05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô

Print Friendly, PDF & Email

tito and stalin

Nguồn:Tito signs ‘friendship treaty’ with Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 040/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tito, nhà lãnh đạo đảng của Nam Tư, đã ký một thỏa thuận cho phép “quân đội Liên Xô xâm nhập tạm thời vào lãnh thổ Nam Tư.”

Josip Broz, bí danh “Tito,” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã dẫn đầu một phong trào phản công chính trị chống lại các cường quốc chiếm đóng phe Trục là Đức và Ý từ năm 1941. Được các nước Đồng Minh công nhận là nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến Nam Tư, trên thực tế, ông còn là lãnh đạo của một chiến dịch tranh giành quyền lực không chỉ có mục đích trục xuất các lực lượng phe Trục mà còn muốn giành quyền kiểm soát Nam Tư trong môi trường hậu chiến từ tay hoàng gia và các phong trào dân chủ.

Sau khi quân đội Liên Xô giải phóng Serbia, số phận của Nam Tư trong vai trò một đất nước do cộng sản thống trị đã an bài. Lúc này nhiệm vụ của Tito là giữ vị thế độc lập giữa cả Liên Xô và phương Tây. Với mục đích này, ông đã tạo ra một “Nam Tư đệ nhị,” một liên bang xã hội chủ nghĩa trở nên nổi tiếng với lập trường không liên kết của nó.

Theo thỏa thuận ký ngày 5 tháng 4 năm 1945, Tito đảm bảo một điều kiện là Liên Xô sẽ rời Nam Tư khi “nhiệm vụ hành động” của nước này đã hoàn thành. Việc đảm bảo tuân thủ quy định này đã trở nên có vấn đề khi Stalin cố gắng duy trì sự hiện diện của Liên Xô ở Nam Tư thời hậu chiến, tìm cách mua chuộc Đảng Cộng sản Nam Tư và tạo nên một nhà nước bù nhìn khác.

Stalin đã thất bại; Tito đã khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa phương Tây và Liên Xô nhằm duy trì quyền kiểm soát kiểu Stalin của mình lên chính đất nước. Mặc dù cho phép tự do văn hóa và tự do khoa học ở mức độ chưa từng có ở các nước khối Xô viết, Tito lại đàn áp các lực lượng ôn hòa và dân chủ đấu tranh cho cải cách tại Nam Tư, đồng thời tập trung hóa mọi quyền lực vào tay Đảng.

Nhưng khi Tito qua đời năm 1980, chế độ đã không thể đứng vững – cơn hỗn loạn cuối cùng đã bùng lên dưới hình thức một cuộc nội chiến sắc tộc.

Ảnh: Stalin (trái) và Tito.

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”620″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]