Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone

Print Friendly, PDF & Email

Phần 1: Nguồn gốc ra đời đồng tiền chung euro

Các nước châu Âu gây chiến với nhau trong phần lớn lịch sử. Thường các quốc gia có xung đột sẽ không làm ăn chung. Do đó, châu Âu luôn là một châu lục đầy rẫy rào cản thương mại, thuế quan và các đồng tiền khác nhau. Điều này cản trở giao thương quốc tế.

Bạn cần thanh toán thêm phí để đổi tiền, chưa kể phải trả thuế để mua bán công ty tại các nước khác. Các gánh nặng này bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế.

Rồi Thế chiến II ập đến, tàn phá châu Âu. Vì tình thế quá bi đát, cách nhanh nhất để tái thiết châu Âu là gỡ bỏ các rào cản trên.

Ban đầu, rào cản với mặt hàng than và thép bị dỡ bỏ. Nên thép từ nước này có thể được mua bán phục vụ xây dựng tại nước khác.

Điều này làm nảy ra một ý tưởng. Ý tưởng về một châu Âu đoàn kết, một liên minh trải rộng khắp châu lục, để chấm dứt các cuộc chiến trong tương lai.

Phần 2: Vai trò của nước Đức

Gia nhập khu vực euro không khác gì dùng chung một chiếc “thẻ tín dụng” – thẻ tín dụng của Đức. Các chủ nợ tin rằng nếu Hy Lạp không trả  được nợ, Đức và các nước lớn khác tại châu Âu sẽ  đứng lên trả giúp, vì họ được ràng buộc bởi đồng tiền chung.

Với các khoản tín dụng giá rẻ quy mô lớn mới, Hy Lạp và các nước châu Âu có thể điều chỉnh chính sách tài khóa, tăng chi tiêu lên mức không thể tưởng tượng trong quá khứ.

Vài nước lún sâu vào các chương trình chi tiêu thâm hụt, chủ yếu do chính khách chạy đua vận động bầu cử.

Họ hứa hẹn nhiều việc làm hơn, phúc lợi cao hơn. Tiền họ vung tay là tiền đi vay.

Tín dụng được trao tay, nợ chồng cao, và các nền kinh tế châu Âu trở nên giao thoa chặt chẽ. Các công ty bắt đầu mở nhà máy và văn phòng rải khắp châu Âu. Ngân hàng Đức cho doanh nghiệp Pháp vay. Ngân hàng Pháp cho doanh nghiệp Tây Ban Nha vay, cứ như vậy.

Điều này mở đường cho làm ăn kinh doanh cực kỳ hiệu quả, nhưng cùng lúc buộc chặt số phận của các nền kinh tế với nhau. Tuy nhiên khi còn tín dụng thì mọi chuyện vẫn ổn. Và tín dụng vẫn dồi dào, cho đến năm 2008.

Phần 3: Biện pháp thắt lưng buộc bụng và mâu thuẫn giữa Đức và Hy Lạp

Sau đợt siêu lạm phát tồi tệ tàn phá đất nước hậu Thế chiến I, Đức cực kỳ cảnh giác với lạm phát và thận trọng trong chi tiêu cũng như vay mượn.

Nhìn chung, người Đức rất mẫn cán. Họ ít trông cậy vào phúc lợi chính phủ, và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế.

Ngược lại, nhiều người Hy Lạp sống nhờ vào trợ cấp và trốn thuế. Hy Lạp có một vấn đề nan giải, đó là Athens chưa bao giờ thu được phần lớn khoản thuế đánh vào người dân.

Nguồn video: Bloomberg | Việt hóa: Bizlive.vn.