#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ

Print Friendly, PDF & Email

US-China-Energy-2

Nguồn: Michal Meidan (2014). “The Implications of China’s Energy-Import Boom”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 179-200.

Biên dịch: Chu Minh Châu | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Từ cuối thập niên 1990, việc đảm bảo tiếp cận nguồn dầu mỏ nước ngoài lớn hơn nữa là trọng tâm của cuộc tranh luận tại Trung Quốc khi mà sự  phụ thuộc ngày càng lớn của quốc gia này vào dầu mỏ nhập khẩu đã trở thành một thực tế tất yếu. Các viện nghiên cứu và các cố vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuốn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến các nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài cho Trung Quốc và hoạch định chính sách để giảm thiểu những rủi ro đó.

Tuy nhiên, như cuộc tranh luận đã cho thấy, rõ ràng việc đảm bảo nguồn cung dầu chỉ là một phần của vấn đề. Cán cân tổng thể về cung cầu năng lượng, tác động của việc nhà nước kiểm soát giá cả và can thiệp hành chính trong thị trường nội địa, cũng như sự yếu kém của các cơ chế quản lý ngành công nghiệp năng lượng đều được xem là những vấn đề quan trọng không kém, thậm chí còn cấp bách hơn. Từ năm 2000 đến năm 2004, một loạt sự kiện đã làm nổi bật các khía cạnh khác nhau của tình trạng bấp bênh về an ninh năng lượng của Trung Quốc, đồng thời cùng với sự thay đổi lãnh đạo tại Bắc Kinh rốt cục đã dẫn đến sự thay đổi trong lựa chọn chính sách năng lượng.

Bài viết này phân tích sự thay đổi nhận thức trong nước về các nguồn gốc gây mất an ninh năng lượng của Trung Quốc và những lựa chọn chính sách đi kèm. Mặc dù an ninh dầu mỏ trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình hoạch định chính sách vào đầu những năm 2000, chứ không phải vào giữa những năm 1990 khi Trung Quốc trở thành nước nhập ròng dầu thô, nhưng vấn đề này đã nhanh chóng bị thế chỗ bởi những mối quan tâm trong nước. An ninh dầu mỏ sau đó chỉ ảnh hưởng chứ không chi phối các lựa chọn chiến lược của Trung Quốc.

Gia tăng nhập khẩu dầu làm nổ ra một cuộc tranh luận ở Trung Quốc

Cho đến giữa thập niên 1990, Trung Quốc không cần một chính sách nào về đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng từ nước ngoài. Cơ chế tự cung tự cấp trên thực tế của nhà nước là bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp dầu khí của nước này tương đối tách biệt với thị trường dầu mỏ quốc tế, và sự biến động giá cả có tác động rất ít hoặc không đáng kể đến ngành công nghiệp này của Trung Quốc. Chỉ từ sau năm 1993, khi Trung Quốc trở thành nước nhập ròng các sản phẩm dầu, và thậm chí nhập ròng còn tăng lên kể từ năm 1997, khi lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng vọt một cách bất ngờ, Bắc Kinh mới quan tâm tới vấn đề an ninh năng lượng. Tuy nhiên, các phân tích về vấn đề này lúc bấy giờ của người Trung Quốc lại chủ yếu tập trung vào nhu cầu cải cách thị trường của ngành công nghiệp năng lượng nội địa.[1] Trong những năm 1990, thuật ngữ “an ninh năng lượng” chưa từng xuất hiện trong các văn bản chính sách chính thức của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi lượng dầu nhập khẩu tăng dần, thì vấn đề phụ thuộc vào nước ngoài bắt đầu nổi lên trong chương trình nghị sự chính trị. Đến cuối năm 1999, sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng lên 26%. Ở mức độ này, ngành công nghiệp năng lượng trong nước ngày càng chịu ảnh hưởng từ những thay đổi trên thị trường quốc tế.[2] Lượng dầu nhập khẩu tăng gấp đôi từ 36 triệu tấn lên 70 triệu tấn trong năm 2000, và giá dầu quốc tế tăng vọt từ mức trung bình $15 một thùng năm 1999 lên mức cao mới là $25 và $30 lần lượt trong các năm 2001 và 2003.[3] Với số liệu phụ thuộc nhập khẩu leo dốc đến mức gần 40% trong cùng khoảng thời gian đó, mức độ thiệt hại nền kinh tế Trung Quốc phải gánh chịu nằm ở mức cao.[4] Cho đến năm 2003, với mỗi một đồng đô la tăng lên cho mỗi thùng dầu, Trung Quốc phải trả thêm khoảng 540 triệu đô la cho nhập khẩu.[5] Điều này đã làm gia tăng sự chú ý trong nước về sức ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế đến thị trường dầu mỏ của Trung Quốc.[6]

Sự gia tăng các cố vấn chính sách

Do chỉ tiếp xúc rất ít với chính trị quốc tế về năng lượng trước đó, Trung Quốc đã phải đối mặt với một sự khởi đầu khó khăn khi phải đối phó với những thách thức đến từ lượng nhập khẩu tăng vụt, cùng với xu hướng gia tăng đầu tư ra nước ngoài của các công ty năng lượng trong nước. Những người đứng đầu đất nước bắt đầu ngày càng phụ thuộc vào các trí thức đầu đàn và các bên liên quan trong ngành công nghiệp khi cân nhắc đưa ra các quyết định chính sách. Với số đông chủ thể tham gia vào việc xây dựng chính sách năng lượng, những ý kiến ​​về chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc cũng gia tăng. Các nhóm quyền lực nhất trong việc hoạch định chính sách là các công ty dầu quốc gia, chủ yếu là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc; các cơ quan chính phủ như Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (sau này là Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia) và Ủy ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia; và ở mức độ thấp hơn, là quân đội Trung Quốc và Bộ Ngoại giao.

Tại thời điểm nhập khẩu của Trung Quốc tăng vọt một cách bất ngờ, giới chức lãnh đạo ngay từ đầu đã tìm đến các cố vấn đáng tin cậy của mình để nghe những phân tích và khuyến nghị của họ về an ninh năng lượng, đặc biệt là những thách thức đối với ngành năng lượng của Trung Quốc. Năm 1997, giới lãnh đạo cấp cao đã giao việc nghiên cứu về an ninh năng lượng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, công ty dầu mỏ và khí đốt lớn nhất trên cả nước.[7] Ngay trong năm sau đó, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, một tổ chức trực thuộc Quốc vụ viện, cũng nghiên cứu về vấn đề này.[8] Tháng 1/2000, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã tập hợp các chuyên gia hàng đầu từ các công ty dầu mỏ quốc gia, cùng các Viện nghiên cứu chính sách về chính phủ, quân đội và kinh tế, để thảo luận về viễn cảnh nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc trong thế kỉ 21.[9]

(Vui lòng download bài để xem hình)

Hình 1: Sản xuất và tiêu thụ dầu trong nước của Trung Quốc

Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Dầu mỏ và Khí đốt, thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên, đã tiến hành một nghiên cứu về sự phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc và đã trình cấp lãnh đạo trung ương theo đề nghị của Phó Thủ tướng Ôn Gia Bảo.[10] Trong năm tiếp theo, cuộc tranh luận đã được mở rộng tới nhiều tổ chức hơn, trong đó có Viện Nghiên cứu Năng lượng của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Các nhà nghiên cứu của Viện đã tập trung vào các vấn đề từ ‘phía cầu’, chẳng hạn như tính hiệu quả năng lượng, hơn là các chính sách ‘phía cung’, và ủng hộ việc chuyển cơ cấu năng lượng từ chủ yếu dựa vào than đá của Trung Quốc sang mô hình phát triển bền vững được chi phối bởi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.[11]

Cuộc tranh luận cũng mở rộng ra khía cạnh khác của hệ thống hành chính. Nhiều phòng ban của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc đã đóng góp vào cuộc tranh luận.[12] Các viện nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ yếu tập trung vào an ninh nguồn cung dầu mỏ, và đưa ra những đánh giá và khuyến nghị chính sách về cách đối phó với vấn đề an ninh năng lượng một cách toàn diện hơn. Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cơ quan chuyên nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, đã trở thành một trong những tổ chức dân sự nghiên cứu chính sách đối ngoại có sức ảnh hưởng nhất trong việc ủng hộ ngoại giao năng lượng, và bắt đầu nghiên cứu các lựa chọn chính sách khác nhau.[13]

Nga và Trung Á: chú trọng các tuyến đường bộ

Do số lượng các bên tham gia tranh luận tăng lên, các quan điểm đưa ra theo đó cũng tăng lên. Nhiều nhà phân tích và quan sát đưa ra các khuyến nghị dựa trên những gì họ coi là chiến lược năng lượng của Mỹ, cũng như chính sách của Nhật Bản thời kì hậu 1973.[14] Yếu tố cốt lõi trong những phản ứng chính sách mà họ đề xuất bao gồm việc tăng cường đối thoại với các nhà sản xuất dầu chủ đạo nhằm tránh trở thành mục tiêu của một lệnh cấm vận dầu; phát triển quan hệ với Nga và Kazakhstan để xây dựng đường ống dẫn dầu nhập khẩu và giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao thông vận tải đường biển; tăng số lượng đầu tư của các công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc vào các mỏ dầu nước ngoài; và nâng cao tầm quan trọng của năng lượng trong các chiến lược ngoại giao quốc gia.[15] Những nhà phân tích hàng đầu của Trung Quốc trong các viện chính sách thuộc Ủy ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia và Quốc vụ viện chủ trương xây dựng một quỹ dự trữ xăng dầu chiến lược với mục đích phòng vệ khi giá dầu tăng, đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu, gia tăng tỷ trọng khí đốt trong hỗn hợp năng lượng, tăng cường bảo tồn năng lượng và “vươn ra bên ngoài” trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt.[16] Tất cả những hướng tiếp cận này đã trở thành chủ đề của các báo cáo về an ninh năng lượng trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005)”, tài liệu đầu tiên dẫn chiếu đến khái niệm này.[17]

Vào tháng giêng năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển đã triệu tập một cuộc hội thảo mà tại đó Trần Kim Hoa (Chen Jinhua), Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cựu chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và chủ tịch đầu tiên của Sinopec, đã chính thức thông qua chiến lược vươn ra bên ngoài, theo đó các công ty Trung Quốc được khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các tài sản dầu mỏ ở nước ngoài. Ông Trần vạch ra một kế hoạch gồm bảy điểm để “đi ra ngoài”, thúc giục các công ty Trung Quốc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thăm dò dầu khí và lọc dầu. Ông thừa nhận rằng Trung Quốc là kẻ đến sau trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn có thể “thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ”. Ông nói, ” Mỹ sẽ can thiệp, nhưng chúng ta cần phải nhấn mạnh kiên quyết rằng chúng ta sẽ đi theo con đường riêng.” Ông tiếp tục xác định Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi và Nga là các “mục tiêu chính” của Trung Quốc.[18]

Những khoản đầu tư để tiếp cận với các nguồn tài nguyên của Nga nhằm cung cấp cho thị trường Trung Quốc đã nằm trong chương trình nghị sự sau khi các cuộc thảo luận về đường ống dẫn dầu từ Nga sang Trung Quốc được tiến hành. Năm 1994, tại Angarsk, Tổng thống Nga Boris Yeltsin lần đầu tiên đề xuất xây dựng một đường ống như vậy nhằm tăng cường phát triển quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Năm 1996, sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài, Bắc Kinh và Moscow đã ký hiệp ước hợp tác năng lượng bao gồm đường ống dẫn dầu từ miền đông Siberia đến Đại Khánh.[19]

Vào thời điểm đó, Bắc Kinh không vội vàng trong việc kết thúc các cuộc đàm phán về đường ống dẫn dầu. Các nhà đầu tư Trung Quốc xem Nga là một điểm đầu tư đặc biệt nhiều rủi ro, và giá dầu thế giới ở mức thấp đồng nghĩa với việc họ không phải bận tâm đến việc bảo đảm nguồn cung. Hơn nữa, ít nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh dự đoán nhu cầu của Trung Quốc lại sẽ tăng cao như trong quá khứ. Trong bối cảnh giá dầu thấp, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã lưỡng lự khi đầu tư vào đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia vì tính kinh tế của các dự án đó tương đối kém hấp dẫn, và có vẻ như nhu cầu sở hữu những thiết bị thăm dò và sản xuất dầu ở nước ngoài là không cao.[20] Do đó, các nhà đàm phán Trung Quốc trì hoãn, một phần do nỗ lực để đạt được ưu đãi về giá từ Nga.[21]

Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, do nhập khẩu dầu từ Trung Đông dần dần thay thế nhập khẩu từ Châu Á, các nhà phân tích thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Năng lượng và các viện hàn lâm đều nhấn mạnh sự phát triển của nguồn tài nguyên năng lượng ở Trung Á và Nga chính là một phương tiện quan trọng trong việc cải thiện an ninh năng lượng, đồng thời họ cũng cho rằng các tuyến vận chuyển trên đường bộ sẽ an toàn hơn so với trên biển vì Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng hải quân đủ khả năng bảo vệ nhập khẩu hàng hải.[22] Hơn nữa, dầu nhập khẩu qua đường bộ bằng đường ống sẽ ít khả năng bị gián đoạn bởi Washington do Trung Quốc có lợi thế trên đất liền hơn Mỹ và các nước đồng minh.[23]

Một thời gian ngắn sau khi các khuyến nghị này được thực hiện,  trọng tâm Trung Á của Bắc Kinh gặp phải đe dọa. Sau vụ 11/9 và cuộc xâm lược của Mỹ tại Afghanistan, Washington nhìn nhận lại chính sách của Mỹ đối với Trung Á, đồng thời củng cố sự hiện diện mang tính chiến lược và kinh tế tại khu vực này.[24] Mặc dù cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tạo cơ hội cho Bắc Kinh hàn gắn các quan hệ song phương đang căng thẳng, và giảm sự tập trung chiến lược của Washington vào Đông Á, nó cũng dẫn đến sự hiện diện tăng cường của Mỹ dọc biên giới phía tây Trung Quốc.[25] Các nhà phân tích Trung Quốc lo ngại rằng Washington đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc bằng cách gia tăng sự hiện diện gần Tân Cương.[26] Các nhà phân tích khác thừa nhận rằng Hoa Kỳ từ lâu đã quan tâm đến Trung Á chỉ bởi nguồn tài nguyên năng lượng tại đây, và cuộc chiến chống khủng bố đã mang lại cho Washington cái cớ để tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.[27]

Bởi thế, Trung Quốc trở nên chú trọng hơn tới việc đặt đường ống dẫn của Nga từ Angarsk, phía đông Siberia.[28] Dự án có khả năng được xây dựng ở cả hai quốc gia. Các công ty dầu mỏ của Trung Quốc và Nga tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi cho một đường ống như vậy, nó sẽ chở dầu tới Đại Khánh với năng suất 400.000 thùng mỗi ngày cho đến năm 2005, tăng lên đến 600.000 thùng một ngày cho đến năm 2010.[29] Cuối năm 2002, Trung Quốc bắt đầu xem dự án như đã thỏa thuận xong, sẵn sàng được các vị nguyên thủ Giang Trạch Dân và Vladimir Putin ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2002. Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt được thỏa thuận dự kiến. Đến lượt Moscow do dự, chính bởi một đề nghị của Nhật Bản vào năm 2002 về một đường ống cạnh tranh sẽ chạy từ Đông Siberia đến bờ biển Thái Bình Dương của Nga, mà Tokyo sẵn sàng cung cấp hỗ trợ tài chính. Với chiều dài gần gấp đôi và năng suất hơn gấp đôi so với dự án Angarsk – Đại Khánh, đường ống được đề xuất của Nhật Bản sẽ vận chuyển tới 1,6 triệu thùng một ngày qua 4.000 km giữa Taishet và vịnh Perevoznaya .

Mặc dù chính cuộc chiến chính trị giữa Tổng thống Putin và Mikhail Khodorkovsky, người đứng đầu Yukos – hơn là cuộc đối đầu Trung-Nhật, là nguyên do khiến thỏa thuận với Trung Quốc bị phá vỡ, bước ngoặt này quả thực là một bất ngờ đối với Bắc Kinh.[30] Chính phủ và các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc bàng hoàng vì cách thức thị trường dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của thế giới biến đổi nhanh chóng từ có lợi cho người mua sang có lợi cho người bán.[31] Đến năm 2003, các cuộc đàm phán Trung- Nga đã chững lại và Moscow lợi dụng sự cạnh tranh giữa những lời đề nghị từ Tokyo và Bắc Kinh.[32]

Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 2 và địa chính trị dầu mỏ

Trong năm 2002-03, địa chính trị dầu mỏ đã được thảo luận rộng khắp trong giới quan chức và phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc. Đối với nhiều người ở Bắc Kinh, khoảng thời gian trước cuộc chiến tranh năm 2003 ở Iraq và việc Washington theo đuổi cuộc can thiệp quân sự tại đây đã khẳng định quan điểm rằng việc tiếp cận các nguồn cung dầu mỏ về cơ bản mang tính địa chính trị, đồng thời hối thúc những nỗ lực từ những người ra quyết định của Trung Quốc trong việc giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông.[33] Cơ bản hơn, một số người ở Bắc Kinh xem Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai là sự xác nhận việc Hoa Kỳ tìm cách mở rộng tầm kiểm soát đối với nguồn tài nguyên dầu mỏ toàn cầu.[34]

Dầu mỏ từ Iraq đóng góp dưới 1% nguồn cung dầu từ nước ngoài của Trung Quốc, nhưng viễn cảnh bất ổn trong khu vực chiếm tới một nửa lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc thật đáng lo ngại.[35] Rất nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng một cuộc chiến tranh ở Iraq sẽ gây nguy hại cho các tuyến cung cấp dầu qua đường biển và đẩy giá thế giới tăng vụt, dẫn đến gia tăng chi phí nhập khẩu cho Bắc Kinh, qua đó gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.[36] Hơn nữa, theo nhiều nhà phân tích Trung Quốc, bởi cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu là nhằm mục tiêu kiểm soát dầu mỏ của Iraq, họ lo sợ rằng nó chắc chắn sẽ dẫn đến việc hủy bỏ các hợp đồng dầu của Trung Quốc tại đây. Một số nhà phân tích dự đoán rằng nỗ lực của Washington trong việc kiểm soát nguồn tài nguyên năng lượng không chỉ giới hạn tại Iraq mà còn mở rộng sang Iran và Ả rập Xê út, điều đó cho thấy Trung Quốc có được an ninh dầu mỏ là nhờ có Hoa Kỳ.[37]

Một lập luận thống nhất trong các viện nghiên cứu chính sách chiến lược và đối ngoại của Trung Quốc là Mỹ đang tìm cách bao vây Trung Quốc và ngăn chặn “sự ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng trong khu vực”. Sau vụ việc ngày 11/9, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Washington sẽ đạt được điều này bằng cách cản trở tiếp cận dầu mỏ của Bắc Kinh thông qua việc tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Trung và Nam Á.[38] Mặc dù Trung Quốc ban đầu ủng hộ “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ, quốc gia này ngày càng ngờ vực sự hiện diện của Mỹ ở Trung Á khi các cuộc cách mạng màu bắt đầu diễn ra, và gia tăng quan ngại rằng các tuyến năng lượng trên bộ sẽ bị đe dọa bởi các cuộc cải cách chính trị mà Washington được cho là đã bố trí hoặc khuyến khích thực hiện.[39]

Thế “tiến thoái lưỡng nan tại Malacca”

Bảo vệ tuyến đường vận chuyển giao thương trên biển và “vươn ra ngoài” để tìm kiếm năng lượng

Phải chăng những bất ổn năng lượng của Trung Quốc là một vấn đề nội địa?

Những người ủng hộ phía cầu chiếm ưu thế

Bất ổn về thể chế và nhu cầu cải cách quản trị năng lượng

…………..

Download phần còn lại của văn bản tại đây: Bung no nhap khau nang luong cua Trung Quoc.pdf

————–

[1] Việc tìm kiếm thuật ngữ “an ninh năng lượng” ‘và “an ninh dầu mỏ” trong cơ sở dữ liệu học thuật Trung Quốc cho kết quả dưới 20 bài trong giai đoạn 1989-1999, nhưng lên tới hàng trăm bài trong giai đoạn 2000-05. China National Knowledge Infrastructure, http://eng.cnki.net/ Grid2008/.

[2] Mehmet Ogütçü, ‘Foreign Direct Investment and Importance of the “Go West” Strategy in China’s Energy Sector’, Organisation for Economic Cooperation and Development, March 2002, http://www.oecd.org/investment/investmentfor development/2085596.pdf.

[3] ‘China Oil Imports Rise to 70 Million Tonnes Despite Rising Prices’, Agence France-Presse, 20 August 2000; ‘China Economy – Solutions to the Oil Crisis’, Economist Intelligence Unit, 31 October 2000.

[4] ‘Nengyuan Zhuanjia Tan Zhongguo Yingdui Shiyou Anquande Jinmouyuanlüe’, Zhongguo Kuangye Bao, 10 June 2003, http://www1.china. com.cn/chinese/OP-c/341657.htm.

[5] You Ji, ‘Dealing with the Malacca Dilemma: China’s Effort to Protect its Energy Supply’, Strategic Analysis, vol. 31, no. 3, 2007, p. 469.

[6] ‘Haiwan Weiju Biwen Zhongguo Zhanlue, Guonei Chengpin Youjia Shangzhang’, Zhonghua Gongshang Shibao, 18 February 2002, http://www.china5e.com/news/ oil/200302/200302180010.html; ‘Cong Yuanyou Jinkou Jiegou Kan Woguo Yuanyou Zhanlüe Anquan’, Shiyou Huagong Jishu Jingji, June2002; ‘Zhongguo Shiyou Anquan Zhimian Zhanzheng Kaoyan’, 21 Shiji Huanqiu Baodao, 14 October 2002, http://www.china.com.cn/chinese/ch- yuwai/217751.htm.

[7] Bo Kong, China’s International Petroleum Policy (Westport, CT: Greenwood Publishing Group, 2010); Erica S. Downs, ‘The Chinese Energy Security Debate’, China Quarterly, vol. 177, March 2004.

[8] Tang Yuankai, ‘Greater Stress on Oil Security’, Beijing Review, vol. 46, no. 12, 20 March 2003, pp. 39–40; Vivien Pik-Kwan Chan, ‘Oil Price Crisis – “A Market Ploy by Clinton”’, South China Morning Post, 26 September 2000; David Hsieh, ‘China Set to Be Bigger Player in Oil Arena’, Straits Times, 16 February 2001.

[9] Fu Chengde (ed.), China’s Oil Development Strategy in the 21st Century (Beijing: Shiyou Gongye Chubanshe, 2000).

[10] Bo, China’s International Petroleum Policy.

[11] Downs, ‘The Chinese Energy Security Debate’; Christian Constantin, ‘Understanding China’s Energy Security’, World Political Science Review, no. 3, 2007 Interviews with officials from the Energy Research Institute and the National Development and Reform Commission, Beijing, 2005; Zhou Fengqi and Zhou Dadi (eds), Zhongguo Zhongchangqi Nengyuan Shanlue (Beijing: Zhongguo Jihua Chubanshe, 1999).

[12] Bo, China’s International Petroleum Policy, pp. 49–52.

[13] Downs, ‘The Chinese Energy Security Debate’, p. 28.

[14] Roland Dannreuther, ‘Asian Security and China’s Energy Needs’, International Relations of the Asia-Pacific, vol. 3, no. 2, August 2003

[15] Downs, ‘The Chinese Energy SecurityDebate’

[16]  Gong Zhengzheng, ‘High Oil Costs Fuel Concern’, Business Weekly, 20 August 2000; Gong Zhengzheng, Protection Urged Over High Oil Prices’, Business Weekly, 30 January 2001; Ma Hong, ‘Guojia Shengmingxian: Zhongwaiguojia Shiyou Anquan Zhanlue Bijiao yu Qishi’, Zhongguo Ruan Kexue, December 1998; Zhu Xingshan and Zhou Dadi, ‘Ruhe Kandai Zhongguo de Nengyuan Anquan Wenti’, Guoji Shiyou Jingji, October 2001.

[17] Central People’s Government of the People’s Republic of China, ‘The 10th Five-Year Plan (2001–2005)’, 5 April 2006, http://english.gov.cn/2006-04/05/content_245624.htm.

[18] Chen Jinhua, ‘Shiyou Zhanlue yu Zhongguo Nengyuan Zhengce’, Zhongguo Shiyou, no. 2, 2001.

[19] Erica S. Downs, ‘Sino-Russian Energy Relations: An Uncertain Courtship’, in James A. Bellacqua (ed.), The Future of China–Russia Relations (Lexington, KY: University Press of Kentucky, 2010); Julie Jiang and Jonathan Sinton,‘Overseas Investments by Chinese National Oil Companies: Assessing the Drivers and Impacts’, International Energy Agency, February 2011,

http://www.iea.org/publications/free publications/publication/overseas_ china.pdf.

[20] Downs, ‘Sino-Russian Energy Relations’, in Bellacqua (ed.), The Future of China–Russia Relations; Bo, China’s International Petroleum Policy.

[21] Lyle Goldstein and Vitaly Kozyrev, ‘China, Japan and the Scramble for Siberia’, Survival, vol. 48, no. 1, Spring 2006; Downs, ‘Sino-Russian Energy Relations’, in Bellacqua (ed.), The Future of China–Russia Relations; Chang Qing, ‘Dui Hasakesitan Shiyou Gongye Xin Qingkuang de ikao’, Guoji Shiyou Jingji, no. 4, 2003, pp. 50–4; Chen Yurong, ‘Zhongguo yu Zhongya Diqu Jingji Hezuo’, Guoji Wenti Yanjiu, pp. 50–6; Gao Shixian, ‘Shanghai Hezuo Zuzhi Chengyuanguo Zhijian Nengyuan Lingyu Hezuo Fenxi’, Zhongguo Nengyuan, no. 2, 2003, pp. 4–6.

[22] Ibid.; ‘Nengyuan Zhuanjia Tan Zhongguo Yingdui Shiyou Anquande Jinmouyuanlüe’, Zhongguo Kuangye Bao, 10 June 2003; Downs, ‘The Chinese Energy Security Debate’; Zhang Wenmu, ‘Jingji Quanqiuhuayu Zhongguo Haiquan’, Zhanlue yu Guanli, no. 1, 2003, p. 90.

[23] ‘Broad Prospects for Sino-Russian Energy Co-operation’, China Trade News, 13 June 2003; Yang Zhongqiang and Cai Juan, ‘Tingjin Zhongya Youqi Kaifa’, Zhongguo Guoqing Guoli, 7 March 2002; Zhang, ‘Jingji Quanqiuhua yu Zhongguo Haiquan’.

[24] Stephen Blank, ‘The Strategic Importance of Central Asia: An American View’, Parameters, vol. 38, Spring 2008; Eugene B. Rumer, Dmitri V. Trenin and Huasheng Zhao, Central Asia: Views from Washington, Moscow, and Beijing (Armonk, NY: M.E. Sharpe, 2007).

[25] Lanxin Xiang, ‘Washington’s Misguided China Policy’, Survival, vol. 43, no. 3, Autumn 2001; François Godement, ‘La Chine et son Occident’, Les Cahiers d’Asie, no. 1, 2002, p. 185; He Xiquan, ‘Daguo Zhanlüe yu Zhongya Diyuan Bianju’, Xiandai Guoji Guanxi, no. 2, 2002, pp. 42–51; Liu Xuecheng, ‘Zhongya Diyuan Zhanlue Diwei de Yanbian yu Meiguo de Zhengce’, Guoji Wenti Yanjiu, no. 4, 2004, pp. 46–9.

[26] Chien-peng Chung, ‘The Shanghai Co-operation Organization: China’s Changing Influence in Central Asia’, China Quarterly, vol. 180, December 2004; Niklas Swanström, ‘China and Central Asia: A New Great Game or Traditional Vassal Relations?’, Journal of Contemporary China, vol. 14, no. 45, November 2005; Shi Dongming and Zhang Jinfeng, ‘Zhongya Shiyou Diyuan Jingji yu Zhongguo Diyuan Zhalue’, Xueshu Jiaoliu, December 2004; Zhang Wenmu, ‘Meiguo de Shiyou Diyuan Zhanlue yu Zhongguo Xizang Xinjiang Diqu Anquan’, Zhanlue yu Guanli, no. 2, 1998, pp. 100–4.

[27] Xiquan, ‘Daguo Zhanlüe yu Zhongya Diyuan Bianju’; Liu Xuecheng, ‘Zhongya Diyuan Zhanlue Diwei de Yanbian yu Meiguo de Zhengce’, Guoji Wenti Yanjiu, no. 4, 2004, pp. 46–9; Zhang Youwen and Huang Renwei, 2004 Zhongguo Guoji Diwei Baogao (Shanghai: Renmin Chubanshe, 2004), pp. 41–61; 249–63.

[28] David Hsieh, ‘China Set to Be Bigger Player in Oil Arena’, Straits Times, 16 February 2001; Gong Zhengzheng, ‘State Seeks to Explore Overseas Oilfields’, Business Weekly, 3 July 2001.

[29]  Zhao Renfeng, ‘Sino-Russian Oil Link Proposed’, China Daily, 30 December 2002; Peter Wonacott, ‘Thirsting for Oil, China is Eyeing Russian Supplies – This Week’s Beijing Summit is Expected to Yield Accord on a 1,500- Mile Pipeline’, Wall Street Journal, 2 December 2002

[30]  Jiang and Sinton, ‘Overseas Investments by Chinese National Oil Companies’.

[31] Zhou Qin, ‘Jiyu Nengyuan Gonggei Anquan de Guojia Zhijian Nengyan Zhengce de Boqi: Jianping Zhong-Ri-E Jian de “Andaxian” yu “Anneixian” Zhizheng’, Zhongguo Gongye Jingji, 12 December 2003; Downs, ‘Sino-Russian Energy Relations’, in Bellacqua (ed.), The Future of China–Russia Relations; Erica S. Downs, ‘Brookings Foreign Policy Studies Energy Security Series: China’, Brookings Institution, December 2006, http://www. brookings.edu/~/media/research/files/ reports/2006/12/china/12china.pdf

[32] Downs, ‘Sino-Russian Energy Relations’, in Bellacqua (ed.), The Future of China–Russia Relations.

[33] Liu Chengli, ‘Zhongguo Shiyou Fazhan Zhanlue Yanjiu’, Shiyou Daxue Xuebao, no. 1, 2004; Li Xinxin, ‘Zhongguo Nengyuan Anquan de Bage Shijiao’, Liaowang, 31 March 2003; Yang Zhongqiang, ‘Zhongguo de Nengyuan Anquan Ji Zhanlue Xuanze’, Guoji Luntan, May 2004; Kenneth Lieberthal and Mikkal E. Herberg, ‘China’s Search for Energy Security: Implications for U.S. Policy’, NBR Analysis, vol. 17, no. 1, April 2006; Wu Lei, ‘Yilake Zhanzheng Dui Woguo Shiyou Anquan de Yingxing’, Guoji Luntan, vol. 5, no. 4, July 2003, pp. 28–33.

[34] Gaye Christoffersen, ‘The Dilemmas of China’s Energy Governance: Recentralization and Regional Cooperation’, China and Eurasia Forum Quarterly, vol. 3, no. 3, 2005; Shi and Zhang, ‘Zhongya Shiyou Diyuan Jingji yu Zhongguo Diyuan Zhalue’; Wu, ‘Yilake Zhanzheng Dui Woguo Shiyou Anquan de Yingxing’; Zhang and Huang, 2004 Zhongguo Guoji Diwei Baogao; Yang Guang (ed.), ‘Zhongdong Feizhou Fazhanbaogao 2003–04: Afuhan Zhanzheng Hou de Zhongdong Wenti’, Shehui Kexue Wenxian Chubanshe, June 2004.

[35] Bo, China’s International Petroleum Policy, pp. 54–7.

[36]  ‘Tebie Cehua: Duiyi Zhanzheng Zhongguo Jingji Sunshi You Duoda?’, People’s Daily, 12 June 2003, http://www.people.com.cn/GB/ jinji/31/179/20030225/930064.html.

[37] Wu, ‘Yilake Zhanzheng Dui Woguo Shiyou Anquan de Yingxing’.

[38] Dan Blumenthal, ‘Concerns with Respect to China’s Energy Policy’, in Gabriel B. Collins et al. (eds), China’s Energy Strategy: The Impact on Bejing’s Maritime Policies (Annapolis, MD: Naval Institute Press, 2008).

[39] Ibid.