Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?

Nguồn:芬兰加入,北约获得多少军事资源”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 6/4/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO. Đồng thời với “sự che chở” mà Phần Lan nhận được, sự kiện nước này gia nhập NATO cũng làm tăng cường thực lực của NATO. Một khi các căn cứ địa quân sự trong lãnh thổ Phần Lan được cung cấp cho NATO sử dụng, điều đó sẽ nâng cao tiềm lực quân sự cho NATO như thế nào? Nga sẽ dùng cách nào để đối phó lại? Continue reading “Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?”

Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:

Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy? Continue reading “Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển”

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng. Continue reading “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ”

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nguồn: Ob man Russland provoziert oder nicht – wenn sie angreifen wollen, dann werden sie es tun“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.” Continue reading “Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?”

03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức

Nguồn: Finland declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Phần Lan, dưới sức ép ngày càng tăng từ cả Mỹ và Liên Xô, cuối cùng đã chính thức tuyên chiến với Đức, một đối tác cũ của nước này.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, vì muốn bảo vệ Leningrad khỏi sự xâm lấn của phương Tây, cũng như của đối tác đáng ngờ trong Hiệp ước Bất tương xâm là Đức, Liên Xô đã bắt đầu yêu cầu được trao quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp khác nhau từ Phần Lan, bao gồm một phần Eo đất Karelia (vùng đất dẫn đến Leningrad). Phần Lan đã cố gắng chống lại sức ép của Liên Xô. Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin liền đáp lại bằng cách công bố “phụ chú” (small print) của Hiệp ước Bất tương xâm Molotov-Ribbentrop mà Liên Xô đã ký với Đức hồi tháng 8, theo đó cho phép Liên Xô tự do cai trị trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình. Liên Xô xâm lược Phần Lan vào ngày 30/11/1939. (Stalin tuyên bố rằng lính Phần Lan đã nổ súng trước vào quân đội Liên Xô.) Continue reading “03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức”

“Phần Lan hóa” là gì?

Nguồn: What is “Finlandisation”?, The Economist, 14/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến các quan chức phương Tây tuyệt vọng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Nga. Trên đường tới cuộc gặp với Tổng thống Nga, Vladimir Putin, tại Moscow, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được hỏi về một giải pháp khả dĩ: “Phần Lan hóa”, ám chỉ tình trạng trung lập chính thức của Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông Macron thừa nhận đó là “một mô hình đang được cân nhắc”, nhưng ông khẳng định các nhà ngoại giao sẽ phải tìm ra một cái gì đó mới. Tin tức này đã làm dấy lên sự giận dữ ở cả Ukraine lẫn Phần Lan, nơi mà ký ức về trải nghiệm này không hề dễ chịu. Trên thực tế, “Phần Lan hóa” hoạt động như thế nào và tình trạng tương tự có thể được áp dụng cho Ukraine ra sao? Continue reading ““Phần Lan hóa” là gì?”

Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’

Nguồn: Matt Bruenig, “No, Finland Is Not a “Capitalist Paradise”,  Jacobin, 09/12/2019.

Biên dịch: Lê Lam

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một “thiên đường của tư bản”, như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.

Cuối tuần qua, Anu Partanen và Trevor Corson đã đăng một bài trên tờ Thời báo New York “Finland Is a Capitalist Paradise” cho rằng Phần Lan thực sự là “một thiên đường của tư bản”. Đây là một bài báo rất quen thuộc với những ai theo dõi thảo cuộc luận này. Nó nói rằng Phần Lan có thuế cao và một nhà nước phúc lợi hào phóng, nhưng sau đó nói rằng đất nước này khá tư bản và có lẽ thậm chí còn tư bản hơn Mỹ nhiều. Continue reading “Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’”

30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan

Nguồn: USSR attacks Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1939, Hồng quân đã vượt biên giới Liên Xô-Phần Lan với 465.000 lính và 1.000 máy bay. Helsinki bị không kích, và 61 người Phần Lan đã bị thiệt mạng, khiến người Phần Lan đứng dậy chiến đấu, thay vì đầu hàng.

Lực lượng áp đảo của Liên Xô khiến hầu hết các quốc gia phương Tây, cũng như chính Liên Xô, tin rằng cuộc xâm chiếm Phần Lan sẽ là một cuộc dạo chơi. Các binh sĩ Liên Xô thậm chí còn mặc đồng phục mùa hè, mặc dù mùa đông Scandinavia đã bắt đầu; bởi họ cho rằng sẽ không có hoạt động ngoài trời nào, chẳng hạn như chiến đấu. Continue reading “30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)

Biên dịch: Việt Xuân

TIỀN TRUNG QUỐC LẠI TRỞ VỀ TÚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nếu ước muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành hiện thực thì chẳng mấy chốc 300 triệu người Trung Quốc sẽ trượt tuyết hoặc trượt băng. Cả Thụy Sĩ và Lapland của Phần Lan đều muốn họ đến với mình. Nhưng, lợi nhuận thu được sẽ rơi vào túi người dân địa phương hay người Trung Quốc?

Jungfrau. Nhân viên soát vé Stefan Ritschard bắt đầu gắn những tấm biển nam châm vào thành các toa tàu để đánh dấu chỗ ngồi, mặc dù tàu đang chạy chậm lại.

Từ ga tàu Lauterbrunnen dưới chân núi Jungfrau có tàu chạy thẳng đến sông băng nổi tiếng của Thụy Sĩ, dọc theo con đường ngầm được đào sâu trong lòng núi. Chuyến tàu tiếp theo sẽ có một nhóm người Trung Quốc và một nhóm người Hàn Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)

Người dịch: Việt Xuân

TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP

Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.

Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.

Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?

Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”

13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan

Nguồn: Germans capture Helsinki, Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, nằm trong kế hoạch ủng hộ Phần Lan và chính phủ dân chủ đại nghị mới thành lập của họ, quân đội Đức đã giành quyền kiểm soát Helsingfors (Helsinki) từ phe Hồng vệ, một đội quân bao gồm những người Phần Lan ủng hộ phe Bolshevik Nga.

Phần Lan, vốn nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1809, đã nắm lấy cơ hội trong cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917 (bao gồm cả việc thoái vị của Sa hoàng Nicholas II vào tháng 3 và cuộc đảo chính giành chính quyền của Vladimir Lenin và những người Bolshevik vào tháng 11) để tuyên bố độc lập vào tháng 12 năm đó. Continue reading “13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan”

09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan

Nguồn: The Red Army invades Karelian Isthmus in Finland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Liên Xô đã tiến vào Đông Karelia ở Phần Lan, khi họ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ vốn đã được nhượng lại cho mình.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Moskva năm 1940, Phần Lan đã buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ phía đông nam, bao gồm eo đất Karelia, cho Liên Xô – những người đang mong muốn tạo ra một vùng đệm cho Leningrad. Để bảo vệ mình trước lại sự xâm lấn của Liên Xô, Phần Lan đã cho phép Đức hành quân qua nước mình để tiến về hướng Đông, sang Liên Xô, mặc dù trên thực tế Phần Lan không có liên minh chính thức với Phe Trục. Continue reading “09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới

20130202_LDP001_0

Nguồn:The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.

Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.

Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc. Continue reading “Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới”

Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu

Norway … the nice side, at least.

Nguồn: “The secret of their success“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch và chú thích: Phạm Vũ Lửa Hạ

Các nước Bắc Âu có lẽ trị quốc tốt nhất thế giới

Cecil Rhodes[i] từng nhận xét rằng “sinh ra là người Anh coi như trúng số độc đắc”. Ngày nay ta cũng có thể nói như vậy về người sinh ra ở Bắc Âu. Các nước Bắc Âu không chỉ tránh được phần lớn những vấn nạn kinh tế đang làm rung chuyển vùng Địa Trung Hải; mà còn tránh được phần lớn những căn bệnh xã hội đang hành hạ nước Mỹ. Xét về bất cứ chỉ số nào đo lường tình trạng ổn định và lành mạnh của một xã hội – từ các chỉ số kinh tế như năng suất và đổi mới sáng tạo đến các chỉ số xã hội như tình trạng bất bình đẳng và tội ác – các nước Bắc Âu quần hội ở gần đầu bảng xếp hạng (xem bảng). Continue reading “Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu”

#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ

david-goliath

Nguồn: James E. Goodby (2014). “The Survival Strategies of Small Nations”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 31-39.

Biên dịch & Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Bài liên quan: Cuộc đối thoại ở Melos

Tác giả người Czech Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình. Ông viết:

Nước nhỏ là một nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó. Một người Pháp, Nga, và Anh thường không nghi ngờ về sự tồn tại của quốc gia mình. Trong lời quốc ca của họ chỉ tồn tại những ca từ nói về sự vĩ đại và vĩnh cửu. Tuy nhiên, lời quốc ca của Ba Lan, như chúng ta có thể thấy, được bắt đầu với câu: Ba Lan vẫn chưa suy vong…”[1]

Continue reading “#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ”