongguo: Dongya Yitihua Xinzhanlüe [China’s new strategy for East Asia integration] (Hangzhou: Zhejiang renmin chubanshe, 2005); Men Honghua, ed., Zhongguo: Daguo Jueqi [The rise of modern China] (Hangzhou: Zhejiang ren- min chubanshe, 2004); idem, Goujian Zhongguo Dazhanlüede Kuangjia [China’s grand strat- egy: A framework analysis] (Beijing: Peking University Press, 2005); Ye Zicheng, Zhongguo Dazhanlüe [The grand strategy of China] (Beijing: Zhongguo shehuikexue chubanshe, 2003); Yan Xuetong and Sun Xuefeng, eds., Zhongguo Jueqi Jiqi Zhanlüe [The rise of China and its strategy] (Beijing: Peking University Press, 2005).
[16] Ye, Zhongguo Dazhanlüe, pp. 116–17.
[17]Pang Zhongying, “Fazhan Zhongguo Ruanliliang” [Developing China’s soft power], Liaowang 1 (January 2006), p. 63.
[18] Zhang Youwen and Huang Renwei, eds., 2005 Zhongguo Guoji Diwei Baogao [China’s international status report 2005] (Beijing: Remnin chubanshe, 2005), pp. 273–80.
[19] Liu, “Ruanshilishuode Youlai Yu Fazhan,” p. 60.
[20] Thuyết đóng góp của Trung Quốc cho rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Châu Á và thế giới, cải thiện phân công lao động toàn cầu một cách hợp lý, và đóng góp vào việc giải quyết vấn đề nghèo đói toàn cầu. Trong khi đó, thuyết cơ hội Trung Quốc cho rằng tiềm năng của Trung Quốctrong vai trò một thị trường quốc tế lớn mang lại cho các nước khác cơ hội thương mại và đầu tư. Men, Goujian Zhongguo Dazhan- lüede Kuangjia, pp. 19–21.
[21] Drew Thompson, “China’s Soft Power in Africa: From the ‘Beijing Consensus’ to Health Diplomacy,” China Brief 5:21 (2005), pp. 1– 4.
[22] Zhan Dexiong, “Ruanshilide Hanyi Yiji Dui Woguode Qishi” [Implication of soft power and its meaning to China], Zhongguo Zhengdang Ganbu Luntan [China Party Cadre Forum] 7 (2004), pp. 37–39; Zhang Shan, “Baquanzhuyide Ruanliliang He Yingliliang” [He- gemony’s soft power and hard power], Lilun Tansuo [Theory Exploration] 1 (2000), pp. 4–6; Zhao Changmao, “Zhongguo Xuyao Ruanshili” [China needs soft power], Liaowang 23 (June 2004), p. 1; Dong Liren, Kou Xiaoyu, and Chen Rongde, “Guanyu Zhongguode Ruanshili Jiqi Tishengde Sikao” [A consideration on China’s soft power and its rise], Tansuo [Seek] 1 (2005), pp. 143–46; Huang Renwei, “Lun Zhongguo Jueqide Guoneiwai Huanjing Zhiyue” [A discussion on domestic and international constraints on China’s rise], Shehui Kexue [Social Science] 2 (2003), pp. 5–12.
[23]Zhang Chi, “Zhongguo Weixielun Xinbanben” [A new version of China threat the- ory], Renminwang [Peopledaily.com], January 26, 2006, <http://world.people.com.cn/GB/ 4064869.html>, truy cập January 27, 2006.
[24] Yan and Sun, Zhongguo Jueqi Jiqi Zhanlüe, p. 5.
[25] Wang Yuchen, “Lüelun Beijing Gongshi Dui Tisheng Zhongguo Ruanshilide Qidi” [A brief discussion on the Beijing consensus and its effect on the rise of China’s soft power], Zhongnan Caijing Zhengfa Daxue Xuebao [Journal of Zhongnan University of Economics and Law] 1 (2005), pp. 3–8; Deng Xianchao, “Qiaoran Jueqide Zhongguo Ruanshili” [Softly rising China’s soft power], Pandeng [Ascent] 6 (2005), pp. 89–93; Ruan Zongze, “Shixian Zhongguo Waijiao Huayuquan” [Realizing China’s rights to speak in diplomacy], Liaowang 32 (August 2005), pp. 26–28.
[26] Joshua Cooper Ramo, Beijing Consensus (London: Foreign Policy Center, 2004), pp. 3–4. Đồng thuận Washington là một thuật ngữ do John Williamson đưa ra tại Viện Kinh tế Quốc tế năm 1990. Williamson đề xuất một loạt các chính sách để giải quyết cácvấn đề kinh tế của Mỹ Latinh, bao gồm cải cách thuế, tự do hóa lãi suất, một cơ chế tỉ giá hối đoái cạnh tranh, tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phi điều tiết hóa. Kể từ đó Đồng thuận Washington đã trở nên đồng nghĩa với các chính sách “tân tự do” phản ánh quan điểm của Hoa Kỳ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, vv…John Williamson, “What Should the World Bank Think about the Washington Consensus?” World Bank Research Observer 15:2 (August 2000), pp. 251–64; John Williamson, “A Short History of the Washington Consensus,” paper commissioned by Fundaci CIDOB for a conference, “From the Washington Consensus towards a New Global Governance,” Barcelona, September 24, 2004.
[27] Như trên, pp. 11–12.
[28] Như trên, p. 60.
[29] Yu Keping, Huang Ping, Xie Shuguang, and Gao Jian, eds., Zhongguo Moshi Yu Bei- jing Gongshi: Chaoyue Huashengdun Gongshi [China model and the Beijing consensus: Beyond the Washington consensus] (Beijing: Shehuikexue wenxian chubanshe, 2006); Huang Ping and Cui Zhiyuan, eds., Zhongguo Yu Quanqiuhua: Huashengdun Gongshi Haishi Beijing Gongshi [China and globalization: The Washington consensus, the Beijing consensus, or what?] (Bei- jing: Shehuikexue wenxian chubanshe, 2005); Zhang Jianjing, “Beijing Gongshi Yu Zhong- guo Ruanshilide Tisheng” [Beijing consensus and rise of China’s soft power], Dangdai Shijie Yu Shehuizhuyi [Contemporary World and Socialism] 5 (2004), pp. 10–14; Tian Chunsheng, “Huashengdun Gongshi Yu Beijing Gongshi Bijiao Chutan” [A preliminary comparison be- tween Washington consensus and Bejing consensus], Jingji Shehui Tizhi Bijiao [Comparative Studies of Economic and Social System] 2 (2005), pp. 77–80; Zhou Jianjun and He Hengyuan, “Zhongguo Zhuanxingde Shijie Yiyi” [Global meaning of China’s transition], Shijie Jingji Yu Zhengzhi Luntan [World Economy and Politics Forum] 1 (2005), pp. 72–75.
[30] Chalmers Johnson, “The Developmental State: Odyssey of a Concept,” in The Develop- mental State, ed. Meredith Woo-Cumings (Ithaca: Cornell University Press, 1999), pp. 32–60.