1. Siêu lạm phát
Năm 1993, tại nước Nam Tư cũ, giá cả tăng 20% mỗi ngày. Sau đó, vào tháng 7/2008, tỷ lệ lạm phát chính thức của Zimbabwe cán mốc kinh hoàng tại 231.000.000%.
Khi giá của hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh, người dân và doanh nghiệp trở thành nạn nhân.
Nhưng trong một số trường hợp hiếm, giá cả tăng vọt ngoài tầm kiểm soát, có thể để lại hậu quả khôn lường: Đó là Siêu lạm phát.
Sau Thế chiến I, có thời điểm giá cả tại Đức tăng với tỷ lệ 23.000%/năm. Điều này xô đổ hệ thống kinh tế quốc gia, tạo điều kiện chính trị cho Phát xít trỗi dậy.
2. Bán phá giá
Các công ty lớn thường sẵn sàng phá giá hơn vì họ có thể chịu lỗ trong ngắn hạn. Điều các doanh nghiệp nhỏ hơn không thể.
Một trong những mục tiêu hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào là làm ra lợi nhuận. Nhưng đôi lúc, một doanh nghiệp sẽ cố tình chịu lỗ vì mục tiêu sâu xa hơn.
Những doanh nghiệp như vậy chấp nhận bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí sản xuất, sau đó làm lụt thị trường bằng các sản phẩm rẻ tiền để lấn át đối thủ.
Chiêu này được gọi là”phá giá”.
Chiến lược bất thường này được dùng như thứ vũ khí để tấn công công ty đối thủ. Các công ty lớn thường sẵn sàng phá giá hơn vì họ có thể chịu lỗ trong ngắn hạn. Điều các doanh nghiệp nhỏ hơn không thể.
Nguồn: Video: The Economist | Phụ đề: Bizlive.vn