Mổ xẻ cơn địa chấn bầu cử ở Malaysia

Tác giả: Carl Vadivella Belle | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Anatomy of an Electoral Tsunami. Tác giả: Lim Teck Ghee, S. Thayaparan và Terence Netto. Petaling Jaya, Malaysia: Strategic Research and Development Centre, 2018. Bìa mềm: 245 trang.

Ngày 09/05/2018, cử tri Malaysia đã chấm dứt 60 năm thống lĩnh chính trường của đảng Tổ chức Dân tộc Malay Thống nhất (UMNO), thay vào đó bầu cho liên minh đối lập Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng). Cuốn The Anatomy of an  Electoral Tsunami (Mổ xẻ một cơn địa chấn bầu cử), được viết bởi ba chuyên gia hàng đầu về chính trị Malaysia, không chỉ đơn thuần phân tích cuộc bầu cử mà còn tổng hợp các bình luận về sự tha hóa trong xã hội, chính trị và kinh tế dưới thời Thủ tướng Najib Razak của UMNO, đe dọa tương lai của thể chế dân chủ nghị viện Malaysia. Cả ba chuyên gia này đều có đủ uy tín để thực hiện cuốn sách này. Lim Teck Ghee là một chuyên gia về chính sách công lâu năm, S. Thayaparan là một nhà phân tích chính trị sắc bén, còn Terence là một nhà báo kỳ cựu. Continue reading “Mổ xẻ cơn địa chấn bầu cử ở Malaysia”

Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp

Nguồn: Andrés Velasco, “Venezuela Shatters the Myth of Non-Intervention”, Project Syndicate, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng đầu Quốc hội được bầu một cách dân chủ, đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Hoa Kỳ, Canada và phần lớn Nam Mỹ ngay lập tức công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm điều tương tự.

Nhưng Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố ông sẽ tuân thủ nguyên tắc không can thiệp. Uruguay cũng từ chối công nhận Guaidó, và Bộ Ngoại giao nước này nói rằng vấn đề của Venezuela phải được giải quyết một cách hòa bình bởi người Venezuela. Thật tình cờ khi cả hai nước đã tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế mà qua đó họ muốn đóng vai trò người trung gian trong cuộc đối đầu ở Venezuela. Continue reading “Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp”

Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ

Nguồn: Martin Feldstein, “There Is No Sino-American Trade War”, Project Syndicate, 29/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp. Continue reading “Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ”

Liệu Trung Quốc có thống trị thế kỷ 21?

Tác giả: Lê Thu Hà

Will China Dominate the 21st Century? Tác giả: Jonathan Fenby. Cambridge, UK: Polity Press, 2014. Bìa mềm: 141 trang.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đã trở thành một hiện tượng không mới mẻ trong đời sống quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi của sự trỗi dậy này, cụ thể là vị trí mà Trung Quốc có tham vọng và đủ khả năng chiếm lĩnh trong trật tự thế giới thời gian tới vẫn còn là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên toàn thế giới quan tâm và tranh luận. Jonathan Fenby, trong cuốn sách “Liệu Trung Quốc có chiếm lĩnh thế kỷ 21” (Will China Donminate the 21st Century) gồm 5 chương, 141 trang (xuất bản năm 2014 và tái bản năm 2017 bởi nhà xuất bản Polity Press, Anh), đã tiến hành phân tích một cách toàn diện các khía cạnh trong quá trình phát triển của Trung Quốc từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…, cho đến tư tưởng, ý thức hệ, để đưa ra kết luận, mặc dù Trung Quốc đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn tiềm tàng nhiều yếu tố khiến việc trở thành cường quốc hàng đầu, thống lĩnh thế giới trong thế kỷ 21 vẫn là một tham vọng chưa thể đạt tới của cường quốc hơn 1 tỷ dân này. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thống trị thế kỷ 21?”

Món quà của Trump dành cho Taliban

Nguồn: Brahma Chellaney, “Trump’s Gift to the Taliban”, Project Syndicate, 30/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, từ đó phá hủy một mạng lưới khủng bố quốc tế chủ chốt. Nhưng bây giờ, một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, với một vị tổng thống đang tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong càng nhanh càng tốt, đã đạt được một thỏa thuận dự kiến đáp ứng phần lớn các yêu sách của Taliban. Taliban, vồn từng chứa chấp al-Qaeda và hiện vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, đã giành được không chỉ lời hứa của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng, mà còn là cả một con đường để quay lại giành quyền lực ở Kabul.

Lịch sử đang lặp lại. Hoa Kỳ một lần nữa bỏ rơi một Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, giống như cách họ đã làm ba thập niên trước sau một chiến dịch bí mật thành công của CIA nhằm buộc Liên Xô rời khỏi đất nước này. Hoa Kỳ, vốn đang tuyệt vọng tìm cách chấm dứt cuộc chiến dài nhất từ ​​trước đến nay của mình, dường như đã quên mất một bài học quan trọng về lần từ bỏ đó: hành động này đã biến Afghanistan trở thành một thành trì của khủng bố xuyên quốc gia, dẫn đến nội chiến và cuối cùng là những cuộc đổ máu ở phương Tây. Continue reading “Món quà của Trump dành cho Taliban”

Vũ khí siêu thanh là gì?

Nguồn:What are hypersonic weapons?”, The Economist, 03/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 26/12/2018, một cửa hầm tại căn cứ tên lửa Dombarovskiy ở dãy núi Ural mở ra và từ đó một quả tên lửa được phóng lên bầu trời Nga. Nhưng đầu đạn tên lửa không bay ngược xuống trái đất theo hình vòng cung rõ ràng, có thể dự đoán được. Thay vào đó, một thiết bị tái nhập (re-entry vehicle) tách ra khỏi tên lửa và tự hành ngang qua bầu trời với tốc độ khổng lồ và lao vào một mục tiêu ở Kamchatka, cách đó vài ngàn dặm. Tổng thống Vladimir Putin gọi cuộc thử nghiệm tên lửa Avangard, một vũ khí siêu thanh (supersonic) với quỹ đạo dạng tàu lượn (boost-glide), là một món quà năm mới hoàn hảo dành cho đất nước. Cuộc thử nghiệm của Nga làm nổi bật giai đoạn đầu của những gì có thể trở thành một cuộc chạy đua vũ trang siêu thanh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, khi cả ba nước chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới của những quả tên lửa nhanh hơn, thông minh hơn và linh hoạt hơn. Vũ khí siêu thanh là gì và chúng sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào? Continue reading “Vũ khí siêu thanh là gì?”

Hội chứng Trân Châu Cảng & Đồng thuận Washington

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Nếu “hợp tác Mỹ-Trung” là trụ cột quan hệ quốc tế vào nửa cuối thế kỷ 20, thì “đối đầu Mỹ-Trung” trở thành tâm điểm của bàn cờ chiến lược nước lớn vào nửa đầu thế kỷ 21. Sự thay đổi về bản chất quan hệ Mỹ-Trung “từ bạn thành thù” đã tạo ra một bước ngoặt lớn làm đảo lộn trật tự thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng vượt Mỹ đã bị “chủ nghĩa Trump” chặn lại. Nay Mỹ chủ động “vừa đánh vừa đàm” vì chiếm được thế thượng phong, làm Trung Quốc bị động chống đỡ và tìm cách hòa hoãn để tránh hệ quả khó lường trong nước, nếu để cuộc chiến thương mại leo thang mất kiểm soát. Tuy còn quá sớm để nói về kết cục cuộc chiến thương mại, nhưng có thể thấy được “phần nổi của tảng băng chìm”.  Để hiểu rõ hơn bản chất và lý do đối đầu Mỹ-Trung, cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử. Nếu quá khứ là điểm chuẩn cho hiện tại và tương lai, thì lịch sử có thể lặp lại như một định mệnh. Continue reading “Hội chứng Trân Châu Cảng & Đồng thuận Washington”

Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa. Continue reading “Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974”

Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành                                                                     

Bài dưới đây lược dịch từ tư liệu “Tướng quân Lưu Á Châu: Đại chiến lược 20 năm tới của Trung Quốc” trên báo “Trịnh Châu Tân văn nhân” (7/2005), được “Hoàn cầu Thời báo” đăng lại.

Mỹ không bỏ châu Âu mà chú trọng châu Á là để phòng bị trước

Trong sách “Bàn về miền Tây” tôi có viết: “Người Mỹ đã đến trước cửa Trung Quốc rồi!” Cửa đây là cửa sau của TQ – Trung Á.[1] Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn chưa chuyển về phía Đông; trong một thời gian khá lâu nữa cũng chưa có dấu hiệu chuyển về phía Đông. [Lưu ý: bài này Lưu Á Châu viết năm 2005].

Đối thủ ở châu Á của Mỹ không phải là TQ, Mỹ chưa coi TQ là đối thủ bằng vai phải lứa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan”

Thương chiến Mỹ-Trung và Tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khi xem xét và lý giải cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong bối cảnh trật tự thế giới mới, cần lưu ý mấy điểm cơ bản (làm hệ quy chiếu). Thứ nhất, chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, nên xem xét nó trong một bối cảnh lớn hơn. Thứ hai, xung đột về thương mại thực chất phản ánh xung đột về cơ cấu và hệ thống, nên rất nan giải, không thể hóa giải trong vài tháng. Thứ ba, xung đột về thương mại gắn liền với xung đột về lợi ích chiến lược tại Biển Đông và tầm nhìn Indo-Pacific. Thứ tư, tuy người Mỹ phân hóa và chia rẽ sâu sắc, nhưng hầu như tất cả cùng đồng thuận và ủng hộ Trump chống Trung Quốc. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung và Tranh chấp Biển Đông”

Ngoại giao nên dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong dịp EU và Nga có cuộc đàm phán quan trọng tại Moskva, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner thừa nhận: do việc phiên dịch tiếng Pháp có vấn đề nên cuộc xung đột Nga-Gruzia đã bị kéo dài.

Báo Telegraph (Anh Quốc) ngày Thứ Hai 8/9/2008 có bài viết giật tít “Tiếng Pháp tồi làm cho cuộc xung đột Nga-Gruzia bị kéo dài” (Bad French prolongs Russia-Georgia conflict) của phóng viên Anh gửi từ Paris. Nội dung đại để như sau: Continue reading “Ngoại giao nên dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp?”

Thông điệp kép từ Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á của Mỹ

Tác  giả: Anh Huy

Đạo luật mới là nỗ lực lập pháp cân bằng và giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nhân sự và chính sách ngoại giao, quốc phòng với khu vực của Chính quyền Trump tiếp tục khó lường.

Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA) được Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 31/12/2018 là ví dụ hiếm hoi về đồng thuận cao giữa chính quyền và Quốc hội Mỹ trong xử lý những thách thức an ninh lớn nhất tại một khu vực quan trọng nhất với Mỹ là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây cũng là nỗ lực lập pháp cân bằng và giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nhân sự và chính sách ngoại giao, quốc phòng với khu vực của chính quyền Trump tiếp tục nhiều biến động khó lường. Mặt khác, Quốc hội Mỹ cũng không để TT Trump phá bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực và trên thế giới – thế mạnh mà Washington đã thiết lập kể từ sau Thế chiến II. Continue reading “Thông điệp kép từ Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á của Mỹ”

Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783

Tác giả: Allan Gyngell | Biên dịch: Đinh Nho Minh

By More Than Providence: Grand Strategy and American Power in the Asia – Pacific since 1783. Tác giả: Michael J. Green. New York: Columbia University Press, 2017. Bìa cứng: 725 trang.

Cuốn Hơn cả Sứ mạng Chúa ban: Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 1783 nghiên cứu rất kĩ, viết rất hay về chính sách chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á, và được xuất bản rất đúng thời điểm. Lúc mà chính quyền Trump đang có những chính sách quốc tế khó lường và khác với truyền thống, các nhà nghiên cứu chính sách ở cả hai đầu Thái Bình Dương cần hiểu rõ hơn bao giờ hết về bản chất của những truyền thống đó và những lợi ích đằng sau.

Nếu một ứng viên truyền thống của Đảng Cộng hòa thay vì Trump thắng cử hồi tháng 11/2016, Michael Green gần như chắc chắn sẽ có một vị trí cấp cao về an ninh quốc gia ở Washington. Thay vào đó, ông tiếp tục đóng góp vào cuộc tranh luận về chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Đại học Georgetown ở Washington. Continue reading “Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783”

Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 31/12/2018, Reuters đưa tin rằng Việt Nam đang thúc đẩy một số điều khoản trong văn bản đàm phán của Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) ở Biển Đông, điều nhiều khả năng sẽ là “không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh”. Bài viết chỉ ra rằng Hà Nội đang tìm cách đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều hành động mà Trung Quốc đã thực hiện ở Biển Đông trong những năm qua, bao gồm xây đảo nhân tạo, phong tỏa biển và triển khai các loại vũ khí tấn công. Hà Nội cũng yêu cầu các quốc gia phải làm rõ yêu sách trên biển của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Thú vị hơn, Hà Nội kêu gọi cấm thiết lập bất cứ Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới nào trên Biển Đông. Continue reading “Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?”

Tương lai nào cho đối đầu Mỹ – Trung?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Câu chuyện Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới như một vở kịch lớn nhiều tập vẫn đang tiếp diễn, với những màn kịch vẫn còn chưa biết. Tuy Mỹ-Trung ngừng bắn đã gần một tháng (từ 1/12/2018), nhưng con đại bàng Mỹ và con rồng Trung Quốc vẫn đang vờn nhau. Thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày để đàm phán như một khoảng lặng trước cơn bão lớn. Bước vào năm mới 2019 với những bất định từ đối đầu Mỹ – Trung, chúng ta thử điểm lại một số sự kiện trong năm cũ 2018, vì câu chuyện năm mới thường bắt đầu từ năm cũ.

Cuối năm cũ có gì mới?

Hai năm qua, đã có 12 quan chức hàng đầu trong chính quyền Trump từ chức (hoặc bị sa thải). Bộ trưởng quốc phòng James Mattis là “người lớn” và vị tướng cuối cùng phải ra đi, sau H.R. McMaster (Cố vấn An ninh Quốc gia) và John Kelly (Chánh văn phòng Nhà Trắng). Tuy tin này không bất ngờ, nhưng Mattis từ chức chủ yếu vì bất đồng quan điểm với Trump về quyết định rút quân đột ngột khỏi Syria làm “giọt nước tràn li”. Điều đó càng bộc lộ tình trạng bất hòa và bất ổn trong Nhà Trắng.  Đơn từ chức của Mattis đã nói lên nhiều điều. Continue reading “Tương lai nào cho đối đầu Mỹ – Trung?”

Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Four Flashpoints: How Asia Goes to War. Tác giả: Brendan Taylor. Melbourne, Australia: La Trobe University Press, 2018. Bìa mềm: 241pp.

Bốn điểm nóng của Châu Á được nhiều người biết đến gồm: Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Đài Loan. Cả bốn nơi này đều có đặc điểm là tồn tại căng thẳng âm ỉ, có nguy cơ rơi vào chiến tranh với ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng. Đã có rất nhiều sách phân tích bình luận về các điểm nóng, nhưng Brendan Taylor đi xa hơn nữa bằng việc vẽ một bức tranh chung cho thấy bốn điểm nóng này đang làm xấu đi môi trường chiến lược của Châu Á. Taylor phác họa cách thức khủng hoảng có thể xảy ra như thế nào ở mỗi điểm nóng và lập luận rằng chỉ có thể tránh khủng hoảng bằng cách hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa chúng với nhau. Taylor cho rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến lớn ở Châu Á là lớn hơn so với mọi người lầm tưởng, vì khu vực có khả năng “trượt vào khủng hoảng” (trang 177), với sức ép từ cả bốn điểm nóng đẩy khu vực gần hơn tới đụng độ. Continue reading “Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á”

Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ

Tác giả: Ngô Di Lân

Giữa một loạt các sự kiện lớn xảy ra trong thời gian vừa qua, từ việc cựu Tổng thống George H. W. Bush qua đời cho tới Brexit và biểu tình bạo loạn ở Pháp, bài viết Một chính sách đối ngoại dành cho tất cả (A Foreign Policy for All) trên tạp chí Foreign Affairs của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren – một trong những ứng viên hàng đầu của đảng Dân Chủ cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, dường như đã hoàn toàn bị “ngó lơ”.

Đây là một điều đáng tiếc bởi bài viết của TNS Warren có lẽ là một trong những “bản vẽ” rõ nét nhất về một chính sách đối ngoại Mỹ mà đảng Dân Chủ có thể theo đuổi trong tương lai. Nếu ứng viên của đảng Dân Chủ thắng cử vào năm 2020, nhiều khả năng yếu tố ý thức hệ sẽ trở lại với vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại Mỹ. Mặt khác, Mỹ sẽ chú ý hơn tới tác động của chính sách đối ngoại lên các mục tiêu đối nội, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một chính sách đối ngoại dân chủ sẽ có tác động đáng kể đến sự can dự quốc tế của Mỹ nói chung và tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng. Continue reading “Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam với FOIP & Quad: Tham gia hay không tham gia 

Sau một thập niên, kỳ vọng về một phiên bản mới của “Bộ Tứ” (Quad 2.0) đã nổi lên từ cuối 2017 khi tầm nhìn chiến lược “Indo-Pacific Mở và Tự do” (FOIP) được chính quyền Trump tuyên bố. Tuy bốn nước “Bộ Tứ” đều mong muốn Quad hồi sinh, nhưng nhiệm vụ này không đơn giản. “Bộ tứ” thực chất là sự trùng hợp lợi ích an ninh của các nước trong tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc. “Bộ Tứ” xuất hiện lần đầu tiên từ cuối năm 2006, khi bốn quốc gia dân chủ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ) hưởng ứng sáng kiến của thủ tưởng Nhật Shinzo Abe, nhằm mục đích đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên có lợi ích chung. Tuy nhiên, phiên bản đầu tiên (Quad 1.0) đã không thành công vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc, và chính trị nội bộ của Úc, Ấn Độ và Nhật. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Biển Đông: Không của riêng ai hay cái ao của Trung Quốc?

Gần đây, tại Hội nghị TW8 (10/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW (22/10/2018) về “chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển…”. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, đúng vào thời điểm có những biến chuyển nhanh và khó lường trên thế giới. Nhưng chiến lược phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bàn cờ Biển Đông. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P4)”