14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm

Print Friendly, PDF & Email

Belgrade_Serbia_2013-08-30_0080

Nguồn:Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing”, History.com (truy cập ngày 14/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại về vụ đánh bom nhầm của NATO vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) sáu ngày trước đó. Ông Clinton hứa sẽ thực hiện một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Clinton gọi vụ đánh bom là một sự kiện bi thảm và riêng biệt, khẳng định rằng nó hoàn toàn không do cố ý, trái với những gì các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia một nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc chiến tranh sắc tộc đẫm máu tại Nam Tư. Ba người thiệt mạng trong vụ không kích vào đại sứ quán và 20 người khác bị thương.

Vụ đánh bom đã kích động các cuộc biểu tình trước đại sứ quán Hoa Kỳ và Anh tại Trung Quốc và trong một thời gian ngắn đã đe dọa làm các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề phổ biến vũ khí, an ninh quốc tế và nhân quyền bị đổ vỡ. Bất chấp lời xin lỗi công khai và bằng văn bản của Clinton, báo chí và các quan chức Trung Quốc vẫn khẳng định rằng Hoa Kỳ đã cố tình tấn công đại sứ quán. Các rạp chiếu phim Trung Quốc đã bị cấm chiếu phim Mỹ và các đài phát thanh từ chối phát các bài hát Mỹ nhằm thể hiện thái độ phản đối.

Clinton đã đưa ra một lời xin lỗi công khai trước đó vào ngày 10/5, nhưng đã không thể nói chuyện được trực tiếp với cá nhân ông Giang bằng điện thoại cho đến ngày 14. Clinton cũng đã gửi một lá thư cho vị chủ tịch Trung Quốc vào ngày 13/5, trong đó có lời giải thích và xin lỗi, đồng thời đã ký một cuốn sổ tang chính thức của Trung Quốc trước sự chứng kiến của Đại sứ Trung Quốc Lý Triệu Tinh tại Phòng Bầu dục. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, ông Clinton và các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm Stanley O. Roth, lúc đó là trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, đã bị phật lòng bởi sự chậm trễ không thể giải thích được của Chủ tịch Giang Trạch Dân trong việc sẵn lòng chấp nhận cuộc điện thoại từ Tổng thống Clinton. Roth cũng phát biểu trước một cuộc Ủy ban điều tra của Thượng viện vào ngày 27 tháng 5 rằng Trung Quốc trong vài ngày [sau vụ đánh bom tình cờ] để không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo an toàn cho các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ [ở Trung Quốc].

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn ở mức cao cho đến bốn tháng sau đó, khi các cuộc đàm phán giữa hai nước về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được tiếp tục.

Hình: Sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư sau khi bị trúng bom. Nguồn: Warzonephotography.

Xem thêm:

24/03/1999: NATO không kích Nam Tư

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]