Chuyển động Quốc Phòng (4/8 – 10/8/2023)

Print Friendly, PDF & Email

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương:

Đông Nam Á:

Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:

Chuyên mục Phân tích:

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Tàu chiến Nga bị hư hại khi Ukraine dùng drone tấn công vào căn cứ hải quân Biển Đen

Nga cho biết hai drone của hải quân Ukraine đã tấn công vào căn cứ hải quân Biển Đen tại Novorossiysk, làm hư hại nghiêm trọng một tàu chiến Nga. Theo đó, Ukraine cho biết tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Hải quân Nga đã bị hư hại nghiêm trọng và không thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Sau đó, drone của hải quân Ukraine tiếp tục tấn công một tàu chở dầu của Nga ở eo biển Kerch gần Crimea, đây là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công táo bạo cho thấy việc sử dụng các phương tiện không người lái của Kiev đang trở nên hiệu quả hơn.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Russian warship damaged in Ukrainian drone attack on Black Sea navy base. Truy cập ngày 5/8/2023; FT, Ukrainian naval drone hits Russian oil tanker near Crimea. Truy cập ngày 6/8/2023

Nga bắn hạ hai drone Ukraine gần Moscow

Nga hôm thứ tư cho biết đã bắn hạ hai drone của Ukraine gần Moscow trong đó một chiếc gần sân bay lớn ở phía nam thành phố và một chiếc ở phía tây thủ đô. Các cuộc không kích bằng drone sâu bên trong nước Nga đã gia tăng kể từ khi một máy bay không người lái bị phá hủy ở điện Kremlin vào đầu tháng 5. Ngoài ra, lực lượng an ninh Nga cho biết rằng Ukraine đã cố gắng tấn công một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia bằng drone. Tuy nhiên, một cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ cáo buộc này của Nga.

Xem thêm tại: Reuters, Russia shoots down two Ukrainian drones near Moscow. Truy cập ngày 10/8/2023; Jerusalem Post, Russia accuses Ukraine of targeting nuclear plant with strike drone. Truy cập ngày 10/8/2023

Nga, Ukraine xác nhận Kiev tấn công cầu Chonhar nối Crimea

Ukraine đã tấn công và làm hư hỏng cây cầu đường bộ Chonhar nối đất liền Ukraine với Crimea và một cây cầu nhỏ hơn nối thị trấn Henichesk với bờ biển phía đông bắc của bán đảo. Cụ thể hơn, Ukraine cho biết cuộc tấn công đã làm hỏng mặt đường của cây cầu, nằm trên tuyến đường được quân đội Nga sử dụng để di chuyển giữa Crimea và các khu vực khác của Ukraine dưới sự kiểm soát của họ.

Xem thêm tại: Reuters, Russia, Ukraine confirm Kyiv hits Chonhar bridge to Crimea. Truy cập ngày 8/8/2023

Ukraine cho biết họ đã ngăn chặn việc Nga hack hệ thống chiến đấu của lực lượng vũ trang

Lực lượng đặc biệt của Ukraine đã triệt phá một nỗ lực của tin tặc Nga nhằm thâm nhập vào hệ thống thông tin chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine. Cơ quan an ninh SBU cho biết tin tặc Nga đã cố gắng tiếp cận “thông tin nhạy cảm của Lực lượng Vũ trang Ukraine, vị trí và hoạt động của Lực lượng Phòng vệ, và thông tin hỗ trợ kỹ thuật của lực lượng ngày”. SBU cho biết nhóm tin tặc tinh vi của Nga, được cộng đồng nghiên cứu an ninh mạng gọi là Sandworm, chịu trách nhiệm cho các hành động trên. Thêm vào đó, các chuyên gia an ninh mạng cũng phát hiện ra rằng tin tặc đã lên kế hoạch sử dụng máy tính bảng của quân đội Ukraine để phát tán vi-rút trong hệ thống chiến đấu.

Xem thêm tại: Reuters, Ukraine says it prevented Russian hacking of armed forces combat system. Truy cập ngày 9/8/2023

Zelensky nói rằng Ukraine đang đạt được tiến bộ với hệ thống phòng thủ Patriot, IRIS-T

Ukraine nói đang chứng kiến ​​“những kết quả tuyệt vời” nhờ hệ thống phòng thủ Patriot của Mỹ và IRIS-T của Đức, bất chấp hàng chục cuộc tấn công của Nga trong tuần qua. Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine đã đẩy lùi “số lượng lớn” các cuộc tấn công của Nga trong tuần qua, bao gồm 65 tên lửa các loại và 178 drone tấn công, trong đó có 87 chiếc Shahed.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Zelensky says Ukraine making progress with Patriot, IRIS-T defenses. Truy cập ngày 7/8/2023

BAE của Anh xây dựng cơ sở sản xuất vũ khí tại Ukraine

BAE Systems đã và đang đẩy mạnh nỗ lực thiết lập một cơ sở sản xuất và sửa chữa vũ khí ở Ukraine. Cơ sở mới của Ukraine được thiết kế để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của chính họ nhưng cũng để củng cố khả năng phòng thủ rộng lớn hơn của châu Âu. Trước đó, vào tháng 5, Tổng thống Zelensky cho biết rằng đây là nhà máy sản xuất vũ khí quy mô lớn thực sự để sản xuất và sửa chữa nhiều loại vũ khí, từ xe tăng đến pháo binh ngay tại Ukraine.

Xem thêm tại: The Times, BAE ‘so proud’ to build facility in Ukraine. Truy cập ngày 4/8/2023

Nhà Trắng cho biết quan chức hàng đầu của Nga đã thuyết phục Triều Tiên tăng cường bán vũ khí cho Moscow

Nhà Trắng hôm thứ năm cho biết các quan chức tình báo Mỹ đã xác định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuần trước đã nói chuyện với các quan chức Triều Tiên trong chuyến thăm Bình Nhưỡng về việc tăng cường bán vũ khí cho Moscow để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine. Chính quyền Biden cho biết việc bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu muốn thắt chặt hợp tác với Triều Tiên nhấn mạnh rằng Điện Kremlin đã trở nên phụ thuộc vào nước này, cũng như Iran, để có được vũ khí cần thiết cho cuộc chiến chống lại Ukraine.

Xem thêm tại: AP, White House says top Russian official pitched North Korea on increasing sale of munitions to Moscow. Truy cập ngày 5/8/2023

Trung Quốc trấn an Nga về Ukraine sau cuộc họp về phương án kết thúc chiến tranh

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga, ông Sergei Lavrov, khẳng định mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa chính phủ Trung Quốc và Nga và hứa sẽ tiếp tục hợp tác để chống lại những nỗ lực của phương Tây nhằm kìm hãm sự phát triển của hai quốc gia. Hai bộ trưởng cũng thảo luận về cuộc chiến Ukraine, nhưng không có bản ghi nhớ nào đề cập trực tiếp đến một cuộc họp ngoại giao vào cuối tuần ở Ả Rập Saudi, nơi Trung Quốc đóng vai trò mà sau này Mỹ nói là hữu ích trong việc thảo luận về những con đường khả dĩ dẫn đến hòa bình ở Ukraine.

Xem thêm tại: WSJ, China Reassures Russia on Ukraine After Meeting With Others on How to End the War. Truy cập ngày 9/8/2023

 

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương:

Mỹ điều tàu chiến sau khi Trung Quốc và Nga cử hải quân tuần tra gần Alaska

Mỹ đã điều động 4 tàu chiến hải quân cũng như một máy bay trinh sát sau khi nhiều tàu quân sự của Trung Quốc và Nga thực hiện một cuộc tuần tra hải quân chung gần Alaska vào tuần trước. Việc đội tàu đến gần Alaska là một động thái “khiêu khích” do cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine và căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Bộ chỉ huy Mỹ  không nêu rõ số lượng tàu tham gia cuộc tuần tra hoặc vị trí chính xác của chúng. Nhưng các thượng nghị sĩ Mỹ từ Alaska cho biết đội tàu được Bắc Kinh và Moscow triển khai bao gồm 11 tàu chiến Trung Quốc và Nga phối hợp làm việc gần quần đảo Aleutian.

Xem thêm tại: Guardian, US dispatches warships after China and Russia send naval patrol near Alaska. Truy cập ngày 7/8/2023

Hai thủy thủ Mỹ bị bắt nghi làm gián điệp, bán thông tin cho Trung Quốc

Hai thủy thủ Mỹ tại Nam California đã bị bắt và bị truy tố vì nghi ngờ nhận hối lộ để chuyển thông tin quân sự nhạy cảm cho các quan chức tình báo Trung Quốc. Theo đó, hai thủy thủ này đã liên lạc trực tiếp với các sĩ quan Trung Quốc, những người đã trả cho họ hàng nghìn đô hối lộ để cung cấp thông tin quốc phòng, bao gồm hướng dẫn kỹ thuật về tàu tấn công, công nghệ quan trọng và hệ thống radar.

Xem thêm tại: Lost Angeles Times, Two U.S. sailors arrested on suspicion of espionage, selling information to China. Truy cập ngày 4/8/2023

Đài Loan bắt giữ sĩ quan quân đội bị tình nghi tiết lộ bí mật quân sự cho Trung Quốc

Bộ Quốc phòng cho biết một trung tá họ Tạ và các bị cáo khác bị nghi ngờ đã được Trung Quốc tuyển dụng để tiết lộ bí mật quốc phòng và các thông tin khác. Người họ Tạ này cũng bị nghi ngờ phát triển một tổ chức gián điệp gồm các quân nhân hiện tại và đã nghỉ hưu có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc. Một thiếu tá quân đội đã nghỉ hưu và ba người khác cũng đã bị thẩm vấn trong vụ án và được tại ngoại với số tiền từ 630 đến 19.000 USD. Tháng trước, chính quyền Đài Loan đã bắt giữ 5 người, trong đó có một hướng dẫn viên yo-yo người Trung Quốc, vì bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc.

Xem thêm tại: Stars & Strip, Taiwan detains army officer suspected of leaking military secrets to China. Truy cập ngày 3/8/2023

Trung Quốc tung phim tài liệu phô diễn khả năng tấn công Đài Loan

Trung Quốc đã phát hành một bộ phim tài liệu gồm 8 phần về khả năng sẵn sàng tấn công Đài Loan của PLA, trong đó có hình ảnh những người lính sẵn sàng chết khi xâm lược hòn đảo này nếu được yêu cầu. Phần đầu tiên của “Chasing Dreams” đã được đài truyền hình nhà nước CCTV phát sóng vào thứ Ba để đánh dấu kỷ niệm 96 năm thành lập PLA. Tài liện này có các cảnh quay về các cuộc tập trận quân sự, đặc biệt là xung quanh Đài Loan, và lời chứng thực đầy kịch tính của hàng chục binh sĩ.

Xem thêm tại: Telegraph, China releases eight-part documentary showing its ability to attack Taiwan. Truy cập ngày 7/8/2023

Đài Loan triển khai thêm 5.000 quân tại Đài Bắc để chống “trảm cấp”

Để nâng cao sức mạnh chống chiến lược trảm cấp, Đài Loan sẽ bố trí thêm 5.000 quân cảnh tại Đài Bắc bắt đầu từ tháng 1 năm 2024. “Trảm cấp” là một chiến lược nhằm tiêu diệt giới lãnh đạo chính trị và quân sự của lực lượng đối phương để giành quyền kiểm soát một lãnh thổ. Một tiểu đoàn mới, đóng quân ở phía nam Đài Bắc, sẽ được bổ sung như một phần của sự gia tăng nâng tổng số cảnh sát quân sự tại Đài Bắc lên 10.000 vào tháng Giêng.

Xem thêm tại: Taiwan News, Taiwan to station 5,000 more troops in Taipei to boost ‘decapitation resistance’. Truy cập ngày 8/8/2023

Đài Loan báo cáo Trung Quốc điều máy bay chiến đấu quy mô lớn thứ hai trong tuần này

10 máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận diện phòng không (AIDZ) của Đài Loan, hộ tống 5 tàu chiến Trung Quốc tham gia các cuộc tuần tra “sẵn sàng chiến đấu”, lần xâm nhập thứ hai trong tuần này. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đã phát hiện tổng cộng 25 máy bay Trung Quốc tham gia các hoạt động ngoài biển, bao gồm máy bay chiến đấu J-10 và J-16, cũng như máy bay ném bom H-6.

Xem thêm tại: Reuters, Taiwan reports second large-scale China air force incursion this week. Truy cập ngày 10/8/2023

Cựu thủ tướng Nhật nói Tokyo phải thể hiện ‘ý chí chiến đấu’ để răn đe Trung Quốc

Tại Đài Loan, cựu Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso phát biểu tại Đài Bắc rằng Tokyo cùng các đồng minh và đối tác cần thể hiện “ý chí chiến đấu” để ngăn chặn Trung Quốc. Ông Taro Aso nói răn đe chỉ có tác dụng khi hội đủ ba yếu tố: có khả năng răn đe, có ý chí hành động cần thiết và truyền đạt cả hai yếu tố này cho đối phương. Thêm vào đó, cựu thủ tướng Aso cũng nói rằng tăng ngân sách quốc phòng và đạt được năng lực quốc phòng thôi là chưa đủ, mà còn phải cho đối phương thấy rõ rằng Tokyo sẽ sử dụng các năng lực này để bảo vệ Đài Loan.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, In Taiwan, Aso says Japan must show ‘will to fight’ to deter China. Truy cập ngày 9/8/2023

Trung Quốc tấn công mạng quốc phòng nhạy cảm của Nhật Bản

Vào mùa thu năm 2020, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã phát hiện ra tin tặc quân đội Trung Quốc đã xâm phạm mạng lưới phòng thủ của Nhật Bản. Theo đó, các tin tặc đã có quyền truy cập sâu, liên tục và dường như theo đuổi bất cứ thứ gì chúng có thể có trong tay – kế hoạch, khả năng, đánh giá những thiếu sót của quân đội. Tokyo đã thực hiện các bước để tăng cường mạng lưới của mình. Nhưng các bước đi đó vẫn được cho là không đủ an toàn trước con mắt tò mò của Bắc Kinh.

Xem thêm tại: Washington Post, China hacked Japan’s sensitive defense networks, officials say. Truy cập ngày 9/8/2023

Kim Jong-un thúc giục các nhà máy vũ khí của Triều Tiên tăng công suất

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo các nhà máy sản xuất động cơ tên lửa, pháo và các loại vũ khí khác tăng cường công suất như một phần quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của đất nước. Các chuyến thăm bất thường của ông tới nhiều cơ sở sản xuất vũ khí trong vài ngày diễn ra khi Bình Nhưỡng đẩy mạnh phát triển các loại vũ khí thông thường và chiến lược khác nhau, đồng thời tổ chức các buổi trưng bày nổi bật về nhiều loại vũ khí. Triều Tiên đã thử nghiệm các bệ phóng tên lửa đạn pháo cỡ nòng lớn hơn, tên lửa hành trình tiên tiến và tên lửa đạn đạo mới nhất của nước này vào tháng trước, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn.

Xem thêm tại: Reuters, Kim Jong Un tells North Korea arms factories to boost capacity. Truy cập ngày 7/8/2023

Kim Jong-un cách chức đại tướng, kêu gọi chuẩn bị chiến tranh

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cách chức vị tướng hàng đầu của quân đội và kêu gọi chuẩn bị nhiều hơn cho khả năng chiến tranh, tăng cường sản xuất vũ khí và mở rộng các cuộc tập trận quân sự. Theo đó, tướng Ri Yong-gil được chỉ định để thay thế vị tướng hàng đầu của quân đội, Tổng tham mưu trưởng Pak Su-il mà không nói rõ lý do. Ông Kim Jong-un cũng kêu gọi quân đội tiến hành các cuộc tập trận với vũ khí và thiết bị mới nhất của đất nước để giữ cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, Kim Jong Un dismisses top general, calls for war preparations. Truy cập ngày 10/8/2023

Trung tâm điều hành và ‘lên kế hoạch’ của Không quân Mỹ sẽ được xây dựng ở Darwin

Một trung tâm điều hành và “lên kế hoạch” mới của Lực lượng Không quân Mỹ sẽ được xây dựng ở Darwin, Úc. Cơ sở Hoạt động Phi đội ở Darwin sẽ được sử dụng để bảo trì, lập kế hoạch nhiệm vụ, tình báo và giao ban phi hành đoàn. Mỹ cũng đang xây dựng sân đỗ xe tại Darwin với chi phí dự kiến ​​là 258 triệu USD. Dự án này theo sau kế hoạch của Mỹ xây dựng các cơ sở thường trực để hỗ trợ tới sáu máy bay ném bom B-52 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại căn cứ không quân Tindal ở phía nam Darwin.

Xem thêm tại: ABC, United States Air Force ‘mission planning’ and operations centre to be built in Darwin. Truy cập ngày 5/8/2023

Bộ Tứ chuẩn bị khởi động cuộc tập trận hải quân Malabar ngoài khơi Úc

Các quốc gia ‘Bộ tứ’ gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc chuẩn bị tổ chức cuộc tập trận hải quân Malabar khơi Sydney trong tuần này, với mục đích tăng cường hơn nữa khả năng tương tác quân sự trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có các động thái gây hấn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ đã cử tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Kolkata, khinh hạm đa nhiệm vụ INS Sahyadri và một máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I tham gia cuộc diễn tập tác chiến Malabar từ ngày 11 đến 21 tháng 8. Trong khi Úc triển khai tàu khu trục HMAS Brisbane và tàu đổ bộ lớp Bay HMAS Choules, Mỹ và Nhật Bản mỗi nước cử một tàu chiến tham gia cuộc tập trận. Ngoại trừ Nhật Bản, ba nước còn lại cũng sẽ triển khai máy bay tham gia cuộc tập trận.

Xem thêm tại: Times of India, Quad countries set to kick-off Malabar naval exercise off Australia. Truy cập ngày 8/8/2023

New Zealand tăng cường khả năng phòng thủ khi Trung Quốc để mắt đến Thái Bình Dương

New Zealand cho biết họ sẽ đầu tư vào một lực lượng quốc phòng “có khả năng chiến đấu” và bảo vệ lợi ích của mình ở Thái Bình Dương khi Trung Quốc tìm kiếm thêm ảnh hưởng trong khu vực. Trong văn kiện về chính sách mới phát hành bao gồm biến đổi khí hậu, khủng bố, tấn công mạng, thông tin sai lệch, Thủ tướng Chris Hipkins và Bộ trưởng Quốc phòng Andrew Little cho biết New Zealand đang phải đối mặt với nhiều thách thức địa chiến lược hơn so với những thập kỷ trước. Vào tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon. Kể từ đó, Mỹ đã trở nên chủ động hơn ở Thái Bình Dương trong khi New Zealand và Úc nỗ lực củng cố các mối quan hệ của họ trong khu vực.

Xem thêm tại: Bloomberg, New Zealand to Boost Defense Capability as China Eyes Pacific. Truy cập ngày 4/8/2023

Ấn Độ cấm các nhà sản xuất máy drone quân sự sử dụng các bộ phận của Trung Quốc

Ấn Độ trong những tháng gần đây đã cấm các nhà sản xuất drone quân sự trong nước sử dụng các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc do lo ngại về các lỗ hổng bảo mật. Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước láng giềng trang bị vũ khí hạt nhân và khi New Delhi theo đuổi quá trình hiện đại hóa quân sự, dự kiến ​​sử dụng nhiều hơn các drone bốn cánh, các hệ thống có độ bền lâu dài và các nền tảng tự hành khác. Các nhà lãnh đạo an ninh của Ấn Độ lo lắng rằng việc thu thập thông tin tình báo có thể bị xâm phạm bởi các bộ phận do Trung Quốc sản xuất trong các chức năng liên lạc, máy ảnh, truyền dẫn vô tuyến và phần mềm vận hành của máy bay không người lái.

Xem thêm tại: Reuters, India bars makers of military drones from using Chinese parts. Truy cập ngày 8/9/2023

Đông Nam Á:

Tranh chấp Trung Quốc, Philippines nóng lên

Căng thẳng đã gia tăng giữa hai nước láng giềng về Biển Đông dưới thời Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, với việc Manila hợp tác sâu rộng hơn với Mỹ. Quân đội Philippines mô tả hành động của lực lượng hải cảnh Trung Quốc hôm thứ bảy khi tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu Philippines. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ ba kêu gọi Manila ngừng mọi hành động “khiêu khích” và cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải. Trung Quốc đang yêu cầu Philippines loại bỏ một tàu hải quân bị đánh đắm đang được sử dụng làm căn cứ khỏi một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố kêu gọi Philippines ngay lập tức đưa con tàu bị đánh đắm ra khỏi Bãi Cỏ Mây và khôi phục nó về tình trạng không có người ở trước đây. Đáp lại, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết nước này sẽ không rút tàu. Philippines đã đặt con tàu ở Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 như một cơ sở thường trực của chính phủ nhằm đáp trả việc Trung Quốc chiếm đóng bãi Vành Khăn gần đó bốn năm trước đó. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cam kết sẽ bảo vệ các tàu của Philippines nếu chúng bị tấn công ở Biển Đông. Austin cho biết các hoạt động hàng hải không an toàn của Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng vòi rồng, “làm suy yếu hiện trạng và đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực”. Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin tái khẳng định rằng hiệp ước phòng thủ chung bao gồm cả các tàu công vụ, máy bay và các lực lượng vũ trang của Philippines.

Xem thêm tại: Reuters, China, Philippines’ dispute over grounded warship heats up. Truy cập ngày 9/8/2023; VOA, China Demands Philippines Remove Scuttled Warship From Disputed Reef. Truy cập ngày 9/8/2023; Bloomberg, Philippines Won’t Remove Ship in South China Sea, Marcos Says. Truy cập ngày 10/8/2023; Nikkei Asia, U.S. vows to defend Philippine boats in South China Sea. Truy cập ngày 10/8/2023

Philippines thực hiện nhiệm vụ tiếp tế mới ở bãi Cỏ Mây

Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) chuẩn bị tiến hành một nhiệm vụ tiếp tế khác cho tàu BRP Sierra Madre (LST-57) đóng quân thường trực tại bãi Cỏ Mây ở Biển Tây Philippines (WPS). Sự quấy rối từ các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) và dân quân vào ngày 5 tháng 8 đã ngăn cản một trong hai tàu thuê thực hiện sứ mệnh tiếp tế của mình. Manila cho biết vẫn chưa rõ những nguồn cung cấp này sẽ kéo dài bao lâu nhưng lưu ý rằng cần phải tiếp tế cho những quân nhân này trong vòng hai tuần tới.

Xem thêm tại: pna.gov, Another resupply mission eyed for PH troops in Ayungin Shoal. Truy cập ngày 9/8/2023

Philippines, Mỹ tiến hành tuần tra chung Biển Tây vào cuối năm 2023

Philippines và Mỹ đã đồng ý tiến hành các cuộc tuần tra chung ở Biển Tây Philippines trước cuối năm nay. Trợ lý Tổng giám đốc NSC Jonathan Malaya cho biết cuộc tuần tra chung với Mỹ sẽ không nhất thiết làm trầm trọng thêm tình hình ở khu vực Biển Đông nói chung nếu luật pháp quốc tế được tuân thủ nghiêm ngặt. Mục đích của cuộc tuần tra chung chỉ đơn giản là đảm bảo tự do hàng hải bằng cách giữ cho các tuyến đường biển được mở. Khi được hỏi về triển vọng Philippines tập trận chung với Trung Quốc, Jonathan Malaya cho biết hiện tại chưa có cơ sở pháp lý nào và NSC cũng chưa nhận được đề xuất nào về việc này.

Xem thêm tại: ABS-CBN, Philippines, US to mount West PH Sea joint patrols by end-2023. Truy cập ngày 5/8/2023

Philippines phản bác những chỉ trích về việc mở rộng căn cứ của Mỹ

Philippines đã phản bác những chỉ trích nhằm vào việc quyết định mở rộng số lượng căn cứ quân sự do Mỹ quản lý tại nước này, đồng thời khẳng định không bên nào có quyền can thiệp vào lợi ích quốc gia của Manila. Theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) năm 2014, Manila đã cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 địa điểm gần eo biển Đài Loan và Biển Đông đang tranh chấp, nâng số lượng cơ sở quân sự lên 9. EDCA cho phép Mỹ luân chuyển binh lính trong thời gian lưu trú kéo dài, cũng như xây dựng và vận hành các cơ sở tại các căn cứ của mình. Tuy nhiên, phía Trung Quốc gọi đây là ngọn lửa” căng thẳng khu vực.

Xem thêm tại: SCMP, Philippines hits out at criticism of expanded US bases: ‘not any other countries’ business’. Truy cập ngày 5/8/2023

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, trong đó có diễn tập quân sự tại quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Trung Quốc tuần trước đã cấm tàu ​​thuyền đi vào vùng biển phía đông bắc Biển Đông. bao gồm một phần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8, để diễn tập quân sự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho rằng hành động này đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không có lợi cho quá trình đàm phán đang diễn ra giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).

Xem thêm tại: VN Express, Vietnam opposes China’s illegal drills at Paracel Islands. Truy cập ngày 4/8/2023

Việt Nam tham dự Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến hôm thứ năm (3/8) đã tham dự Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+) tại thủ đô Jakarta, Indonesia với sự tham dự của 10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 nước đối tác. Trong cuộc họp, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã điểm lại và đánh giá các vấn đề an ninh truyền thống cũng như  phi truyền thống, đặc biệt nhấn mạnh an ninh biển. Thêm vào đó, Thượng tướng Chiến cũng cho biết hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN cùng các đối tác đang ngày càng mở rộng và phát triển.

Xem thêm tại: qdnd, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dự Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng. Truy cập ngày 4/8/2023

Ngân hàng chủ chốt của Singapore UOB chặn giao dịch với Myanmar

United Overseas Bank cho biết họ sẽ hạn chế tất cả các khoản thanh toán đến và đi đến và từ các tài khoản Myanmar, chỉ cho phép chuyển tiền giữa các tài khoản được giữ tại ngân hàng, một động thái có thể hạn chế đáng kể quyền tiếp cận của chế độ quân sự đối với hệ thống tài chính toàn cầu. UOB được biết đến là ngân hàng nước ngoài được các tướng lĩnh, tập đoàn lớn và cá nhân giàu có của Myanmar lựa chọn, cũng như nhiều tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những người điều hành hoạt động tại Myanmar từ Singapore.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, Key Singapore bank UOB moves to cut off Myanmar. Truy cập ngày 10/8/2023

 

Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:

Belarus bắt đầu tập trận gần biên giới với Ba Lan và Lithuania

Belarus đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự gần biên giới với Ba Lan và Lithuania, trong bối cảnh căng thẳng đã gia tăng với hai thành viên NATO về việc di chuyển lính đánh thuê Wagner có liên hệ với Nga. Cả Ba Lan và Lithuania đều tăng cường an ninh biên giới kể từ khi hàng nghìn chiến binh Wagner đến Belarus. Bộ Quốc phòng Belarus cho biết cuộc tập trận bắt đầu từ thứ hai dựa trên kinh nghiệm từ “chiến dịch quân sự đặc biệt”, bao gồm việc sử dụng drone cũng như khả năng phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị xe tăng và súng trường cơ giới với các đơn vị thuộc các nhánh khác của lực lượng vũ trang.

Xem thêm tại: Defense News, Belarus begins military drills near border with Poland and Lithuania. Truy cập ngày 9/8/2023

Berlin sẵn sàng gia hạn triển khai hệ thống phòng không Patriot tới Ba Lan cho đến cuối năm 2023

Đức đã đề nghị gia hạn triển khai ba đơn vị phòng không Patriot ở Ba Lan cho đến cuối năm 2023. Cùng với ba đơn vị phòng không Patriot, khoảng 300 binh sĩ Đức đã đóng tại thị trấn Zamosc của Ba Lan, cách Ba Lan khoảng 50 km từ biên giới Ukraine kể từ đầu năm để bảo vệ thị trấn phía nam và tuyến đường sắt quan trọng với Ukraine. Việc Đức triển khai quân theo sau một tên lửa Ukraine bay lạc vào Przewodow của Ba Lan trong khu vực vào tháng 11 năm ngoái.

Xem thêm tại: Reuters, Berlin ready to extend Patriot air defence deployment to Poland until end of 2023. Truy cập ngày 9/8/2023

Nga xây dựng lực lượng ở phía tây để chống lại mối đe dọa của NATO

Nga nói sẽ xây dựng lực lượng ở biên giới phía tây sau khi Phần Lan gia nhập liên minh NATO do Mỹ đứng đầu. Ba Lan đã công bố kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của mình và ông mong đợi các lực lượng và vũ khí quan trọng của NATO sẽ được triển khai ở Phần Lan. Ông cho biết Ba Lan đã công bố ý định xây dựng quân đội hùng mạnh nhất trên lục địa và đã trở thành “công cụ chính trong chính sách chống Nga của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Xem thêm tại: Reuters, Russia to build up forces in west to counter NATO threat. Truy cập ngày 10/8/2023

Máy bay giám sát của Anh tuần tra gần biên giới Nga

Máy bay giám sát điện tử RC-135 ‘Rivet Joint’ của Anh đã thực hiện một cuộc tuần tra gần biên giới Nga và Belarus. RC-135W Rivet Joint là máy bay giám sát điện tử chuyên dụng có thể được sử dụng ở tất cả các chiến trường trong các nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật. Các cảm biến của nó ‘hấp thụ’ khí thải điện tử từ thông tin liên lạc, radar và các hệ thống khác. Lực lượng Không quân Hoàng gia nói rằng Rivet Joint đã được triển khai rộng rãi cho Chiến dịch Shader và các nhiệm vụ hoạt động khác.

Xem thêm tại: UKDJ, British surveillance aircraft patrols near Russian border. Truy cập ngày 8/8/2023

Tin tặc Triều Tiên tấn công nhà sản xuất tên lửa hàng đầu của Nga

Một nhóm tin tặc ưu tú của Triều Tiên đã bí mật xâm nhập mạng máy tính tại một nhà phát triển tên lửa lớn của Nga trong ít nhất 5 tháng vào năm ngoái. Theo đó, các nhóm gián điệp mạng có liên hệ với chính phủ Triều Tiên, mà các nhà nghiên cứu bảo mật gọi là ScarCruft và Lazarus, đã bí mật cài đặt các cửa hậu kỹ thuật số tàng hình vào các hệ thống tại NPO Mashinostroyeniya, một văn phòng thiết kế tên lửa có trụ sở tại Reutov. Tin tức về vụ hack được đưa ra ngay sau chuyến thăm Bình Nhưỡng vào tháng trước của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên.

Xem thêm tại: Reuters, North Korean hackers breached top Russian missile maker. Truy cập ngày 9/8/2023

Tên lửa hành trình và chống hạm mới của Anh sẵn sàng vào năm 2028

Bộ Quốc phòng đã xác nhận rằng chương trình Vũ khí hành trình/chống hạm tương lai (FC/ASW) dự kiến ​​sẽ được Hải quân Hoàng gia Anh đưa vào hoạt động vào năm 2028. FC/ASW nhằm mục đích thay thế tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow/SCALP trong dịch vụ tác chiến ở Anh và Pháp cũng như tên lửa chống hạm Exocet ở Pháp và tên lửa chống hạm Harpoon ở Anh. Dự án ‘Vũ khí hành trình/chống tàu trong tương lai’ ban đầu được cho là sản xuất một tên lửa có thể tấn công tàu và mục tiêu trên bộ nhưng hiện đã trở thành hai tên lửa riêng biệt.

Xem thêm tại: UKDJ, UK’s new cruise & anti-ship missile ready by 2028. Truy cập ngày 3/7/2023

Ý ký thỏa thuận gần 1 tỷ USD nâng cấp xe tăng Ariete

Ý đã ký thỏa thuận nâng cấp 90 xe tăng Ariete của mình với CIO với tùy chọn cho 35 nền tảng nâng cấp khác. Công việc nâng cấp sẽ bao gồm các động cơ 1.500 mã lực mới để thay thế các phiên bản 1.300 mã lực, bộ dụng cụ chống mìn mới và áo giáp bổ sung, tháp pháo được tân trang lại, hệ thống điều khiển hỏa lực mới và radio được xác định bằng phần mềm. Chính phủ dự định đạt được mục tiêu đó bằng việc nâng cấp Ariete cũng như mua 133 xe tăng chiến đấu Leopard 2A8 mới từ công ty Krauss-Maffei Wegmann của Đức.

Xem thêm tại: Defense News, Italy signs nearly $1 billion deal to upgrade Ariete tanks. Truy cập ngày 6/8/2023

Iran tăng cường hải quân bằng tên lửa, drone khi Mỹ đề nghị bảo vệ các tàu vùng Vịnh

Iran đã trang bị cho lực lượng Vệ binh Cách mạng drone và tên lửa có tầm bắn 1.000 km,sau khi Mỹ bố trí lực lượng bảo vệ trên các tàu thương mại đi qua Eo biển Hormuz của Vùng Vịnh. Đầu tuần này, Washington cho biết họ có thể sớm đề nghị đưa các thủy thủ và lính thủy đánh bộ có vũ trang lên các tàu thương mại ở khu vực này, sau khi các tàu bị Iran bắt giữ và quấy rối. Hơn 3.000 nhân viên quân sự Mỹ đã đến Biển Đỏ trên hai tàu chiến USS Bataan, một tàu tấn công đổ bộ có thể chở máy bay cánh cố định và máy bay quay cũng như các xuồng đổ bộ, và USS Carter Hall, một tàu đổ bộ, vận chuyển Thủy quân lục chiến và thiết bị của họ.

Xem thêm tại: Reuters, Iran boosts navy with missiles, drones as US offers guards for Gulf ships. Truy cập ngày 7/8/2023; Al Jazeera, Thousands of US troops arrive in Red Sea amid ratcheting Iran tensions. Truy cập ngày 8/8/2023

Drone Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các mục tiêu PKK ở miền bắc Iraq, giết chết hai người

Các cuộc tấn công bằng drone của Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật đã giết chết hai chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và làm bị thương hai người ở các tỉnh Sulaimaniya và Dahuk phía bắc Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là một nhóm khủng bố và thường xuyên tiến hành các cuộc không kích ở miền bắc Iraq, nơi lâu nay nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền Baghdad.

Xem thêm tại: Reuters, Turkish drone strikes hit PKK targets in northern Iraq, kill two. Truy cập ngày 8/8/2023

Trung Quốc, UAE tổ chức cuộc tập trận không quân chung đầu tiên

Trung Quốc hôm thứ hai thông báo rằng lực lượng không quân của họ sẽ lần đầu tiên tổ chức một cuộc tập trận chung với đối tác từ UAE, dự kiến ​​sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự sau khi hai nước ký kết một thỏa thuận máy bay chiến đấu vào đầu năm nay. Cuộc tập trận không quân chung Trung Quốc-UAE Falcon Shield-2023 sẽ được tổ chức tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc vào tháng 8. Trước đó, vào tháng 2, Trung Quốc thông báo rằng họ đã ký một thỏa thuận xuất khẩu máy bay huấn luyện tiên tiến L15 được phát triển trong nước sang UAE. Là máy bay huấn luyện chiến đấu và tấn công hạng nhẹ thế hệ mới do Trung Quốc độc lập phát triển, L15 có thể được sử dụng để huấn luyện phi công cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm, hoặc nó cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ không đối không và tấn công trên bộ.

Xem thêm tại: Global Times, China, UAE to hold 1st joint air force drill, eye cooperation boost. Truy cập ngày 4/8/2023

Bốn binh sĩ Syria thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel vào Damascus

Bốn binh sĩ Syria đã thiệt mạng và bốn người khác bị thương trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel gần thủ đô Damascus của Syria. Lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn các tên lửa của Israel và bắn hạ một số tên lửa khác. Lực lượng dân quân ủy nhiệm của Iran, do phe vũ trang Hezbollah lãnh đạo, hiện đang nắm giữ quyền lực ở các khu vực rộng lớn ở phía đông, nam và bắc Syria và ở một số vùng ngoại ô xung quanh thủ đô.

Xem thêm tại: Reuters, Four Syrian soldiers killed in Israeli attack on Damascus. Truy cập ngày 8/8/2023

Israel sẽ tấn công Lebanon để tự vệ

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cảnh báo họ sẽ không ngần ngại tấn công Hezbollah và “đưa Lebanon trở lại thời kỳ đồ đá” nếu Israel bị tấn công. Bộ trưởng Gallant nói rằng Hezbollah và các quan chức Lebanon khác có thể nhầm tưởng rằng họ có thể thử thách Israel nhiều hơn ngay bây giờ nhân cơ hội cuộc khủng hoảng lực lượng dự bị của IDF, trong đó 10.000 quân dự bị đã nói rằng họ nghỉ việc để phản đối cuộc đại tu tư pháp của chính phủ. Cảnh báo của Gallant được đưa ra giữa một số nỗ lực gần đây của Hezbollah nhằm can thiệp vào chủ quyền của Israel, chẳng hạn như gửi những người ủng hộ không vũ trang trong thời gian ngắn qua biên giới để vẫy cờ trên lãnh thổ Israel vào thời điểm IDF tuần tra ở nơi khác, phá vỡ camera giám sát và nổi tiếng nhất là việc dựng một tiền đồn nhỏ 27 mét vào lãnh thổ Israel cách đây vài tháng.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Israel will attack ‘every meter’ of Lebanon in self-defense. Truy cập ngày 9/8/2023

Ý cắt quân ở Niger để giải phóng không gian căn cứ quân sự cho dân thường

Chính phủ Ý hôm Chủ nhật cho biết họ đã giảm quân số ở Niger để nhường chỗ trong căn cứ quân sự cho dân thường, những người có thể cần được bảo vệ trước tình hình an ninh mong manh. Bộ Quốc phòng Ý cho biết trong một tuyên bố rằng một chiếc máy bay quân sự đã cất cánh từ thủ đô Niamey của Niger và hạ cánh xuống Rome vào cuối ngày thứ Bảy cùng với 65 binh sĩ Ý, cũng như 10 binh sĩ Mỹ. Bộ cho biết nhiều chuyến bay ra khỏi Niger đã được lên kế hoạch trong những ngày tới, đồng thời cho biết thêm rằng hiện tại 250 binh sĩ Ý, được triển khai cho các nhiệm vụ huấn luyện quân sự và chống nổi dậy, vẫn ở lại nước này.

Xem thêm tại: Reuters, Italy cuts troops in Niger to free up military base space for civilians. Truy cập ngày 7/8/2023

Lãnh đạo Tây Phi lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger

Các chỉ huy quốc phòng Tây Phi đã lên kế hoạch can thiệp quân sự tiềm năng để đảo ngược cuộc đảo chính tuần trước ở Niger, bao gồm cả cách thức và thời điểm triển khai lực lượng. ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và cho biết họ có thể cho phép sử dụng vũ lực nếu những người lãnh đạo cuộc đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống đắc cử Mohamed Bazoum trước Chủ nhật. Tổng thống Nigeria Bola Tinubu yêu cầu chính phủ của ông chuẩn bị cho các phương án, bao gồm cả việc triển khai quân nhân. Các nhà cai trị quân sự của Niger tố cáo sự can thiệp từ bên ngoài và nói rằng họ sẽ đánh trả.

Xem thêm tại: Al Jazeera, West African leaders make plan for military intervention in Niger. Truy cập ngày 5/8/2023

 

Chuyên mục Phân tích:

NATO trong thập niên mới (P5): Rạn nứt mới giữa EU và NATO về nhân lực

Việc phân chia trách nhiệm truyền thống của châu Âu, trong đó NATO đảm trách về an ninh còn EU về phát triển kinh tế, đã không còn duy trì được nữa. Cuộc chiến tại Ukraine đã khiến cho NATO trở nên châu Âu hơn và EU trở thành một chủ thể an ninh. Lý do dẫn đến thực trạng này là do Mỹ đang bị đè nặng không chỉ bởi cuộc chiến tại Ukraine mà còn tại Đài Loan khiến cho châu Âu phải gánh trọng trách đảm bảo an ninh cho bản thân. Tuy nhiên, chỉ chia sẻ gánh nặng trong NATO thôi là chưa đủ. Nhiều nước châu Âu đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng sau cuộc xâm lược của Nga, nhưng việc chi tiêu này không có sự phối hợp, rời rạc và phần lớn không hiệu quả trong việc giảm sự phụ thuộc của châu Âu. Ở mức độ tham vọng hơn nữa, EU có thể đóng góp thực sự và lâu dài cho an ninh châu Âu bằng cách đầu tư vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của châu Âu và tài trợ cho các khả năng quân sự mà người châu Âu đang thiếu. Tài trợ cho quốc phòng châu Âu và điều phối mua sắm không phải là nhiệm vụ của NATO. Thêm vào đó, EU đã trải qua một sự chuyển đổi đáng chú ý khi đã hành động nhanh chóng và dứt khoát trong một cuộc khủng hoảng an ninh, hành động bằng sức mạnh và tốc độ đối với các biện pháp trừng phạt và tách năng lượng khỏi Nga. Lần đầu tiên, Brussels sử dụng Quỹ Hòa bình Châu Âu, được thành lập vào năm 2021 để tài trợ cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, để trực tiếp mua vũ khí và đạn dược cho một quốc gia không thuộc EU. Bước hợp lý tiếp theo của EU nên là tự mình làm những gì họ đã làm cho Ukraine: Tài trợ và xây dựng năng lực quân sự cho phép người châu Âu trở thành những người đóng góp an ninh thực sự, chứ không chỉ là gánh nặng cho Mỹ. EU không thể và không nên thay thế NATO. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu nên có khả năng tự mình thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu quy mô trung bình trong khu vực lân cận của họ—không có Mỹ và trong khuôn khổ của EU hoặc NATO.

Xem thêm tại: Foreign Policy, NATO’s Next Decade: The EU and NATO’s New Division of Labor. Truy cập ngày 8/8/2023

Tại sao Ukraine sẽ chọn chiến tranh tiêu hao?

Sau thất bại ở giai đoạn đầu, cuộc phản công của Ukraine đã bước sang giai đoạn thứ hai. Giai đoạn đầu đã không khởi đầu suôn sẻ khi các đơn vị cơ giới mới thành lập nhanh chóng bị sa lầy. Sau đó, Ukraine đã sử dụng hỏa lực tầm xa để tấn công tuyến hậu cần và phá hủy các trung tâm chỉ huy nhằm giảm khả năng phản ứng của Nga trước các chiến dịch thăm dò của Ukraine bằng drone cỡ nhỏ. Gần đây, có quan điểm cho rằng tình hình đã có bước ngoặt mang tính quyết định khi Ukraine cam kết triển khai Quân đoàn 10 mới bao gồm ba lữ đoàn được trang bị vũ khí phương Tây. Tuy nhiên, dù các báo cáo cho thấy lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục tấn công cả phía tây bắc và tây nam Bakhmut cũng như Donetsk và Zaporizhia, nhưng tất cả điều này cho thấy chẳng có gì thay đổi. Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh miêu tả chiến lược tác chiến của Ukraine có ba giai đoạn gồm: tấn công các cứ điểm hậu cần, thăm dò và đánh nhử trên nhiều mũi tiến công, cuối cùng là giai đoạn tấn công. Tuy nhiên, việc Ukraine giữ kín thông tin chiến dịch khiến cho việc xác định ba mũi tiến công mà tướng Valery Zaluzhny sẽ chọn trong giai đoạn thứ ba vẫn còn mơ hồ. Lựa chọn đầu tiên có thể là chiến tuyến dài 200km trải dài từ phía nam Zaporizhzia qua Tokmak xuống Melitopol và biển Azov khi chiến tuyến này có khả năng chia tách lực lượng Nga, cắt ngang cầu đất liền tới Crimea và đặt phần lớn bán đảo đó vào tầm bắn của đạn pháo và tên lửa. Mặt khác, lực lượng Ukraine thấy rằng các đội hình lớn sẽ trở nên dễ tổn thương trước các cuộc không kích khi bị kiềm chân bởi các bãi mìn và chướng ngại vật khác. Do đó, giải pháp thay thế lúc này có thể là tận dụng các tuyến phòng thủ yếu hơn của Nga ở phía đông xung quanh thị trấn Bakhmut bị phá hủy, sau đó tiến về phía nam vào Donbas. Điều đó sẽ gây tổn hại về mặt chính trị cho người Nga, những người đã đầu tư rất nhiều máu và công sức vào khu vực, nhưng lại kém lợi thế về mặt chiến lược cho người Ukraine hơn là tiến đến bờ biển. Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào Bakhmut hiện nay, Ukraine đang kéo một số lực lượng Nga ra khỏi phía nam, và do đó có thể mở ra những khoảng trống khác. Khi cuộc tấn công xảy ra, phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu người Nga có rút lui khỏi các vị trí dễ bị tổn thương một cách có trật tự, rút ​​lui về các tuyến phòng thủ hơn hay quân đội của họ, kiệt sức sau nhiều tháng chiến đấu không được cứu trợ, rạn nứt vì kiệt sức và thất bại. tinh thần, lãnh đạo kém và thiếu đạn dược. Đây sẽ vừa là thước đo hiệu quả của sự tiêu hao của Ukraine kể từ giữa tháng 6, vừa là phép thử đối với khả năng chỉ huy của Nga vẫn chưa phục hồi sau những rạn nứt do Yevgeny Prigozhin để lộ.

Xem thêm tại: The Economist, Why Ukraine may be choosing a war of attrition. Truy cập 11/8/2023

Tại sao tên lửa không thể cản phá của Nga lại thất bại trước hệ thống Patriot của Mỹ?

Sau cuộc tấn không kích bằng drone của Ukraine nhắm vào điện Kremlin, Nga đã tức tốc triển khai máy bay cường kích MiG-31K trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal tấn công biên giới Ukraine. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Ukraine chỉ mất 10 phút để tiêu diệt tên lửa đạn đạo siêu thanh này. Hiện tại, Ukraine sở hữu hơn hai khẩu đội Patriot, hệ thống tên lửa đã đánh bại một loạt cuộc tấn công được thiết kế để quét sạch Kinzhal mà không bị tổn thất. Ukraine thậm chí đã có thể điều động một khẩu đội lưu động về phía bắc tới biên giới, nơi họ đã khiến Điện Kremlin bất ngờ khi bắn hạ 5 máy bay trên không phận Nga chỉ trong một ngày, sau đó di chuyển về phía nam để hỗ trợ cuộc phản công. Thêm vào đó, xe tải Supacat do các kỹ sư Anh chế tạo để bắn tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến (ASRAAM), dùng để đánh chặn các máy bay không người lái tự sát Shahed do Iran cung cấp của Nga, nhưng một số hệ thống cũng đang hỗ trợ cuộc phản công của Ukraine. Xe có tính cơ động cao, có thể đi vào khu vực trực thăng tấn công của Nga đang hoạt động, bắn và di chuyển ra xa. Không giống như các hệ thống khác như Starstreak, ASRAAM không yêu cầu đường ngắm và có thể tự khóa mục tiêu nếu bắn vào vùng lân cận của chúng. Dẫu vậy, Kyiv một lần nữa sẽ dễ bị tổn thương trong mùa đông này trừ khi các đối tác phương Tây tăng mạnh sản xuất vũ khí và khẩn trương gửi các hệ thống cũ kỹ đến Ukraine. Sự thiếu hụt nguồn cung cấp tên lửa cũng có nguy cơ làm hỏng cuộc phản công của Ukraine khi quân đội đã cạn kiệt vũ khí cần thiết để đánh bật quân Nga vào cuối tháng 5, buộc quân đội phải “tấn công trực diện vào các điểm kiên cố”.

Mặt khác, Người Nga đã điều chỉnh chiến thuật của họ để tránh Patriot, tập trung tấn công các thành phố xa thủ đô, chẳng hạn như Odesa, nơi chưa được bao phủ. Họ cũng đang nâng cấp các tên lửa cũ bằng công nghệ tiên tiến và lớp vỏ hấp thụ radar. Trong những tuần gần đây, trọng tâm của Moscow là cố gắng loại bỏ các sân bay của Ukraine, nơi các tên lửa Storm Shadow của Anh được phóng đi, đánh trúng các trung tâm chỉ huy và hậu cần sâu bên trong lãnh thổ bị chiếm đóng. Khi cuộc tấn công xảy ra, phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu người Nga có rút lui khỏi các vị trí dễ bị tổn thương một cách có trật tự, rút ​​lui về các tuyến phòng thủ hơn hay quân đội của họ, kiệt sức sau nhiều tháng chiến đấu không được cứu trợ, rạn nứt vì kiệt sức và thất bạilãnh đạo ké, m và thiếu đạn dược. Đây sẽ vừa là thước đo hiệu quả của chiến tranh tiêu hao do Ukraine tiến hành kể từ giữa tháng 6, vừa là phép thử đối với khả năng chỉ huy của Nga vẫn chưa phục hồi sau những rạn nứt do Yevgeny Prigozhin để lộ. Người Ukraine phải đạt được một số thành công trước khi bùn mùa thu cản trở các lựa chọn tấn công. Họ cần thành công để nâng cao tinh thần binh lính và thường dân của họ; để duy trì niềm tin của các đồng minh rằng cuối cùng họ có thể chiếm ưu thế; và để thuyết phục Putin rằng các lựa chọn của ông ta sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Xem thêm tại: The Times, How US Patriot defences are reducing ‘unstoppable’ Russian missiles to shrapnel. Truy cập ngày 5/8/2023

Liệu các chỉ số kinh tế có thể dự đoán sớm cuộc xâm lược Đài Loan?

Các chuyên gia đang bắt đầu đi tìm các chỉ dấu nhằm dự đoán thời điểm Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan trong đó lĩnh vực trọng tâm cần nói đến là hàng hóa, như năng lượng, lương thực và kim loại. Các mô hình cần chú ý bao gồm nguồn cung cấp tăng mạnh và liên tục, thay đổi đột ngột về nhập khẩu hoặc xuất khẩu, mua hàng đi ngược lại thị trường và một sự dịch chuyển không phù hợp với xu hướng lịch sử. Đầu tiên, năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành xe cơ giới và vận tải tiếp tế. Nếu Trung Quốc bắt đầu tăng lượng dự trữ của mình thì đó sẽ là một trong những dấu hiệu tốt nhất cho thấy nước này đang chuẩn bị cho chiến tranh. Ngoài ra, khí đốt chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong hỗn hợp năng lượng của Trung Quốc, nhưng nó vẫn có thể nắm giữ manh mối cho một cuộc xung đột sắp tới. Nếu Trung Quốc sợ bị cắt nguồn cung cấp từ nước ngoài thì có lẽ họ sẽ đốt nhiều than hơn. Kế đến, lương thực cũng cần thiết để duy trì bộ máy chiến tranh của Bắc Kinh. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tăng mạnh mua lúa mì, ngô, gạo và đậu nành, Khi xung đột sắp xảy ra, Trung Quốc sẽ còn mua nhiều lương thực hơn nữa, đặc biệt là đậu nành. Theo đó, lượng nhập khẩu đậu nành của Bắc Kinh chiếm 84% và phần lớn chúng được dùng để nuôi heo (thịt heo chiếm 60% tổng lượng thịt tiêu thụ tại Trung Quốc).

Cũng như nhiên liệu và lương thực, xu hướng mô hình nhập khẩu kim loại bất thường có thể là một tín hiệu. Những thay đổi trong xuất khẩu của Trung Quốc sẽ là một chỉ số rõ ràng hơn. Nước này có thể trở nên miễn cưỡng hơn khi chia tay với các kim loại đất hiếm quan trọng đối với nhiều công nghệ khi Trung Quốc gần như độc quyền về nhiều trong số này. Vào tháng 7, họ đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với gali và gecmani, hai kim loại được sử dụng trong chế tạo chip. Tuy nhiên, đây là một phần của cuộc chiến công nghệ với Mỹ, không phải là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh nóng bỏng sắp xảy ra. Tiếp đến, để có thể tự cung tự cấp, Trung Quốc đã giới thiệu một cơ chế thanh toán xuyên biên giới, nếu cần thiết, có thể bỏ qua các tổ chức tài chính phương Tây, mặc dù hiện tại hầu hết các giao dịch vẫn đi qua các nền tảng nước ngoài. Nếu đang lên kế hoạch cho chiến tranh, Trung Quốc cũng có thể chuyển dự trữ ngoại hối của mình ra khỏi đô la và euro và chuyển sang các tài sản khó cô lập hơn, chẳng hạn như vàng. Thị trường tài chính có xu hướng phản ứng muộn với những nguy cơ địa chính trị. Nhưng nếu các nhà đầu tư nắm bắt được các kế hoạch của Trung Quốc, sẽ có một cuộc tháo chạy vốn. Chính phủ có thể sẽ thắt chặt kiểm soát vốn. Các thực thể nhà nước cũng sẽ rút tiền từ tài sản do người giám hộ ở nước ngoài nắm giữ và chuyển số tiền thu được về nước. Họ có thể từ bỏ một số khoản đầu tư ở nước ngoài hoặc trì hoãn thanh toán. Trong những ngày dẫn đến một cuộc tấn công, chính phủ có thể đóng băng tất cả các quỹ nước ngoài ở Trung Quốc.

Xem thêm tại: Economist, Could economic indicators give an early warning of a war over Taiwan? Truy cập ngày 8/8/2023

Trung Quốc đã tung đòn phủ đầu phương Tây thế nào?

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang ngày càng thâm nhập vào cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự trọng yếu của Mỹ làm đứt gãy phản ứng của Washington trước sự hung hăng của Bắc Kinh ngay từ đầu. Theo đó, chiến lược của Trung Quốc bao gồm các cuộc tấn công mạng phủ đầu không chỉ nhằm vào lực lượng của đối thủ mà còn những mục tiêu trụ cột khác như an ninh kinh tế và xã hội bao gồm các hệ thống thông tin liên lạc, giao thông, năng lượng, nước và y tế. Mục tiêu của đòn tấn công này nhằm khiến đối phương không có khả năng tham chiến hoặc  rơi vào tình trạng hỗn loạn và thảm họa trong nước. Để thực hiện được chiến lược này, Trung Quốc đầu tiên phải truy cập vào dữ liệu của mục tiêu cần làm gián đoạn, sau đó nghĩ ra các cuộc tấn công mạng sẽ tránh được các biện pháp phòng ngừa và tạo ra sự tàn phá bất ngờ, không thể đảo ngược. Mỹ đã nhận thức được mối đe dọa đến an ninh quốc gia hồi tháng 2, thời điểm xảy ra sự cố khí cầu gián điệp và từ hồi tháng 5 với việc Microsoft báo cáo tin tặc Trung Quốc đã truy cập dữ liệu của bộ Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại. Quân đội Mỹ đang cố gắng tìm hiểu xem chiến tranh mạng của Trung Quốc đã làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ của Mỹ nghiêm trọng đến mức nào. Vương quốc Anh tụt lại phía sau; bất chấp nhiều năm cảnh báo rõ ràng của cộng đồng tình báo và an ninh, Vương quốc Anh vẫn chưa có phản ứng thích hợp.

Xem thêm tại: Telegraph, China has made its first strike on the West. Truy cập ngày 4/8/2023

Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines sẽ theo thang thành xung đột siêu cường?

Các chuyên gia nhận định việc tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhắm vào tàu Philippine sẽ có khả năng đẩy xung đột giữa Bắc Kinh và Manila leo thang thành xung đột giữa hai siêu cường. Thêm vào đó, các cuộc tập trận chung với Nga – trong đó một đội tàu đến gần Alaska vào cuối tuần này – cũng làm gia tăng mối lo ngại về sự phối hợp quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow. Cụ thể hơn, lực lượng hải cảnh Trung Quốc hôm thứ bảy đã hướng vòi rồng vào một tàu tiếp tế của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đang trên đường đến Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền .Bên cạnh EU, Pháp, Nhật Bản và Úc là những nước lên tiếng ủng hộ Philippines, Mỹ cũng tái khẳng định cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước phòng thủ chung, bảo vệ Manila nếu các tàu công vụ và lực lượng của họ bị tấn công vũ trang. Tuy nhiên, có chuyên gia cho rằng Bắc Kinh vốn đã tìm cách vạch ra ranh giới giữa việc vận chuyển hàng tiếp tế nhân đạo và thiết bị xây dựng của Philippines đến Bãi cạn, ngụ ý rằng lỗi nằm ở Manila. Phía Trung Quốc hôm thứ ba đã kêu gọi Philippines di dời con tàu Sierra Madre ra khỏi Shoal và “khôi phục lại trạng thái vô chủ”. Bên cạnh các hành động gây hấn, cuộc tập trận làm dấy lên một số lo ngại về sự hợp tác ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Moscow nhưng không gây ra phản ứng gay gắt từ Mỹ như vụ việc ở Philippines. Sau đó, Mỹ đã triển khai bốn tàu khu trục đến khu vực, nhưng các tuyên bố của chính phủ và quân đội không cho thấy sự hiện diện là một mối đe dọa. Các chuyên gia cho rằng việc gọi cuộc tập trận của Trung Quốc và Nga là mối đe dọa sẽ có lợi cho Bắc Kinh do nước này từ lâu đã phản đối các hoạt động hàng hải của Mỹ. Tuy nhiên, việc cuộc tập diễn ra gần bờ biển Mỹ có mục đích nhằm làm lung lay giả định rằng Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng triển khai lực lượng ở hải ngoại mà không phải lo lắng đối thủ sẽ làm điều tương tự ngay sân nhà mình.

Xem thêm tại: Guardian, China-Philippines dispute could escalate into superpower conflict, say analysts. Truy cập ngày 9/8/2023

Bộ Tứ đang dần trở thành liên minh phòng thủ hàng hải như thế nào?

Tuần này, Úc sẽ tổ chức Cuộc tập trận Malabar, một loạt cuộc tập trận hải quân ban đầu do Ấn Độ tổ chức ngoài khơi bờ biển nước này cùng với lực lượng Mỹ. Mặc dù không chính thức là một hoạt động của Quad, nhưng Malabar đã hoạt động hiệu quả như một hoạt động kể từ khi Úc tham gia lại cuộc tập trận vào năm 2020, sau khi Nhật Bản gia nhập với tư cách là đối tác lâu dài 5 năm trước đó. Các hội nghị thượng đỉnh liên tiếp của các nhà lãnh đạo và sự phức tạp ngày càng tăng của các cuộc tập trận Malabar cho thấy cách thức mà Bộ tứ đã liên kết xung quanh một logic chiến lược chung, với việc theo đuổi các lợi ích an ninh hàng hải chung và cân bằng ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc như những yếu tố trung tâm. Một chương trình nghị sự an ninh hàng hải Quad hiệu quả không nhất thiết phải giống như cả bốn đối tác làm mọi thứ, ở mọi nơi, cùng một lúc. Thay vào đó, các thành viên có thể tận dụng sự hợp tác hải quân đã diễn ra bên dưới cấp độ Quad thông qua điều phối hoạt động, tiêu chuẩn hóa các thủ tục chia sẻ thông tin và mở thêm các cơ sở quân sự cho nhau nhằm mục đích bảo trì và duy trì. Các cuộc họp chung liên tiếp của các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Úc và Mỹ, theo hình thức thể chế hóa được gọi là AUSMIN, đã chứng minh rằng các sáng kiến ​​bố trí lực lượng, các cuộc tập trận chung và các hoạt động quân sự kết hợp của liên minh cũng giống như việc hỗ trợ một chương trình nghị sự phòng thủ tập thể rộng lớn hơn. chỉ ủng hộ sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á. Việc đưa vào quan trọng một tài liệu tham khảo về “mời các đối tác có cùng chí hướng tham gia” vào một thời điểm sau đó cho thấy rằng các quốc gia như Ấn Độ hoặc Nhật Bản, vốn đã được mời tham gia vào các sáng kiến ​​bố trí lực lượng của Mỹ-Úc, có thể cử máy bay tham gia giám sát hàng hải chung các hoạt động xuất kích từ các căn cứ không quân Australia trong thời gian tới. Sự lãnh đạo của Ấn Độ ở đây xứng đáng được chú ý đặc biệt, vì chủ nghĩa tích cực của họ bất chấp chủ nghĩa hoài nghi thông thường rằng ưu tiên của New Delhi đối với việc không liên kết và các ưu tiên địa chiến lược của họ cản trở sự hợp tác quân sự sâu sắc hơn với các đối tác. Là một phần của sáng kiến ​​tăng cường giám sát hàng hải mới, máy bay tuần tra hàng hải của Ấn Độ và Úc cũng đã thực hiện ít nhất 4 chuyến thăm kéo dài tới các cơ sở không quân hải quân của nhau để tập trận chung và phối hợp tuần tra trong vòng 18 tháng qua. Những hoạt động này là những ví dụ tuyệt vời về cách các quốc gia bộ Tứ có thể tận dụng địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng quân sự và khả năng chung của họ để thực hiện chiến lược răn đe tập thể ở đâu và khi các ưu tiên chính trị và chiến lược của họ phù hợp với nhau. Chính thức hóa hợp tác giám sát hàng hải giữa Mỹ và Úc cũng sẽ phù hợp với chương trình nghị sự đó. Tiến hành các hoạt động chung hoặc phối hợp với các đối tác Quad bên ngoài các cơ sở của Úc sẽ giúp cải thiện bức tranh tổng thể về hoạt động hải quân của Trung Quốc ở vùng duyên hải Đông Nam Á và phía đông Ấn Độ Dương.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, The Quad is edging closer to collective maritime defense. Truy cập ngày 9/8/2023