Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ

Print Friendly, PDF & Email

xi10y

Nguồn: Xi Jinping tipped to outstay 10-year term”, AFP, 09/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Theo các nhà phân tích, dù đã là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên qua, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình ra hơn 10 năm, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên làm như vậy kể từ thời Đặng Tiểu Bình.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền đã nhóm họp tại cuộc họp bí mật thường niên ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Beidaihe) trên bờ biển phía Bắc Trung Quốc, nơi các cuộc thảo luận của họ dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề thành phần của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Đại hội Đảng lần thứ 19, dự kiến được tổ chức trong năm tới, sẽ quyết định thành phần của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, vốn thường sẽ đưa ra chỉ dấu ai sẽ là người kế nhiệm ông Tập sau khi ông mãn nhiệm vào năm 2022.

Nhưng cho đến nay ông Tập đã trì hoãn việc xác định người kế nhiệm. Và dù các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thường duy trì ảnh hưởng sau khi nghỉ hưu chính thức, các học giả và nhà phân tích ngày càng tin rằng ông Tập sẽ cố gắng để nắm quyền lâu hơn nhiệm kỳ tiêu chuẩn của mình.

“Rất nhiều nhà phân tích bây giờ coi đó như điều mặc nhiên”, rằng ông Tập sẽ tìm cách duy trì vị trí Tổng Bí thư của mình, chức vụ quyền lực nhất của đất nước, Christopher Johnson, một cựu chuyên gia phân tích của CIA và bây giờ là chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington, nói.

Ông Willy Lam, một chuyên gia về chính trị tại Đại học Trung Văn Hồng Kông (CUHK), cho rằng có tới 60-70 phần trăm khả năng ông Tập sẽ từ chối từ bỏ chức vụ của mình.

Làm như vậy sẽ vi phạm các quy tắc không chính thức được đưa ra bởi Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ 1978-1989, đó là Tổng Bí thư giữ chức vụ không quá 10 năm. Nguyên tắc đó đã giúp chuyển giao quyền lực êm thấm trong đảng từ những năm 1990.

Vừa nhằm đổi mới thường xuyên giới chức lãnh đạo, và mang lại cơ hội cho các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản thay nhau cầm quyền tại các giai đoạn khác nhau, khái niệm này còn vừa tìm cách ngăn chặn sự xuất hiện của một nhà độc tài. Hiến pháp Trung Quốc đặt ra giới hạn hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và các bộ trưởng, nhưng không có quy định như vậy cho chức tổng bí thư.

Các nhà phân tích nói rằng nếu đồng minh thân cận của ông Tập là Vương Kỳ Sơn, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vốn đã đến tuổi nghỉ hưu, được phép ở lại thêm một nhiệm kỳ thứ hai vào năm tới, điều này có thể giúp thiết lập một tiền lệ cho ông Tập.

Ông Tập đã thể hiện rõ tham vọng lâu dài của mình bằng cách tự giao cho mình chức chủ tịch của hầu hết các nhóm lãnh đạo mới nhiều quyền lực trong đảng, ông Victor Shih, giáo sư tại Đại học California, San Diego, cho biết. Làm như vậy giúp ” tăng ngưỡng tiêu chuẩn cho bất cứ ai muốn thay thế ông”, ông nói với AFP. “Hơn nữa, giờ vẫn chưa thấy có người kế nhiệm rõ ràng.”

Ông Tập đã đập tan một số quy tắc bất thành văn bên kể từ khi lên làm tổng thư ký hồi năm 2012, ông Johnson lưu ý.

Chiến dịch chống tham nhũng của ông đã làm ngã ngựa cựu Bộ trưởng Công an từng cực kỳ quyền lực là Chu Vĩnh Khang, phá tan sự đồng thuận ngầm rằng các cựu lãnh đạo cao nhất sẽ được miền trừ trước các chiến dịch như vậy, đồng thời mang lại cho ông Tập thêm một động lực để duy trì quyền lực. Nắm chức chủ tịch nước lâu hơn có thể cho phép ông Tập theo đuổi các cải cách đã hứa hẹn lâu nay và củng cố thêm chính sách đối ngoại quyết đoán của mình tại Biển Đông, các chuyên gia nói.

Các đồng minh của ông Tập có thể lập luận rằng một nhiệm kỳ dài hơn sẽ cho phép ông theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng của mình là làm “trẻ hóa” quốc gia và tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 so với năm 2010, kịp để kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh nhật đảng.

Tuần trước, đảng đã áp dụng chế độ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản, một cơ sở quyền lực chính của các đối thủ của ông Tập vốn đã từng sản sinh nên một số nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, trong đó có cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng như đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Các nhà phân tích cho rằng ông Tập nhìn thấy một mô hình tuyệt vời ở Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã giữ thành công quyền lực trong hơn một thập niên bằng cách luân chuyển giữa chức tổng thống và thủ tướng.

“Giống như người bạn tốt của mình là ông Putin, ông Tập cũng muốn nắm quyền nhiều hơn hai nhiệm kỳ”, ông Lâm nói.

Xem thêm:

Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]