Tổng hợp: Mai Nguyễn
30 – Tướng 4 sao kể lại hồi ức trận đánh Đại sứ quán Mỹ tết Mậu Thân 1968
Westmoreland viết: “Các cuộc tấn công mà chúng tôi đã dự kiến và một số cuộc mà chúng tôi không dự kiến đã xảy ra, kể cả cuộc tấn công của quân đặc công vào sứ quán Mỹ”.
Nghe súng nổ, một lính Mỹ trực chiến chụp điện thoại phát tín hiệu cấp cứu, bị bắn gục trên bàn. Ngoài đường, một xe tuần tra của quân cảnh Mỹ bắt được tín hiệu đó lúc 3 giờ 5 phút và phóng đến trước mũi súng giương đón. Hai quân cảnh Mỹ vừa xuống xe đã bị bắn gục.
Theo lời Westmoreland, đó là chuyên viên bậc 4 tên E.Mc Bust và thượng sĩ quân cảnh Johnny B. Thomas thuộc “đội tuần tiễu đi xe jeep”. Giờ ấy, Westmoreland kể lại là ông vừa trải qua trọn ngày mồng một Tết bận rộn vì “tôi phải đến gặp hoặc điện thoại cho từng tư lệnh cao cấp của Mỹ ở Việt Nam để thảo luận về khả năng xảy ra các cuộc tấn công rộng khắp trước mắt, rồi về nhà rất muộn và rất mệt mỏi”.
Ông muốn chợp mắt vài giờ nhưng cuộc tấn công bất ngờ vào Đại sứ quán Mỹ đã dựng ông dậy. Sĩ quan phụ tá Charles Sampson đánh thức ông vì cú điện thoại réo gấp về sở chỉ huy: “Tôi mặc quần áo và đứng canhcạnh máy điện thoại nhà. Cuộc tấn công vào sứ quán thật đáng tiếc…”.
Cũng còn hên là đêm đó Đại sứ Bunker không có mặt tại sứ quán – ông đang ở một cơ quan Mỹ trên đường Pasteur. Một số lính Mỹ trong tòa đại sứ bị bắt làm tù binh tại trận. Khi lực lượng tiếp viện thuộc tiểu đoàn 716 quân cảnh Mỹ nổ súng quanh đó, các tù binh này vội chạy lên lầu, bị biệt động Sài Gòn lùa hết vào một phòng, khóa cửa giam lại. Trên bầu trời tòa Đại sứ, trực thăng chở lính Mỹ sư đoàn nhảy dù 101 do tướng Frederic Weyand điều tới trong đêm tối đang quần quanh muốn đổ quân xuống nóc. Nhưng chiếc thứ nhất vừa sà thấp định đáp bị hỏa lực của đội biệt động bắn lên, phải dạt ra.
Trời sáng dần. Tất cả các hướng đường dẫn đến tòa Đại sứ đều bị phong tỏa, bốn mặt bị lính Mỹ bao vây. 7 giờ, cuộc chiến đấu không cân sức tiếp tục diễn ra và một số biệt động đã hy sinh. 7 giờ 20 phút, hãng tin Mỹ AP đưa tin nhanh do ký giả Peter Arnett từ Sài Gòn điện về New York: “Việt Cộng đã chiếm lĩnh bên trong tòa Đại sứ” gây choáng váng cho Lầu Năm Góc và dư luận Mỹ. Sau đó, tờ Tin hàng ngày Washington loan: “Cảnh sát quân sự Mỹ đã phải đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống nóc nhà sứ quán ở Sàỉ Gòn trong khói đạn để giành lại ngôi nhà được coi là “chống du kích” nhưng lại bị cộng sản chiếm trong hơn 6 giờ liền. Chỉ riêng cảnh tượng đó cũng đủ để buộc chính phủ Johnson dẹp bỏ những nhận định lạc quan của mình…”.
Sau hơn 6 giờ đánh chiếm và bị vây tứ phía, hứng chịu những đợt ném lựu đạn từng chùm từ tầng cao xuống và bị tấn công bởi lực lượng tiếp viện đáp trên nóc tòa Đại sứ bằng trực thăng, tất cả biệt động đội 11 bắn đến viên đạn cuối cùng…. Trừ Ba Đen bị thương nặng và bị bắt, 15 chiến sĩ còn lại đều hy sinh tại chỗ. Westmoreland kể:
“Ngay khi tôi biết quân dù đã đổ vào, tôi lái xe đến sứ quán. Lúc đó là 8 giờ 30 phút sáng. Cũng giống như bất cứ chiến trường nào, khu sứ quán thật là hỗn độn, xác người Mỹ và người Việt Nam vẫn nằm ngổn ngang. Nhưng không giống như hầu hết các chiến trường khác, các nhà báo và các nhà quay phim vô tuyến truyền hình Mỹ dường như có mặt khắp trong ngoài mọi nơi…”.
Sự xuất hiện năng nổ của các nhà báo và các phóng viên chiến trường – trong tòa Đại sứ làm Westmoreland thêm rối ruột, ông cho rằng họ đã bày tỏ “sự cảm phục quá đáng” đối với các cảm tử quân của Việt Cộng qua các bản tin và các bài thời luận:
“Họ đã gửi những cuốn phim vô tuyến truyền hình chưa được kiểm tra bằng máy bay tới Tokyo để nhờ vệ tinh chuyển về Mỹtrong khi các sự kiện chưa được khẳng định. Chet Huntley thuộc hãng vô tuyến truyền hình NBC trong mục tin buổi chiều, nói rằng Việt Cộng đã vào bên trong sứ quán, còn quân bảo vệ thì bị đẩy ra ngoài”.
Westmoreland rất bực mình về nội dung tương tự mà báo chí đã đưa; ông viết tiếp:“Liệu lời nói của một quân nhân chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt quân sự trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đã đích thân đến Đại sứ quán có đáng tin hơn những lời đồnđại không?”. Nhưng đồn đại điều gì?
Một số mẩu tin và bình luận mà Westmoreỉand gọi là “đồn đại” được trích dịch và in sau phần phụ lục cuốn Biệt động Sài Gòn (NXB Trẻ tái bản 1999) của đại tá Nguyên Đức Hùng (Tư Chu) nguyên Phó Tư lệnh – tham mưu trưởng Quân khu Sài Gòn – Gia Định kiêm chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Trong bài này, chúng tôi có sử dụng tư liệu do đại tá Hùng ghi lại về diễn tiến các trận đánh của biệt động Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968.
Các trận đánh diễn ra trong lúc một số tư lệnh quân đội và viên chức cao cấp của Sài Gòn vắng mặt, về với gia đình. Hồi ký Trần Văn Đôn kể: “Lúc đó, tôi là thượng nghị sĩ,đang ở ĐàLạt với gia đình và với thượng nghị Tôn Thất Đính. Nhà tôigần vùng ngoại ô vắng vẻ nên tôi đưa gia đình vào Trường Đại học quân sự…Mồng hai Tết ông Thiệu dùng trực thăng về Sài Gòn. Ông Cao Văn Viên về Tổng Tham mưu lo việc phản công, quân sĩ trở lại hàng ngũ”.
Riêng Nguyễn Cao Kỳ thay Thiệu trực chiến đã kêu ca: “Lúc cuộc tổng tấn công Tết vừa mới xảy ra, chúng tôi đã không tài nào tranh thủ được sự giúp đỡ ngay tức thì của phía Hoa Kỳ. Trước kia, bất cứ lúc nào xảy ra một trận đánh phía Hoa Kỳ cũng phản ứng với tốc độ rất nhanh, nhưng trong vụ Tết họ đã có thái độ “chờ xem” rất lạ lùng”.Phía Mỹ, sau trận bị đánh đau vào Đại sứ quán, hãng Reuters vào mồng 4 Tết 2.2.2968 đã bình luận: “Cuộc chiến tranh không thể thắng của Mỹ nay đã bị xem là cuộc chiến tranh có thể thua… ” và báo chí Mỹ mô tả không khí thủ đô Washington ảm đạm. Tổng thống Johnson vừa đau tim, vừa đau đầu, sự sửng sốt vì cuộc tổng tiến công ngày đầu ngấm dần thành nỗi rã rời, tê buốt.
Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, ngoài Trung ….
31 – Huế xuân 1968
Trả lời phỏng vấn của Howard Tuckner thuộc hãng vô tuyến truyền hình ABC nhằm ngày “ông Táo về trời” 23 tháng Chạp, Westmoreland phản đối dữ dội những nhân vật hàng đầu chủ trương ngừng ném bom toàn bộ miền Bắc Việt Nam như hai thượng sĩ Fulbright và Robert Kennedy. Lý do gần nhất mà Westmoreland nêu ra là: “Càng sát ngày Tết, tôi càng lo lắng nhiều hơn trước việc địch tăng cường binh lực ở phía Bắc khu phi quân sự” nằm bên kia sông Bến Hải.
Bên này sông, phía Nam, theo Westmoreland là nơi tiếp nhận sự tăng cường binh lực đổ vào hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị để mở chiến trận mới dịp Tết. Ngay thời điểm có cuộc phỏng vấn trên, Westmoreland nóng lòng điện cho tướng E.Weeler vào 22.1.1968 nói:
“Địch có thể phát động một cuộc tấn công bằng nhiều tiểu đoàn vào Huế và đánh cả thị xã Quảng Trị”, vì vậy “nếu Mỹ ngừng ném bom nói chung thì vẫn phải tiếp tục ném bom ngay xuống phía Bắc khu phi quân sự là nơi đối phương đang tập trung quân” để ngăn chặn… Trước thái độ quyết liệt trên, đại sứ Bunker yêu cầu Washington chấp thuận những đề nghị từ “thực tế chiến trường” của Westmoreland luôn cả việc “hủy bỏ hoàn toàn lệnh ngưng bắn trong dịp Tết tại hai tỉnh phía Bắc là Quảng Trị và Thừa Thiên”.
Washington chuẩn y.
Như vậy, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam vẫn đặt hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế trong tình trạng chiến đấu và các cuộc ném bom của Mỹ ở vùng phi quân sự sát liền với hai tỉnh trên vẫn tiếp tục trong những ngày Tết. Nhưng hai biện pháp đó không sứt mẻ gì đến toàn bộ kế hoạch của chiến dịch khu Trị Thiên (mà trọng điểm là thành phố Huế) xuân Mậu Thân 1968 được giữ hoàn toàn bí mật cho đến lúc đó. Kỷ luật bảo mật ngay từ phòng họp, tất cả ghi chép, ghi lời phát biểu phải để lại:
– Không đuợc mang theo một mảnh giấy, chỉ được ghi nhớ bằng bộ óc mà thôi.
Ngay cuộc họp đầu tiên tại Động Chuối, chánh văn phòng Khu ủy Hoàng Phương Thảo thu tất cả sổ tay bỏ vào hòm sắt khóa kỹ, Bí thư Thành ủy Huế bấy giờ là Lê Minh được chỉ định làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy chiến dịch toàn khu Trị – Thiên kể:
– Để bảo mật, các đơn vị tập dượt các mục tiêu ỏ Huế đều không chọn người địa phương ra, chỉ lấy người quê xa tới để họ không biết là mục tiêu gì, ở đâu; tuyệt nhiên không ai biết được rằng sắp “đánh Huế”. Tuy vậy, dần dần qua bài bản, có thể đoán chừng trong đầu, nhưng vẫn không biết là đánh ai, đánh cụ thể vào đâu, đánh lúc nào.
Tình báo Mỹ có thể nghe ngóng động tĩnh, dự đoán có cuộc tấn công, nhưng chi tiết quân sự thì chịu bí. Những tin tức có tính cách “dự báo thời tiết” chung chung lắm khi về đến Washington và biến mất trong núi hồ sơ lưu trữ; như Westmoreland nêu:
“Mặc dầu tôi đã báo cáo với Washington ngày 22.1.1968 (10 ngày trước khi cuộc tiến công mở màn) là dự kiến sẽ có nhiều tiểu đoàn Việt Cộng đánh vào Huế. Tôi được biết sau đó, vì lý do gì đấy (?), thông báo này không đến được với nhóm cố vấn của MACV đóng ở một doanh trại nhỏ tại Huế”.
Trong lúc đó, Bộ chỉ huy chiến dịch với chính ủy Lê Chưởng, Phó tư lệnh Nam Long, tham mưu trưởng Đặng Kính… rà soát lại kế hoạch ra quân. Mặt trận thành phố Huế chia làm hai cánh. Cánh Nam do Thân Trọng Một làm chỉ huy trưởng. Ông Thân Trọng Một là vị chỉ huy nhiều huyền thoại trong trận đánh khách sạn Hương Giang cách đó hơn một năm, có người căng thẳng hỏi “địch dàv đặc như thế vô đánh được đã khó mà đánh xong lại không có đường rút ra làm thế nào?”. Ông Một bảo:
– Rút ra à? Như con chí trên đầu, thấy đó còn chưa bắt được, huống chi cả thành phố, làng mạc, đuờng sá như vậy, làm sao bảo không ra được. Đi cả đoàn thì không được, nhưng đi từng người làm sao bắt?
Chỉ huy trưởng Lê Minh nhắc chuyện đó, cho biết: “Trung tâm chỉ huy lúc đó chỉ cách Huế 5 km mà địch không hề biết”. Khi mọi việc chuẩn bị hoàn tất, mặt trận xin thêm trung ương chuẩn bị 1 sư đoàn bộ binh, 500 tấn đạn, 1.000 tấn gạo dự bị. Giờ G ấn định lúc 2 giờ 30 ngày 31.1.1968 tức rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân. Lịch chung cho toàn quân về Huế là ăn Tết ngày 30, sáng mồng 1 Tết: ngủ nhưng không ai ngủ được. Chiều mồng 1 Tết: thông báo chính thức tiến đánh “giải phóng Huế!”. Mọi người vỗ tay, reo hò. Ông Lê Minh ghi lại những giờ phút ra quân đó:
“7 giờ tối ngày mồng 1 Tết Mậu Thân, bắt đầu rời cửa rừng, quân đi lặng lẽ trong đêm tối, mưa lâm râm, sương mù đầy trời… Bộ chỉ huy chiến dịch đã lập một bộ phận tiền tiêu do anh Đặng Kính trực trên đỉnh núi Kim Phụng, nhìn thấy cả Phú Bài và Tử Hạ (…). Anh Kính báo về cứ 5 phút một: yên tĩnh!”.
Lúc đó, Bộ chỉ huy Sư đoàn 1 của Ngô Quang Trưởng vẫn chưa hay biết đích xác giờ G đã tới. Ông ta thấy Huế im lìm suốt ngày mồng 1 Tết như Westmoreland viết: “Trongngày đầu của năm mới âm lịch (30.1.1968), đã có những dấu hiệu rõ ràng của tình báo cung cấp cho thấy địch đang chuyển quân về Huế, nhưng tin đó trước hết phải được chuyển tới Bộ Chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ III ở Đà Nẵng để phân tích. Sau đó mới chuyển cho nhóm cố vấn của Mỹ ở Huế, thì thời gian có ích đã qua mất rồi.
Tuy nhiên, sự báo động cũng được đưa ra vào phút cuối cùng. Các cuộc tấn công trước đó của địch ở các nơi khác (như Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Tân Cảnh, Kon Tum, Quy Nhơn, Pleiku vào đêm giao thừa) cộng với những tin tức lẻ tẻ khác, đã khiến cho người chịu trách nhiệm bảo vệ Huế – tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Sư đoàn 1 của Nam Việt Nam – thấy rằng “có chuyện gì đó” xảy ra.
Phần lớn quân của Trưởng đã ra ngoài thành phố nhưng bộ chỉ huy sư đoàn của ông vẫn ở Thành Nội. Trưởng đã báo động lệnh cho toàn bộ nhân viên của sư đoàn ông phải ở lại đêm tại sở chỉ huy. Những việc đề phòng đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến đấu sắp diễn ra (vào sáng sớm mồng 2 Tết) và đảm bảo cho quân Nam Việt Nam giữ được một bộ phận của Thành Nội nhưng những việc đó không có giá trị gì nhiều đối với cuộc tấn công mở màn của địch. Địch đã vào Huế ban đêm”.
Đêm đó, 1 giờ sáng mồng 2, Trung đoàn 6 báo chiếm lĩnh trận địa đầu tiên, cánh Nam báo chiếm lĩnh 2 mục tiêu ưu tiên. Ông Lê Minh kể: “Đến 2 giờ 35 phút: tất cả đều nổ súng đồng loạt vang trời, đêm sáng rực lên như pháo hoa, đẹp vô cùng. Anh Quang điện về Bộ chỉ huy chúng tôi: “Chúc mừng thành công” (…). 6 giờ sáng: điện báo chiến thắng khắp nơi, 11 giờ sáng mồng 2, từ trên đỉnh Kim Phụng, có thể thấy lá cờ Mặt trận Giải phóng bay trên đỉnh kỳ đài Huế. Tất cả những ai đang ở cánh rừng phía Tây đều hướng về phía Huế reo hò. Đó là giây phút đẹp nhất của đợt tiến công. Tiếp đến là cuộc chiến đấu dài ngày ác liệt, giao tranh trên từng góc phố …
32: Paris và cuộc chiến trên tấm thảm xanh
Trưởng đoàn Xuân Thủy tại cuộc hòa đàm Paris năm 1968
Theo các tác giả cuốn “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris” thì 13.5.1968 là ngày đàm phán đầu tiên “chính thức bắt đầu cuộc chiến mới Việt Nam và Hoa Kỳ: Cuộc chiến tranh quanh tấm thảm xanh”. Với sự chứng kiến của hàng nghìn nhà báo, nhà hoạt động điện ảnh, nhiếp ảnh… đổ về Hội trường Kléber. Đông hơn bất kỳ hội nghị quốc tế nào từ nhiều năm trước đó…
Sau trận chiến Tết Mậu Thân 1968, theo con số do Westmoreland nêu trong hồi ký, có ngót 600.000 người tỵ nạn mới tràn vào các đô thị và vùng ngoại ô Nam Việt Nam.
Đây quả là “đội quân” không kèn không trống, không vũ khí nhưng đã khiến nhà cầm quyền Sài Gòn phải một phen vất vả vì nếu không nhanh chóng giải quyết đời sống cơm áo gạo tiền, bố trí chỗ ở, triển khai kiểm tra, lập sổ gia đình, nghĩa là “làm sống lại công tác bình định” mà cứ “bỏ mặc người tỵ nạn thì hậu quả nghiêm trọng tất yếu phải xảy ra”. Westmoreland viết là Việt Cộng đẩy “cuộc bình định nông thôn” về sát nách các thành phố và thị xã; những người mang trọng trách trong “chính phủ từ tổng thống Thiệu đến các bộ trưởng đều tỏ ra choáng váng”.
Ông Thiệu và các bộ trưởng dưới quyền được khuyến cáo đừng để những “sư đoàn” người tỵ nạn trở thành nhân tố của một cuộc khủng hoảng mới bao vây các thành thị miền Nam. Để tháo gỡ, Westmoreland thành lập lực lượng đặc biệt, giao tướng George Foraythe chỉ huy “cộng tác chặt chẽ với người Việt Nam” nhằm triển khai tức thời công tác bình định.
Tướng Foraythe lập một văn phòng riêng ngay trong dinh Độc Lập với sự đồng ý của Thiệu và giám sát kế hoạch của Bob Komer. Westmoreland đã “bố trí sẵn sàng công binh Mỹ cho phép họ sử dụng rộng rãi các kho vật liệu lấy tôn lợp nhà, xi măng sắt thép. Tướng Cao Văn Viên cũng làm như vậy và đưa công binh quân đội Nam VN tham gia”. Cạnh bóng mát của các dãy nhà trung tâm tỵ nạn được vội vã dựng lên là các lô-cốt, tháp canh và kẽm gai bọc quanh.
Một đợt thanh lọc quy mô hẳn nhiên mở ngay dưới những mái tôn còn mới. Các thành phần dân tỵ nạn được theo dõi, phân loại bởi những cơ quan an ninh tình báo Việt – Mỹ. Tại sao Westmoreland lại “chăm sóc đặc biệt” đến phần việc này? Có lẽ ngoài lý do không để vấn đề người tỵ nạn trở thành “nhân tố của cuộc khủng hoảng mới”; Westmoreland còn nhắm đến việc ổn định nhanh chóng hậu phương để “giáng” một đòn quân sự đầy tham vọng sau Tết 1968 nếu tổng thống Johnson cho phép. Ông ta lập luận một cách không tưởng: “Nếu tổng thống Johnson thay đổi chiến lược và lợi dụng thế suy yếu của địch (sau Tết Mậu Thân) cho phép tôi tiến hành các cuộc hành quân mà chúng tôi đã trù tính hai năm trước đánh sang Lào, Campuchia và phía Bắc khu phi quân sự (bên kia bờ Bắc sông Bến Hải), song song với việc ném bom và thả mìn cảng Hải Phòng thì chắc chắn Bắc VN sẽ bị đập tan (!). Nhưng tình hình đã không diễn ra như vậy ”.
Ngược với ý đồ của tướng Westmoreland, ngày 31.3.1968, tổng thống Johnson tuyên bố ngừng ném bom hạn chế ở miền Bắc VN từ vĩ tuyến 20 trở ra (đến ngày 1.11.1968 mới tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn và không điều kiện). Bốn ngày sau, 3.4, Hà Nội đáp ứng – thông báo: “Vỉệt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ cử đại biểu của mình tiến hành cuộc nói chuyện tay đôi với Mỹ”. Địa điểm họp được Mỹ và Việt Nam bàn định gần một tháng. Nguyễn Cao Kỳ viết:
“Định mệnh đã an bài… Người Mỹ đề nghị (địa điểm họp tay đôi với Bắc VN) tại Genève, Jakarta, New Delhi, Rangoon, hoặc Vientiane nhưng tất cả những nơi đó đều bị Bắc VN bác bỏ. Cuối cùng ngày 13 tháng 5, Mỹ chấp nhận đề nghị của Hà Nội chọn thủ đô Paris (Pháp) làm nơi hội họp và đã cử ông Averell Harriman và Cyrus Vance (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao của Tổng thống Jimmy Carter) làm đại diện trong cuộc đàm phán. Bắc VN đã chỉ định ông Xuân Thủy (làm trưởng đoàn)”.
Đàm phán diễn ra tại Trung tâm các hội nghị quốc tế nằm trên đại lộ Kléber. Theo các tác giả cuốn “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris” thì 13.5.1968 là ngày đàm phán đầu tiên đã “chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Cuộc chiến tranh quanh tấm thảm xanh” với sự chứng kiến của hàng nghìn nhà báo, nhà hoạt động điện ảnh, nhiếp ảnh đổ về Hội trường Kléber đông hơn bất kỳ hội nghị quốc tế nào từ nhiều năm trước đó. Họ đã tường thuật, đưa tin nhanh chóng và nói đến cái bắt tay “lịch sử” giữa hai ông Xuân Thủy và Harriman trước giờ đàm phán. Nguyễn Cao Kỳ (và Thiệu) không thích thú gì với các bản tin truyền đi từ đại lộ Kléber:
“Chúng tôi đã chẳng hề muốn cùng ngồi vào bàn hội nghị với những người Cộng sản và chứng tôi lại càng không có ý định cùng ngồi với Mặt trận Dân tộc Giải phóng vì làm như vậy chẳng khác gì là công nhận họ. Tuy nhiên, Tổng thống Johnson đã vội vã gây sức ép với chúng tôi để hành động theo, ông và ứng cử viên đảng Dân chủ dự tranh ghế tổng thống là Humphrey mong muốn là cuộc đàm phán về hòa bình phải đạt được kết quả vì các cử tri Mỹ đang tỏ ra càng ngày càng chán ngán trận chiến tranh đang tiếp diễn ở nơi xa xôi này”.
Các cơ quan truyền thông vẫn phát đi các tin tức và bình luận mà Nguyễn Cao Kỳ và cả Westmoreland đều nhức nhối vì họ “chẳng hề muốn” nghe. Nhấn mạnh qua hồi ký của mình, Westmoreland nhiều lần tỏ ý không ưa giới báo chí. Ông ta “kết án” báo chí góp phần tuyên truyền cho Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, tác động đến dư luận Mỹ và ngay cả… Tổng thống Johnson trong quyết định ngừng ném bom tiến đến cuộc thương lượng tay đôi đó. Ông gọi thái độ của Johnson là “bỏ cuộc”:
“Báo chí và vô tuyến truyền hình đã tạo ra một vầng hào quang không phải thắng lợi mà là thất bại kết hợp với những phần tử chống chiến tranh to mồm nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến các quan chức nhát gan ở Washington. Nó giống như hai võ sĩ quyền Anh trên võ đài, một võ sĩ đã đẩy võ sĩ kia tới đích, sắp hạ “nốc ao” thì anh võ sĩ rõ ràng sắp thắng này (!) bỗng nhiên bỏ cuộc…”.
Và người “nốc ao” trước mắt chưa phải Johnson mà là Westmoreland! Ông ta bị ngưng chức. Tướng Abrams sang thay...
33: “Chính là Huế” khiến tướng Westmoreland nổi giận
Tướng Westmoreland
Tướng Westmoreland để tâm rà soát tìm xem điểm “tập trung chiến lược” của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nằm ở đâu? Rốt cuộc “chính là Huế”! Hàng ngày, thậm chí từng giờ, các hãng tin quốc tế dồn dập loan đi loan lại sự kiện “mất Huế”. Westmoreland đã nóng mặt và nổi giận thực sự. Ông ta ném quân Mỹ ồ ạt “tái chiếm” và nổ súng từ ngày thứ 7 của đợt tổng tiến công..
Trở lại sự kiện Huế, từng làm tư lệnh không quân, Nguyễn Cao Kỳ thấy rõ mặt trái của thế mạnh không lực. Nó tạo nên tâm lý ỷ lại và phụ thuộc của bộ binh vào không quân: “nhớ lầnlực lượng hỗn hợp Việt Mỹ đang tiến quân thì bất ngờ gặp chống cự của địch. Phản ứng tức khắc của cấp chỉ huy Mỹ là ngưng tiến quân và đòi phải gọi không quân đến dội bom lên đầu đối phương. Chúng tôi phải điều động những máy bay đã được chỉđịnh đánh phá nơi khác đến tấn công mà về sau mới biết là chỉ có 6, 7 Việt Cộng chống giữ. Ấy thế mà đã phải dùng tới hai chuyến bay Fantom (con ma), mỗi chuyến mang 6 quả bom. Và theo người ta nói với tôi thì mỗi quả giá 6.000 đô-la. Kết quả cuộc tấn công ấy, có cả súng đại liên yểm trợ, đã chẳng có bằng cớ nào cho thấy giết được lấy một Việt Cộng”. Điều tai hại là bom Mỹ bỏ trượt mục tiêu quân sự, gây đổ nát nhà cửa, trường học, công trình dân sự. Huế Tết Mậu Thân 1968 không tránh được tai họa đó và hồi ký Westmoreland tìm cách bào chữa:
“Lúc trận đánh bắt đầu, quân Việt Nam (Sài Gòn) và lính thủy đánh bộ (Mỹ) chiến đấu không dùng xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ vì muốn bảo vệ thành phố giàu di sản quý báu này nhưng vì địch bám giữ một cách dai dẳng nên cứ theo cách đó thì mất quá nhiều sinh mạng người Mỹ và binh lính Nam Việt Nam. Tổng thống Thiệu bèn cho phép dùng bất kỳ phương tiện nào cần thiết để lấy thành phố Huế. Sự tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra!…”.
Vậy là máy bay chiến lược B.52 cũng được trưng dụng. Trước ngày có lệnh oanh kích áp đảo, quân giải phóng đã tiến đánh hai mục tiêu ưu tiên dưới đất là E7 và Mang Cá. E7 tức lực lượng thiết giáp đóng ở Tam Thai gồm xe tăng M41, MI 13 lội nước, pháo tự hành… Cuối cùng E7 bị đánh lật ngay ngày đầu của cuộc tổng tiến công. Đến ngày thứ ba, trừ cơ sở chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng đóng tại Mang Cá, toàn bộ căn cứ quân sự còn lại và 36 cơ quan cấp tỉnh, cấp miền (Trung phần) tại Huế rơi vào tay Quân giải phóng. Bấy giờ, mặt trận Khu 5 và cao nguyên lắng bớt nên Westmoreland để tâm rà soát tìm xem điểm “tập trung chiến lược” của cuộc tổng tiến công Tết toàn miền nằm ở đâu. Rốt cuộc “chính là Huế!”. Ngày ngày, thậm chí từng giờ, các hãng tin quốc tế dồn dập loan đi loan lại sự kiện “mất Huế”. Westmoreland nóng mặt và nổi giận thực sự. Ông ta ném quân Mỹ ồ ạt “tái chiếm” và nổ súng từ ngày thứ 7 của đợt tổng tiến công.
Mở đầu với lực lượng kỵ binh bay và thủy quân lục chiến điều từ Chu Lai, Bình Định thẳng qua Phú Bài – Phú Lộc đánh chiếm đường 1. Pháo hạm ngoài khơi quay mũi súng vào bờ nhả đạn yểm trợ để bộ binh đổ bộ qua cửa Thuận An tiến đánh Huế. Nhưng không nhích được mấy: “Sau 4 ngày giao tranh, quân đồng minh (Mỹ) chỉ tiến được 180m. Giờ phút này lính thủy đánh bộ không thể di dịch được… Lá cờ của Việt Cộng vẫn bay ngạo nghễ trên cổng chính phía Nam thành phố Huế”. (UPI, 12 giờ trưa 10.2.1968).
Cùng ngày, hãng AFP đưa tin: “Trong các trận đánh hàng nghìn quân nhân đã bị giết. Quân đội Hoa Kỳ và quân chính phủ (Sài Gòn) phải chôn những người chết của họ bất kỳ nơi nào và lúc nào có thể được. Còn lính dù Việt Nam thì chôn xác ngay trên trận địa”. Về phía Quân giải phóng, theo chỉ huy trưởng Lê Minh, để giữ ngọn cờ bay trên kỳ đài, đánh lùi các đợt phản kích, trong tuần đầu “thương vong trong nội thành đã lên tới ba trăm”. Nan giải nhất là đạn. Mở kho vũ khí thì tại chỗ súng đầy ắp nhưng đạn rất thiếu.
Đến ngày thứ 10, “Mỹ đã bắc một cầu nổi qua sông Hương để thay thế cầu Tràng Tiền và Bạch Hổ đã bị ta đánh sập”. Tối đó, tướng Trần Văn Quang xuất trận. Theo đoạn hồi ký “Huế- Xuân 68* của Lê Minh, nhân đêm tối Quân giải phóng “tập trung cường tập bằng cả bộc phá, súng cối; gom nhặt hết lực lượng quyết đánh vỡ Mang Cá. Nhưng địch đã đủ thì giờ tổ chức Mang Cá thành một ổ đề kháng lớn do chính Ngô Quang Trưởng chỉ huy. Ta đánh từ 9 đến 12 giờ đêm, thương vong nhiều nhưng trận đánh không mang hiệu quả, nhưng ta cứ ở tại chỗ đó”.
Như đã nói, nguồn đạn bị hụt hẫng sau 10 ngày giao chiến. Lệnh tất cả các đơn vị đánh Mỹ phải tiết kiệm đạn tối đa. Chốt chặt cửa An Hòa và Chánh Tây để thông đường liên lạc với hậu cứ; dồn nỗ lực tiếp tục vây Mang Cá. Bộ chỉ huy chiến dịch điện về bộ Tổng: Chúng tôi hết đạn, chỉ làm kế hoạch được từng buổi – Ký tên: Bảy – Tín – Minh (tức tướng Trần Văn Quang, chính ủy Lê Chưởng và chỉ huy trưởng chiến dịch toàn khu Trị Thiên – đương nhiệm Bí thư Thành ủy Huế lúc ấy: Lê Minh).
Khoảng 5 tiếng đồng hồ sau, Hà Nội trả lời mặt trận Huế: “Cấp trên sẽ chi viện đủ cho các anh hoàn thành nhiệm vụ”. Ký tên: Văn – Dũng – Thảo (tức Võ Nguyên Giáp – Văn Tiến Dũng – Song Hào). Tiếp đó là bức điện chi tiết hơn do tướng Văn Tiến Dũng ký báo tin trung ương sẽ tiếp viện các trung đoàn bộ binh trợ chiến cùng các loại đạn dược khí tài từ đường 559 xuống Huế.
Thời điểm đó, một trung đoàn bộ binh từ phía Bắc vượt vào tới Quảng Điền và đụng đầu ngay Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ trên sông Bồ…
34 – Tấn công Mậu Thân hay ‘thế trận Trân Châu Cảng’
Trong hồi ký của mình, Nguyễn Cao Kỳ đã viết về trận Mậu Thân: “Số thương vong lên rất cao: khoảng 4.000 quân Mỹ bị chết cùng 5.000 quân Nam Việt Nam. Tổn thất lớn nhất vẫn là niềm tự hào và uy tín nước Mỹ bị sa sút. Đối với người Mỹ, vụ tấn công Tết đã gây nỗi kinh hoàng của một vụ Trân Châu Cảng khác. Và lần đầu tiên người Mỹ đã nhận ra rằng họ sẽ không thể nào thắng…”
Ông Mai Văn Bộ viết trong hồi ký “Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật” là vào tất niên 1967 tuy chưa biết sẽ bị đánh lúc nào và ở đâu, Westmoreland vội vã hủy bỏ kế hoạch phản công chiến lược lần thứ 3.
Bước sang ngày thứ 15, chịu sự phản kích dữ dội của 4 sư đoàn tinh nhuệ gồm 3 sư đoàn Mỹ, 3 lữ đoàn Sài Gòn, chưa kể sư đoàn 1, cuộc chiến đấu giữ Huế kéo dài hơn một tuần tiếp đó với tương quan lực lượng không ngang sức. Quân giải phóng thiếu đạn, thiếu viện binh, bị bom, pháo cấp tập, đã rút ra khỏi thành phố sau 26 ngày đêm làm chủ – tính đến 26.2.1968. Westmoreland ghi nhận: “Khi kéo được lá cờ của Việt Cộngxuống (khỏikỳ đài Huế) thì phần lớn Thành nội vàkhu nhà ở phía Nam sông Hương đều bị hư hại (…) Huế tượng trưng rõ nhất cho cảnh tàn phá của cuộc chiến đấu trên đường phố”.
Đến đây chúng ta hãy tạm lùi lại một chút vào thời điểm “sát nút” cuộc tổng tiến công toàn miền: tháng 12.1967 – mà đại sứ Mai Văn Bộ, thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, gọi là “một thời điểm cực kỳ quan trọng”. Bởi những ngày đó diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt giữa Mỹ và Việt Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc đọ sức “ngăn chặn” và “chống ngăn chặn”. Mặc dầu các phương tiện thám không hiện đại nhất thời đó của Mỹ soi tìm động tĩnh trên từng cây số “các phương tiện vận chuyển cơ giới, các sư đoàn chủ lực, các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, thông tin… như trăm sông ngàn suối, cuồn cuộn đổ về một hướng mà Mỹ bằng bất cứ giá nào cũng không ngăn chặn nổi”. Ông Mai Văn Bộ viết trong hồi ký “Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật” là vào tất niên 1967 tuy chưa biết sẽ bị đánh lúc nào và ở đâu, Westmoreland vội vã hủy bỏ kế hoạch phản công chiến lược lần thứ 3 dự định vào mùa khô năm ấy để rảnh tay dồn sức cho việc đối phó với cơn lốc vận tải đang cuốn mù trời Nam:
“Không quân Mỹ không ngừng thả chất độc hóa học hủydiệt từng cánh rừng dọc các tuyến đường, rải những “cây nhiệt đới” (máy thu và phát tiếng động, phát sóng cho máy bay đến ném bom) để dò xe, dò đường và đã ném khoảng 6 vạn trái bom đủ loại dọc các tuyến đường Trường Sơn. Mac Namaracho khởi công xây dựng một hàng rào điện tử ở ngay vùng giới tuyến. Nhưng Mỹ không làm sao ngăn chặn được dòng người và xe cộ mà mật độ mỗi ngày một tăng lên trên các tuyến đường ở cả phía Đông và Tây Trường Sơn, kéo dài đến tận vùng Châu Thành tỉnh Sông Bé của miền Nam. Trên thực tế chiến tranh ngăn chặn của Mỹ đã thất bại”.
Ngay lúc “không ngăn chặn” nổi đó, quá trình đếm ngược đến giờ G. ngày N. của trận tập kích chiến lược xuân 1968 đã bắt đầu! Đoạn “hồi ký tất niên” của ông Mai Văn Bộ ghi: “nhân buổi tiệc cuối năm vào ngày x chiêu đãi đoànđại biểu Đảng và Chính phủ Mông cổ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: “Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọihành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam DânchủCộng hòa, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan”.
Nhưng Mỹ đòi “chấm dứt ném bom có điều kiện” và Tổng thống Johnson tìm cách xoa dịu dư luận chống chiến tranh ở Mỹ bằng đủ lời hứa, bảo “đang chờ đợi một loại trả lời nào đó của Hà Nội”. Câu trả lời nổ ra bất ngờ vào giây phút kết thúc quá trình đếm ngược đến giờ G. và ngày N. khiến Tổng thống Johnson la lên: “44 đô thị và 24 căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công”. Hồi ký Mai Văn Bộ “tổng luận” rằng tuy cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân không đạt “tất cả các mục tiêu đề ra” nhưng đã gây nên “một chấn động chính trị và tâm lý lớn lao” trên thế giới và trong nội bộ nước Mỹ và qua cuộc tấn công quy mô, toàn diện này, theo cách nói của Dean Rusk và Mac Namara, Mỹ đã “ý thức được rằng họ chẳng những khôngthắng được Việt Nam mà còn có thể thua to. Do đó Mỹ không còn cách thoát thân nào tốt hơn xuống thang chiến tranh và đề nghị đàm phán”.
Điều đó cũng dội lại trong hồi ký Nguyễn Cao Kỳ:
“Sau năm, sáu ngày giao tranh vẫn còn khoảng 1.000 quân cộng sản chiến đấu trong thành phố Sài Gòn. Trong lúc tại Huế mãi đến 10.3.1968 mới giải phóng hoàn toàn thành phố này. Số thương vong lên rất cao: khoảng 4.000 quân Mỹ bị chết cùng 5.000 quân Nam Việt Nam. Mặc dù sự việc trên thê thảm thế nào đi nữa, những tổn thất lớn lao nhất vẫn là niềm tự hào vàuy tín nước Mỹ bị sa sút. Đối với người Mỹ,vụ tấn công Tết đã gây nên tất cả những nỗi kinh hoàng của một vụ Trân Châu cảng khác và lần đầu tiên người Mỹ đã nhận ra rằng họ sẽ không thể nào thắng nổi trận chiến tranh. Đã có một sự tan vỡ đến mất hết niềm tin”. Điều tiếp đó làm Nguyễn Cao Kỳ và cả Nguyễn Văn Thiệu chua xót là trận tổng tiến công Tết Mậu Thân, Mỹ đã mặc kệ thái độ hiếu chiến của Westmoreland, Kỳ và Thiệu, để xuống nước đàm phán.
Kỳ chua chát: “Chúng tôi đã phải đứng ngoài trong những bước đi giữaMỹ và Bắc Việt Nam’’. Riêng ông Kỳ thêm một vố đau vào chiều 2.6.1968. Chiều đó, lúc Sài Gòn còn đang nổ súng giao tranh Mậu Thân đợt 2, một số tướng tá thân cận, vây cánh của Kỳ tụ họp tại sở chỉ huy nằm trong khu vực Chợ Lớn. Bất thần một chiếc trực thăng Mỹ nhằm ngay ngôi nhà đặt sở chỉ huy đó nhào đến, bắn rốc-kết xối xả, giết chết một loạt người của Kỳ, như trung tá Nguyễn Văn Luân, Giám đốc Cảnh sát đô thành, trung tá Phó Quốc Chụ, giám đốc Cảng Sài Gòn, trung tá Đào Bá Phức, chỉ huy trưởng trung đoàn 5 biệt kích thuộc Quân đoàn thủ đô, thiếu tá Lê Ngọc Trụ, giám đốc Cảnh sát quận 5, thiếu tá Nguyễn Bảo Thúy, phụ tá đặc biệt Đô trưởng Sài Gòn.
Tháng trước đó, tướng Nguyễn Ngọc Loan, tay chân thân cận ruột của Kỳ, nắm an ninh quân đội, nha tình báo và kiêm luôn tổng nha cảnh sát, bị bắn què giò trên đường phố Sài Gòn. Nay trong vụ máy bay Mỹ dội rốc-kết bí ẩn này em rể Loan là trung tá Văn Văn Của, làm Đô trưởng Sài Gòn bị bắn gãy tay mặt phải thôi chức. Rất nhanh chóng, Thiệu thay đại tá Trần Văn Hai làm giám đốc Tổng nha Cảnh sát vằ lần lượt 8 trong số 10 giám đốc cảnh sát các quận bị thay bằng người của Thiệu. Việc “trong nhà” đã yên tâm thêm, Nguyễn Văn Thiệu tỏ vẻ “cứng” với Mỹ. Ông ta nhất định không chấp nhận ngưng ném bom miền Bắc vô điều kiện. Mỹ chiều theo? Không đời nào. Đêm 30.10.1968, đoàn Mỹ gồm Harriman, C. Vance, Habib kéo đến nơi ở của đoàn Việt Nam tại nhà số 11 phố Darthé, vùng Choisy le Roi. Hai bên họp từ 1 giờ 35 đến 2 giờ rưỡi khuya.
Harriman đọc lời tuyên bố trước Bộ trưởng Xuân Thủy:
“Tôiđược phép tuyên bố với ngài rằng tổng thống (Johnson) sắp sửa ra những mệnh lệnh vào buổi tối ngày 31.10, vào 7 giờ hoặc 8 giờ, giờ Washington… để chấmdứt mọi cuộc oanh tạc bằng không quân, hải quân và pháo binh và mọi hành động khác liên quan đến việc dùng vũ lực chống toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…”.
Vậy là từ trận chiến Tết Mậu Thân, một nền hòa bình bắt đầu ló dần sau khói súng.
35 – ‘Bồ câu trắng’ hay những cuộc tiếp xúc bí mật được ‘bật mí’
Bà Nguyễn Thị Bình tại Hòa đàm Paris
Đàm phán với cuộc “so gươm” hai trưởng đoàn Xuân Thủy và Harriman đúng một tháng từ phiên mở đầu từ 13/5 đến 12/6/1968. Tạm ngừng khi nhà ngoại giao W.Jordan có nhã ý mời ông Nguyễn Thành Lê, người phát ngôn của đoàn VN đi “ăn cơm”. Thế là món “bồ câu trắng” được bí mật ghi vào thực đơn hội đàm. Để 14 ngày sau, cuộc nói chuyện lặng lẽ khai thông ở nơi khác bên ngoài hội trường Kléber…
Khi tướng Abrams (phụ tá của Westmoreland) được chỉ định thay Westmoreland làm tư lệnh lực lượng Mỹ ở Việt Nam, thì đàm phán ở phố Kléber vẫn đang tiếp tục với cuộc “so gươm” của hai trưởng đoàn: Xuân Thủy và Harriman. Xuân Thủy tố cáo “Mỹ xâm lược Việt Nam”, còn Harriman lặp đi lặp lại những lời lẽ đổ lỗi “miền Bắc xâm lượcmiền Nam”.
Hai ngón võ đó được hai bên thi triển đúng một tháng từ phiên họp mở đầu vào ngày 13.5.1968 đến 12.6.1968 rồi tạm ngừng khi nhà ngoại giao năng động W.Jordan (đang là người phát ngôn của phái đoàn Mỹ) có nhã ý mời ông Nguyễn Thành Lê (người phát ngôn của đoàn Việt Nam) đi “ăn cơm”. Ông Nguyễn Thành Lê nhận lời. Thế là món “bồ câu trắng” được ghi vào thực đơn hội đàm để 14 ngày sau, cuộc nói chuyện lặng lẽ khai thông ở một nơi khác nằm bên ngoài hội trường Kléber.
Đó là căn nhà riêng của đoàn Việt Nam ở Vitry-sur-Seine. Phó trưởng đoàn Mỹ Cyrus Vance cùng chuyên gia kỳ cựu về vấn đề Việt Nam Philippe Habib đến đấy vào giữa khuya 26.6.1968. Vào giờ đó, Phó đoàn Việt Nam là đại sứ Hà Văn Lâu cùng ông Nguyễn Minh Vỹ thức đợi và tiếp đón hai đại diện của đoàn Mỹ. Phó đoàn Vance rút trong túi ra tờ giấy đánh máy sẵn và đọc: “Hoa Kỳ sẽ chấm dứt các cuộc ném bom trên toàn miền Bắc vào một ngày sẽ được thông báo cho phía Việt Nam biết trước. Trước ngày đó, hai bên sẽ thỏa thuận về “hoàn cảnh” (circonstances) sẽ được thực hiện sau khi chấm dứt ném bom…”.
Vance nói thêm nội dung bàn đến quanh chữ “hoàn cảnh” nêu trên bao gồm chấm dứt việc bắn pháo và tấn công bằng bộ binh vào quân Mỹ và quân đồng minh qua khu phi quân sự… Kết quả thảo luận về “hoàn cảnh” sẽ được hai bên giữ bí mật, không công bố. Các tác giả cuốn “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris” đã thuật lại điều đáng chú ý về cuộc trao đổi trên là “mặc dầu Hà Văn Lâu lên án mạnh mẽ việc Mỹ xâm lược, Vance không trả lời mà chỉ tập trung vào vấn đề chấm dứt ném bom miền Bắc”.
Đó là cuộc trao đổi hậu trường đầu tiên thoát hẳn sự theo dõi tò mò của các ống kính thâu hình và kéo dài hai giờ đồng hồ đến quá nửa đêm về sáng. Từ một nơi rất xa, tận Hà Nội, Bộ Chính trị theo dõi và có chỉ thị cho đoàn Việt Nam trước đó hãy “vừa nói chuyện công khai (tại hội trường Kléber) vừa nói chuyện hậu trường (như nhà riêng của đoàn ở Vitry- sur-Seine trên)”. Và: “Nói chuyện hậu trường khác với nói chuyện bí mật của Mỹ”. Vậy Mỹ đã nói chuyện bí mật như thế nào? Ở đâu?
Xin tạm lùi lại khoảng thời gian trước đó với sự xuất hiện của Kissinger tại miền Nam qua cuốn hồi ký Việt Nam nhân chứng của Trần Văn Đôn:
“Cũng như phần đông các giáo sư Mỹ đến Sài Gòn (1965), Kissinger được Tòa đại sứ Hoa Kỳ cung cấp danh sách những nhân vật thuộc ngành, nghề mà họ muốn tiếp xúc để biết những vấn đề cần thiết. Kissinger đến gặp các ông Phan Huy Quát, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ. Lúc đó Kissinger chỉ là một giáosư, dù là của Đại học Harvard (song chưa có chức vụ quan trọng trong chính phủ Mỹ) nên có lẽ hai ông Thiệu – Kỳ tiếp đón thiếu niềm nở. Kissinger phật ý.
Thời gian đó nhằm sau cuộc chỉnh lý, tôi sống ở Đà Lạt(…). Sau chuyến qua Sài Gòn đầu tiên đó, trở về Mỹ Kissinger đưa ra kết luận: “Miền Nam không thể tồn tại được”. Năm 1966, Kissinger đến Sài Gòn lần thứ hai, liên kết với Tòa Bạch Ốc nghiên cứu tình hình Việt Nam và báo cáo lần này: “Các tướng trẻ chưa đủ khả năng lãnh đạo miền Nam trong chiến tranh”. Đến năm 1967, lúc Johnson đang làm Tổng thống Hoa Kỳ, Kissinger có quen với một người Pháp, người này tên là Raymond Aubrac cùng đi Hà Nội với một người thân là Herbert Marcovich…”. Thật ra, hai người đó là “hai sứ giả” được Mỹ bí mật cử đi Hà Nội tiếp xúc…
Vị thứ nhất: Raymond Aubrac được Kissinger cất công tìm kiếm là người quen biết với Bác Hồ trong thời gian họp hội nghị Fontainebleau. Theo đại sứ Mai Văn Bộ “có lúc Hồ Chủ tịch đã ngụ tại nhà Aubrac và một cháu gái, con của ông, là con đỡ đầu của Hồ Chủ tịch”. Cho nên ông Aubrac có đầy đủ lý do để tin rằng ông sẽ “được tiếp một cách ân cần và trọng thị”.
Vị thứ hai mà Trần Văn Đôn nêu tên là giáo sư Herbert Marcovich thuộc viện Pasteur Paris, Tổng thư ký của Tổ chức chống chiến tranh hạt nhân Pugwash. Đứng chân ở hai nơi: Viện Pasteur và tổ chức Pugwash nên Marcovich được che đậy bằng “sứ mạng công khai” khi đến Hà Nội là: liên hệ với viện Pasteur Viễn Đông, “làm việc” với Viện Vệ sinh phòng bệnh và vi trùng học tại Hà Nội…
Cần đến những “lý do” trên vì Mỹ muốn che mắt dư luận, giữ bí mật chuyến đi, tránh bị cho là đã nhượng bộ Hà Nội. Ông Marcovich cùng Cao ủy năng lượng Pháp và hai giáo sư đại học Harvard họp ròng rã 3 ngày 16, 17 và 18.6.1967 tại Paris để thảo luận về chuyến đi cùng những điều cần làm để “đánh lạc hướng các nhà quan sát quốc tế và báo chí thế giới” với sự chủ trì của Kissinger “nhân danh Tổng thống Mỹ” vì Trần Văn Đôn viết Kissinger được Johnson giao phó việc dàn xếp chiến tranh Việt Nam cho sớm kết thúc”. Một đoạn hồi ký của Kissinger (được trích dẫn bởi đại sứ Mai Văn Bộ) xác nhận:
“Từ tháng 7 đến tháng 10.1967, chính phủ Johnson yêu cầu tôi làm trung gian trong một cố gắng để đàm phán tiến triển. Tôi nhờ chuyển thông điệp qua hai nhà trí thức Pháp mà tôi quen biết: một người trong đó có quan hệ với Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những năm 1940 và đã qiúp chỗ ở khi đến Paris, đàm phán với người Pháp. Tôi được phép gợi ý những bạn của tôi đi Hà Nội nhằm đề nghị những điều kiệnđể Mỹ tạm ngừng ném bom, coi đó là việc dọn đường cho hội đàm…”
Hai sứ giả rời Paris ngày 18.7.1967 để lên đường đi Hà Nội với tư cách những nhà khoa học. Họ gặp ai? Diễn tiến những ngày tiếp đó được Kissinger yêu cầu hai sứ giả hoàn toàn giữ kín và xếp vào loại “tuyệt mật”. Nhưng dường như lời đồn đại “đã có đàm phán bí mật” đang đánh động Sài Gòn?…
36 – ‘Cái bàn kỳ quái’ hay đàm phán ‘hai phía’ và ‘bốn bên’
Đàm phán “bốn bên” – cách gọi của đoàn VN, hoặc “hai phía” – cách gọi của Mỹ, sẽ diễn ra trên bàn tròn, bàn vuông hoặc bàn hình thoi là đề tài cãi nhau mất… 2 tháng cuối năm 1968. Đoàn VN đề nghị chọn bàn hình vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh mới thể hiện tính độc lập, bình đẳng. Phía Mỹ muốn làm rõ khái niệm “hai phía” nên đưa ý kiến chọn bàn hình chữ nhật để Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng ngồi một bên. Không bên nào chịu bên nào…
Trong chuyến đi 10 ngày đến Hà Nội, ông Aubrac được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp – và cùng Marcovich, được Thủ tướng Phạm Vãn Đồng tiếp.
Về lại Pháp, trong nhiều buổi “tiếp xúc bí mật” khác với đại sứ Mai Văn Bộ tại Paris, có lần giáo sư Marcovich trăn trở:
“Sứ mạng của tôi là đạt được sự gặp gỡ giữa những người đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau việc chấm dứt ném bom. Sau đó hai bên có điều gì để nói với nhau và việc gì sẽ xảy ra, tất cả những cái đó sẽ không liên quan đến tôi nữa. Cho nên chúng tôi gọi đó là một “mục tiêu hạn chế”. Thế mà đến nay, “mục tiêu hạn chế” đó vẫn chưa đạt được”.
Đại sứ Mai Vãn Bộ mời giáo sư uống chén trà mong ông dịu cơn xúc động và lựa dịp mời cả Aubrac đến, ngỏ lời “xin cảm ơn hai ông. Có những cái ta làm, kết quả thấy được ngay. Nhưng cũng có cái ta làm, phải chờ một thời gian mới thấy được kết quả. Phải thế không, ông Marcovich?”.
Marcovich đáp: “Vâng! Lập trường của hai bên đã rõ ràng nhưng chưa có điểm hội tụ. Chắc là còn phải chờ”.
“Phải chờ” Mỹ thay đổi trò hai mặt: vừa “tiếp xúc bí mật”, vừa “công khai ném bom” cầu Long Biên, trục giao thông Hà Nội – Lạng Sơn, đường xe lửa Hải Phòng… nhằm tìm kiếm thương lượng trên thế mạnh. Nhưng Mỹ hoài công vì không thấy đối phương xuống thang “tấn công ngoại giao” mấy tý.
Đến tháng 5.1968, như đề cập ở các phần trước, Mỹ đình chỉ ném bom hạn chế miền Bắc, họp tay đôi với Hà Nội tại phố Kléber (Paris), rồi tiến đến ngừng ném bom hoàn toàn và không điều kiện vào 31.10, thì việc họp “bốn bên” (có thêm đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và đại diện chính quyền Sài Gòn dự) được rục rịch chuẩn bị.
Ban đầu Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ thái độ “đóng băng”, hục hặc, không theo quyết định của Tổng thống Johnson. Không chịu ký vào thông cáo chung với Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, tiếp đó lại trì hoãn chưa chịu cử đoàn Sài Gòn dự “phiên họp mở rộng” bốn bên, vì, như Nguyễn Cao Kỳ viết: “Chúng tôi kịch liệt phản đối việc tiến hành đàm phán ở Paris”. Nhưng được bao lâu?
“Mỗi tuần qua đi chúng tôi càng cảm thấy không thể tiếp tục chống đối vô hạn định. Ngoài nỗi mệt mỏi của chính tôi ra (Nguyễn Cao Kỳ), càng ngày người Mỹ càng lộ rõ quyết tâm chấm dứt cuộc chiến. Vì vậy, cuối năm 1968 tôi đến Paris, cầm đầu phái đoàn miền Nam Việt Nam – chính quyền Sài Gòn – tham dự đàm phán hòa bình”.
Đàm phán “bốn bên” – cách gọi của đoàn Việt Nam, hoặc “hai phía” – cách gọi của Mỹ, sẽ diễn ra trên bàn tròn, bàn vuông hoặc bàn hình thoi là đề tài cãi nhau mất… 2 tháng cuối năm 1968.
Đoàn Việt Nam đề nghị chọn bàn hình vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh mới thể hiện tính độc lập, bình đẳng, vai trò và vị trí của mỗi bên. Phía Mỹ muốn làm rõ khái niệm “hai phía” của họ nên đưa ý kiến chọn bàn hình chữ nhật để Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng ngồi một bên.
Không bên nào chịu bên nào, Nguyễn Cao Kỳ kêu lên:
“Ôi, cái bàn ấy. Đó là cái bàn kỳ quái. Nhưng đối với chúng tôi nó là điều quan trọng cơ bản, tiên quyết. Hình thù của nó phải làm sao để chúng tôi có thể thảo luận mà vẫn – thể hiện lập trường – không công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng. Vì thế chúng tôi khăng khăng đòi được thể hiện từng ly từng tí…”.
37 – Kissinger: “Đường lên mặt trăng ít trở ngại hơn đường chúng ta đi!”
Hội nghị bốn bên mở tại Paris, André Trần Văn Đôn được Thiệu “nhờ” đến đó để theo dõi diễn tiến và liên lạc với một số chính khách ngoại quốc quen biết.
Ông Đôn viết: “Em tôi là Robert Trần Văn Đôn phụ trách báo chí trong phái đoàn miền Nam Việt Nam (tức đoàn chính quyền Sài Gòn do ông Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn), cho tôi biết phái đoàn miền Bắc và Mặt trận Giải phóng miền Nam đã đem những câu tôi chỉ trích chính quyền Nguyễn Văn Thiệu khi trước ra khai thác có lợi cho họ. Vì vậy nên tôi không chỉ trích, phê bình, chống đối (Thiệu) nữa”.
Xem ra cái cớ “không chỉ trích phê bình, chống đối” Thiệu của ông Đôn trong giai đoạn đó chưa thật thuyết phục. Song bầu khí ngoại giao được ghi lại khá hóm hỉnh ở nhiều nút thời sự qua hồi ký. Như lúc Kissinger thông báo cho Sài Gòn biết Mỹ đã thỏa thuận“để Bắc Việt sẽ gửi vào miền Nam 10.000 cán bộ lo việc hành chính” thì Thiệu hết hồn. Đến lượt “bí thư đặc biệt của tổng thống Thiệu” là Hoàng Đức Nhã đòi Kissinger giải thích “những điểm mập mờ mà Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (Sài Gòn) cần biết thật rõ hơn” trong các điều khoản dự thảo ngầm giữa Mỹ với “phía bên kia”.
Thật rùng rợn đối với Thiệu và Nhã khi hay tin – hàng vạn cán bộ Cộng sản sẽ công khai ngồi vào bàn giấy giữa Sài Gòn với sự tồn tại “ba phía của Việt Nam” trong đó có “Việt Cộng”! Hoàng Đức Nhã, người em con chú họ của ông Thiệu, nói “như vậy là đầu hàng” và đến nước đó chẳng đè nén gì nữa, đã tỏ bất bình với Kissinger trong chuyến Kissinger đến dinh Độc Lập với tướng Abrams, tướng Frederick Weyand, đô đốc Taylor, cố vấn chính trị phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris là Philip Habib và đại sứ Bunker.
Nhã vốn bị nhiều người trong chính quyền Thiệu không ưa. Vì như tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng làm “phụ tá đặc biệt cho tổng thống Thiệu” thì tuy được đào tạo khá “chính quy” tại Đại học Mỹ, cao lớn, đẹp trai, có duyên, có tài nhưng “đối với các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ, Nhã còn thiếu kinh nghiệm, ngạo mạn và thường lạm dụng quyền hạn của mình. Họ cho rằng Nhã lên được vị trí này (bổ nhiệm làm thư ký riêng cho Thiệu lúc chưa đầy 30 tuổi) là nhờ có họ hàng với Thiệu và sự xấc xược của Nhã, một lối xử sự học được ở người Mỹ, đã bị chỉ trích nặng nề.
Nhã lái một chiếc Mustang mui xếp và sau đó là chiếc Mercedes kín mui chạy khắp đường phố Sài Gòn thời kỳ chiến tranh, một biểu hiện khoe khoang hợm hĩnh, chứng tỏ ta có đặc quyền”. Theo tiến sĩ Hưng, Nhã không thèm xem lại ý kiến của mình có được Mỹ ủng hộ không, cũng không nghe theo các cấp trên trong hội đồng nội các, tệ hơn nữa cho ý kiến của họ là “ngu xuẩn”.
Hồi ký Trần Văn Đôn viết: “Riêng Kissinger bực mình hơn bị một thanh niên trẻ tuổi như Hoàng Đức Nhã bác bỏ một công trình (các dự thảođiều khoản của hiệp định Paris) mà ông đã công lao nhọc mới thực hiện được lại còn cho rằng công trình đó có nhiều điểm sai lầm”. Ông Đôn nhận xét:
“Sở dĩ Kissinger thích Lê Đức Thọ là vì ông Thọ luôn khôn khéo, lúc nào cũng vui vẻ…Trái lại ở Sài Gòn lúc ban đầu Kissinger đến với tư cách một giáo sư đi tìm hiểu sự việc (trước những năm họp hội nghị Paris) nên không ai tiếp đón niềm nở. Những lần sau (trong thời gian họp hội nghị Paris) ông đến để đặt áp lực với chính quyền miền Nam nên không khí không được thân thiện. Những lần dùng cơm với chính quyền VN (Sài Gòn) đều nằm trong phạm vi dinh Độc Lập với những người hầu bàn già cả, trong bầu không khí khách sáo khô khan. Trong khi đó Lê Đức Thọ và Xuân Thủy mời Kissinger dùng cơm ở những ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Ba Lê có sân cỏ, có vườn hoa nhỏ nhắn thanh lịch với các nữ tiếp viên trẻ trung vui vẻ, không khí thân mật ấm cúng”.
Cần nhắc lại, ông Đôn là “quan sát viên đặc biệt” của Thiệu tại Paris, phóng tầm mắt đến cả chi tiết những “nữ tiếp viên trẻ trung vui vẻ” trong vườn người, hợp với tiếng đồn đào hoa về ông. Ông cũng ghi nhận, đại diện đoàn Mỹ Cabot Lodge và Bộ trưởng Xuân Thủy “gặp nhau đến lần thứ 11” sau ngày khai mạc, hội nghị bốn bên, nhưng vẫn “đối chọi” chứ chưa đối thoại có thực chất. Mãi hơn 6 tháng, vào giữa 1969, theo ông Đôn, từ sau hậu trường chính trị, Kissinger xuất hiện qua đường dây liên lạc của “một người Pháp thân cận với các viên chức cao cấp trong chính quyền Hà Nội gần 30 năm trời là Jean Sainteny” để gặp riêng Xuân Thủy. Vợ chồng Jean Sainteny đã thu xếp cho hai người gặp nhau tại tư gia số 204 đường Rivoli ở Paris. Kissinger từ Luân Đôn bí mật đến Paris.
Khoảng đó, tháng 7.1969, thế giới hồi hộp hướng về đường bay của con tàu vũ trụ Apollo 11 và qua màn ảnh truyền hình theo dõi sự kiện con người thứ nhất của quả đất là phi hành gia Neil Amstrong đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt mặt trăng. Khi quay về mặt đất, Amstrong đổ bộ xuống vùng biển thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương và Tổng thống Mỹ Nixon đã tới đó đón ông. Luôn tiện Nixon thăm một loạt nước như Pakistan, Indonesia, Ấn Độ, Romania, Anh Quốc và ông Kissinger nhân dịp ấy từ Luân Đôn qua Pháp gặp Xuân Thủy vào một buổi chiều đầu tháng 8.1969 tại địa chỉ nói trên.
Theo tài liệu các ông Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, cùng đi với Kissinger có Anthony Lake, người phụ tá thân cận, và tướng Vernon Walters – tùy viên quân sự Mỹ. Bộ trưởng Xuân Thủy đến cùng Mai Văn Bộ và Nguyễn Đình Phương. Tại cuộc gặp đầu tiên này, Xuân Thủy đã đặt câu hỏi với Kissinger: Tại sao Mỹ đưa quân đến Việt Nam nhanh mà khi rút quân lại nhỏ giọt “rút 25.000 so với 54 vạn quân Mỹ hiện có (1969)” không nghĩa lý gì!
Hai bên tranh luận… Kissinger nhấn mạnh “Việc tôi tham gia là bí mật!” và có gì mới sẽ thông báo riêng cho nhau. Về sau trong cuộc hẹn khác, Kissinger có đưa ra một số tài liệu công khai về việc Mỹ phóng tàu vũ trụ Apollo lên mặt trăng. Hôm đó, Kissinger đến trễ, Xuân Thủy cười bảo:
– Dù có lên được mặt trăng cũng có khi đi chậm.
Một lát, Kissinger:
– Con đường lên mặt trăng ít trở ngại hơn con đường chúng ta đi.
Đúng, bởi cuộc đánh cắt đẫm máu đường mòn Hồ Chí Minh đoạn Hạ Lào lúc đó đã chất cao thêm xác chết trên đường đến Paris.
38 – Trận đánh mưu cắt đường mòn Hồ Chí Minh
Ba năm sau Tết 1968, Thiệu lại cho phép đốt pháo vào dịp Nguyên đán 1971. Cũng như lần trước, Thiệu muốn tỏ “bản lĩnh”, làm ra vẻ tình hình miền Nam yên ắng lắm. Và rồi, lần này, xui xẻo lại đến với quân đội Sài Gòn sau những loạt pháo đầu năm.
Mặt trận không nổ ra tại thành phố mà chuyển lên vùng rừng núi hạ Lào. Tiếng dội của nó vẫn có sức rung chuyển đến tận tòa Bạch Ốc báo hiệu sự phá sản hoàn toàn chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nixon tiến hành từ 2 năm trước. Bấy giờ theo hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ, quân Sài Gòn đã thêm 400.000 người sau lệnh tổng động viên 18 đến 38 tuổi (1968-1969), nâng tổng số quân lên 1.000.000 người (cuối năm 1970) và trong vòng trên dưới 3 năm Mỹ chuyển giao Sài Gòn 1.000.000 vũ khí, 46.000 quân xa, 1.100 máy bay gồm cả trực thăng…
Sau quá trình “chuyển giao” trên, Mỹ và Sài Gòn muốn chứng tỏ sự “trưởng thành của quân đội Việt Nam Cộng hòa” đã mở cuộc hành quân quy mô do binh lính Sài Gòn đảm nhiệm “nhằm đánh cắt đường mòn Hồ Chí Minh và tiêu diệt đất thánh cộng sản ở Lào”! Mỹ cay cú đường vận chuyển chiến lược thường gọi “đường mòn Hồ Chí Minh” mà chỉ riêng sát thời điểm mở cuộc hành quân trên có đến 40.000 tấn hàng chảy vào Nam trong năm 1970. So với hoàn cảnh thời đó, con số ấy có ý nghĩa lớn, nó gấp 10 lần năm 1969!
Trước ngày hành quân, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird đã có chuyến đi điều tra mật về tình hình miền Nam Việt Nam. Ông báo cáo kết quả tại cuộc họp do Tổng thống Nixon triệu tập, với sự có mặt của Kissinger, Rogers, Alexander Haig, Đô đốc Thomas H.Moorer, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, và Helms, Giám đốc CIA.
Liền đó Nixon cho phép đưa “kế hoạch hành quân tuyệt vời trên giấy” (như Kissinger gọi) vào thực tế chiến trường. Hồi ký Nixon giải thích để tránh dư luận Mỹ chỉ trích và để tỏ sự “thành công” của Việt Nam hóa chiến tranh nên Mỹ không đóng vai trò chủ lực trong cuộc tấn công; Mỹ chỉ đạo nhưng “đứng đằng sau” yểm trợ bằng pháo đài bay B.52, các máy bay chiến đấu khác, đảm nhiệm chuyển vận, rót trọng pháo và ngay cả tên cuộc hành quân vẫn là Việt Nam: Lam Sơn 719!
Để lót đuờng “xuất hành” cho quân Sài Gòn, từ mồng 3 Tết Tân Hợi, nhằm 30.1.1971, lực lượng Mỹ ở phía Nam sông Bến Hải lặng lẽ triển khai, tạo một bàn đạp vững chắc phóng sang Lào. Suốt 7 ngày sau đó những vị trí chiến thuật then chốt ở Quảng Trị nhanh chóng được chiếm lĩnh để ba cánh quân Sài Gòn gồm bộ binh, lính nhảy dù và thiết giáp sẵn sàng vượt biên giới.
Thiệu, với danh nghĩa tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội Sài Gòn, xuất hiện nói chuyện với số đông quân thiện chiến đội nón sắt đang sắp hàng ngoài trời trước giờ ra trận. Ông đã tung vào cuộc 2 sư đoàn tinh nhuệ nhất của “quân lực Việt Nam Cộng hòa” trong đó có sư đoàn thủy quân lục chiến. Họ đã bỏ sau lưng dư hương ngày Tết và dấn thân vào tử địa sau lệnh xuất phát ngày 8.2.1971 tiến về Tchépone qua đường 9 Nam Lào. Một chảo lửa đang chực cháy chờ họ.
Theo thuật lại của cố vấn tổng thống Thiệu, “tướng Võ Nguyên Giáp huy động lực lượng (…) gồm cả thiết giáp được trang bị xe tăng Liên Xô” đón đánh. Ngày tiến quân đầu tiên trận địa không đến nỗi kinh hoàng như 4 ngày tiếp đó, hễ “bất kỳ nơi nào quân lính Nam Việt Nam tấn công đều thấy quân đội Bắc Việt dường như đã có ở đó và sẵn sàng đợi họ”. Mới non một tuần, con số thương vong của quân Sài Gòn lên đến 3.000.
Càng hoảng hốt, mục tiêu Tchépone càng xa tầm súng. Từ Mỹ, Lầu Năm Góc điện hỏi tới tấp đại sứ Bunker và bộ chỉ huy lực lượng Mỹ ở Sài Gòn. Thiệu sốt ruột lệnh tướng Hoàng Xuân Lãm bằng mọi giá “chiếm lấy Tchépone nhưng không cần cố giữ lấy nó”. Miễn sao tin tức loan đi “chiếm Tchépone” thôi, còn ngay sau đấy rút liền cũng được.Nhưng ngót nửa tháng tiến đánh, đội quân tinh nhuệ nhất vẫn mắc kẹt trên đường, số tử thương tăng lên từng ngày, việc tải xác chết khỏi mặt trận không làm xuể và “ma sự” bắt đầu ám ảnh mạnh đến tinh thần binh lính.
Qua ngày thứ 15, thời hạn chiếm Tchépone như dự định “tuyệt vời trên giấy” vụt qua. Cựu tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn, tướng Westmoreland được Kissinger tham vấn ngay về tình hình chiến trận khi đó, đã nhận định ít nhất phải có 4 sư đoàn Mỹ mới tiến chiếm và giữ được Tchépone, chứ 2 sư đoàn Sài Gòn dù là “tinh nhuệ nhất” vẫn chịu chết. Điều đó thấy rõ vào ngày thứ 25 của cuộc hành quân lúc đại binh Sài Gòn bị đánh tan nát trong các đợt đổ quân liều lĩnh gần Tchépone, để rồi:
“Chiến dịch kết thúc sau 44 ngày. Con số thương vong cao: 8.000 người, là một yếu tố làm suy nhược ý chí chiến đấu của Nam Việt Nam”.
Số liệu và nhận xét trên được ghi lại bởi “cố vấn đặc biệt của Tổng thống Thiệu” qua cuốn Từ tòa Bạch Ôc đến dinh Độc Lập (Nguyên tác: The Palace File – TS Nguyễn Tiến Hưng – Jerrold Schecter, nhiều người dịch, NXB Trẻ). Cuốn sách viết là đối với Thiệu sự thiếu hụt số trực thăng Mỹ cần thiết cho trận đánh ảnh hưởng đến cuộc hành quân:
“Ba ngày sau khi bắt đầu chiến dịch số phi công trực thăng Mỹ bị thương vong quá nhiều (…). Các phi công rất miễn cưỡng trong việc tiếp tục tải xác chết đúng lúc và đúng cách. Chính điều ấy gây chướng ngại cho binh lính Nam Việt Nam. Chúng tôi không làm cách nào để chở khỏi trận địa số binh sĩ tử thương hoặc bị thương, khiến ảnh hưởng không những đến tinh thần chiến đấu mà còn kềm hãm tiến trình chung của chiến dịch (…). Niềm tin đầu năm mới tiêu tan vì số thương binh của chiến dịch Lam Sơn đã lấp đầy các giường bệnh ”. Chứng kiến cảnh trực thăng tải thương bay như chuồn chuồn sa mưa từ Lào về, dân miền Trung thời đó có câu ca truyền khẩu:
Ai Lao đi dễ khó về
Khi đi áo giáp, khi về áo quan
Ai Lao đi dễ khó sang
Khi đi áo giáp, áo quan khi về!
Đường mòn Hồ Chí Minh vẫn thông xe. Chiến trường xa nhất của Nam bộ nhận được 4.000 tấn hàng năm 1971, tăng gấp đôi trước ngày có “cuộc chơi” Lam Sơn 719 vơi cái giá mà Sài Gòn phải trả cho hư không hơn 8.000 mạng sống. Nguyễn Cao Kỳ kêu: “Làm sao có thể khác được?”
39 – Một ngày cùng Tuyết Mai hạ cánh
“Làm sao có thể khác được” vì, theo Nguyễn Cao Kỳ, đem một đội quân quen “lệ thuộc phần lớn vào quân đội khác (Mỹ) về chỉ huy, vũ khí và ngay cả chiến lược” để nhào nặn thành “mới” và tách ra độc lập tác chiến như kiểu chiến dịch Lam Sơn 719 rất khó mà địch nổi đối phương.”.
Về mức sống cũng vậy, sự chung đụng lâu ngày với lính Mỹ tạo thói quen mong ngóng một số sinh hoạt ưu đãi không thể có được khi vắng mặt “người bạn” Mỹ bên cạnh, dẫn đến tâm lý so sánh, bứt rứt, thiếu hụt nơi lính Sài Gòn. Kỳ phân tích:
“Khi chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh chớm tiến hành, chúng tôi phải hướng dẫn lại cách suy nghĩ của những người lính đã từng sát cánh chiến đấu bên các bạn đồng minh nước ngoài có mức sinh hoạt quá cách biệt. Sự khác biệt đó đẻ ra vô số chuyện không mấy hay ho mà giờ đây chúng tôi phải “thừa hưởng”. Không ai lại đi trách người lính Mỹ ăn ngon, mua thả cửa các loại hàng hóa miễn thuế ở cửa hàng quân đội dành cho họ. Nhưng khi một đơn vị lính Nam Việt Nam hành quân sát bên một đơn vị lính Mỹ thì điều chắc chắn xảy ra là người Mỹ với tính hào phóng vốn có đem phân phát kem và thuốc lá không giới hạn cho các bạn đồng minh. Kết quả là mỗi đơn vị Việt Nam đều muốn tận lực hoạt động sát bên các đơn vị Mỹ và khi các đơn vị Việt Nam đột nhiên phải hoạt động độc lập thì họ cảm thấy thiếu nhớ những đồ xa xỉ của Mỹ”.
Đó chỉ mới lướt qua chung chung, sâu vào chi tiết ông Kỳ nêu trong hồi ký:
“Một lần tôi đã chứng kiến cảnh lính Mỹ tắm vòi nước gương sen tại một tiền đồn nằm chơ vơ giữa rừng rậm. Ít nhất trong vòng 20 dặm quanh đó không thể đặt buồng tắm bằng vòi nước gương sen nhưng với phương tiện sẵn có, Mỹ làm được chẳng khó nhọc mấy. Thoạt đầu, cả trăm lính Mỹ cởi hết quần áo đứng quây thành một nhóm dưới đất. Trên không, một chiếc máy bay lên thẳng lượn tới và phun nước xuống người họ. Tiếp đó, một chiếc máy bay lên thẳng thứ hai tới phun xà-phòng nước (để họ xoa người, kỳ gội) rồi chừng 5 phút sau khi tất cả kỳ cọ xong đâu đó thì chiếc máy bay thứ nhất quay trở lại phun nước lần nữa cho sạch”.
Đến cái ăn cũng được chăm sóc ngon lành hơn lính Việt một trời. Ngoài các loại thịt heo ba lát, thịt bằm, thịt xay hoặc nấu đậu với kỹ nghệ đóng hộp tân tiến, lính Mỹ còn có thể nếm các món tươi xào nấu tại chỗ như Kỳ thuật lại trong một chuyến cùng Tuyết Mai hạ cánh xuống một tiền đồn hẻo lánh:
“Lần khác, vợ tôi và tôi thăm một đồn sát biên giới Lào. Đó là căn cứ pháo binh Mỹ đóng tít tận đỉnh núi đá để yểm trợ cho lực lượng đồn trú phía bên dưới. Khi tôi vừa nhảy ra khỏi chiếc máy bay lên thẳng để bắt tay viên quan chỉ huy thì đã ngửi thấy mùi xào nấu thơm phức. Ở bất cứ nơi nào, dù xa xôi hẻo lánh cách mấy, vẫn có một người đầu bếp Mỹ mặc tạp dề trắng, đội mũ trắng, nấu nướng những miếng thịt bò chất từng đống, thơm ngon và đều đặn cứ như bữa ăn ở các nhà phú hộ.
Tất nhiên người Mỹ có quyền dùng máy bay lên thẳng để tiếp tế thịt bò tươi cho lính của họ, song hai quân đội Việt và Mỹ nằm sát bên nhau mà lại sống trong hai thế giới cách biệt nhau quá là điều đáng nói”.
Còn khi họ cùng phối hợp chiến đấu thì “điều đáng nói” là lính Sài Gòn phải thích nghi với chiến thuật Mỹ. Mà bộ binh Mỹ cứ vừa tiến tới vừa ngửa mặt trông trời, chờ sự yểm trợ của không quân như “một phản xạ tự nhiên”. Do đó, so với đối phương (Việt Cộng), họ giảm tự tin khi chưa nghe thấy tiếng gầm rú của máy bay trên không trung nơi lâm trận.
Kỳ nêu rõ sự lệ thuộc vào không quân, vào phi pháo Mỹ đã “‘đưa các tướng lãnh của chúng tôi đến những thói quen xấu”. Vì không quân chỉ có thể phụ giúp thôi, chỉ đóng vai trò yểm trợ, chính lực lượng bộ binh “mới là người tiến chiếm đất đai” làm chủ trận địa. Kỳ viết: “Về sau người Mỹ thường chỉ tríchkịch liệt bộ binh Việt Nam (quân Sài Gòn) không chịu tiếnđánh nếu không có không quân yểm trợ. Nhưng họ có biếtđâu rằng chính cách sử dụng lãng phí không quân của họ đãdạy cho binh sĩ chúng tôi ỷ lại vào sự yểm trợ đó”. Có ngày phải tiến hành đến 5.000 phi xuất yểm trợ cho bộ binh Nam Việt Nam, một con số không nhỏ đối với “một nước nghèo”, trong lúc như Kỳ bảo ‘‘không quân Mỹ với ngân sách lớn nên họ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đó” cứ phung phí vung vãi bom đạn. Các phụ tùng cũng thế. Khi Mỹ rút, linh kiện máy móc theo chủ trương ‘‘Việt Nam hóa” trút vào “chất cao như núi”, tha hồ sử dụng. Kỳ kể:
“Tôi còn nhớ mãi một anh chuyên viên Mỹ mang lon trung sĩ có hơi cố chấp nhưng tốt bụng, một bữa bước vào trong nhà để máy bay đã há hốc mồm khi thấy thợ máy bay Việt Nam đang dùng dao díp cạo một cái bu-ji cho sạch. Anh ta la lên nửa đùa nửa thật: Trời đất ơi! nếu ai cũng làm như anh thì còn gì là nền kinh tế nước Mỹ (người ta sản xuất đồ mới để bán cho ai?). Thôi, quăng nó quách đi, anh! Chúng tôi có cả triệu cái bu-ji mới ngoài kia kìa!”.
Những điều trông thấy trong căn cứ không quân và qua các chuyến hạ cánh cùng vợ là Tuyết Mai xuống thăm nhiều tiền đồn đã bổ sung thêm một số chi tiết về “nỗi đau” Việt Nam hóa trong hồi ký của Kỳ. Song đáng nhớ nhất sau chiến dịch Lam Sơn 719, đốỉ với Kỳ, có lẽ là chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của Thiệu vào giữa năm 1971, vì nó đẩy đường bay của Kỳ chệch khỏi quỹ đạo của chính trường Sài Gòn từ đó. Cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10, nhưng từ lâu, Thiệu đã làm đủ điều ngăn cản các đối thủ, trong đó có tướng Dương Văn Minh. Ông ta nặn ra đạo luật mới với nhiều điểm lạ đời, mà Kỳ nhắc:
“Người muốn ứng cử phải đại diện cho một đảng lớn (tôi- Nguyễn Cao Kỳ – không phải là đảng viên của một đảng nào), hoặc phải được 40 nghị sĩ, dân biểu giới thiệu và bảo đảm. Nhưng Thiệu đã kiểm soát tất cả…”.
Đoạn chót của “cuộc đấu” là Thiệu tranh cử “một mình với nhau”; độc diễn! Nguyễn Cao Kỳ hạ bút:
– Thế là, sau hai năm làm thủ tướng(1965-1967) và bốn năm làm phó tổng thống (1967- 1971), tôi “ngồi chơi xơi nước”. Tôi vẫn giữ quân hàm thiếu tướng không quân, vẫn ở căn nhà trong căn cứ không quân…
Ông đi đi, về về đồn điền riêng ở Khánh Dương bằng máy bay lên thẳng của mình và tự lái lấy, dĩ nhiên, nhiều chuyến có cả Tuyết Mai ngồi bên. Họ còn có chỗ để “hạ cánh” an toàn!
(Còn tiếp)
Nguồn: Nghiên cứu Lịch sử tổng hợp từ Một thế giới
Hình: Ông Nguyễn Cao Kỳ và bà Tuyết Mai, ảnh chụp năm 1967
[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]