09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ

Nguồn: Baghdad falls to U.S. forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, chỉ ba tuần sau khi cuộc tấn công vào Iraq bắt đầu, quân đội Mỹ đã kéo đổ bức tượng đồng của Saddam Hussein tại Quảng trường Firdos ở Baghdad. Sự kiện này trở thành biểu tượng cho hồi kết của chế độ cai trị độc tài tàn bạo kéo dài của tổng thống Iraq, và là một chiến thắng bước đầu quan trọng của Mỹ. Continue reading “09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ”

16/12/1998: Tổng thống Clinton ra lệnh không kích Iraq

Nguồn: President Clinton orders air attack on Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố ông đã ra lệnh không kích Iraq vì nước này từ chối hợp tác với các thanh sát viên vũ khí của Liên Hiệp Quốc. Quyết định của Clinton không nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt trong Quốc hội Mỹ, những người cáo buộc Clinton sử dụng các cuộc không kích để hướng sự chú ý khỏi các thủ tục luận tội đang diễn ra chống lại ông. Chỉ một ngày trước đó, Hạ viện đã đưa ra một báo cáo cáo buộc Clinton phạm “các tội nặng nhẹ” (high crimes and misdemeanors) liên quan đến vụ bê bối Monica Lewinsky, trong đó Clinton đã có quan hệ tình dục bất chính với nữ thực tập sinh của Phòng Bầu dục, rồi sau đó nói dối về việc này. Continue reading “16/12/1998: Tổng thống Clinton ra lệnh không kích Iraq”

05/02/2003: Colin Powell biện minh cho việc Mỹ xâm lược Iraq tại Liên Hiệp Quốc

Nguồn: Secretary of State Colin Powell speaks at UN, justifies US invasion of Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã có một bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc – một bài phát biểu vừa dẫn đến nhiều hệ lụy, vừa chứa đầy những tuyên bố mà sau này sẽ bị vạch trần là không đủ cơ sở hoặc không đáng tin cậy. Theo đó, Powell đã bào chữa cho hành động của người Mỹ rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đưa ra lập luận ủng hộ cuộc xâm lược vốn sẽ xảy ra vào tháng sau. Powell sau đó đã gọi bài phát biểu là “vết nhơ” trong sự nghiệp của mình. Continue reading “05/02/2003: Colin Powell biện minh cho việc Mỹ xâm lược Iraq tại Liên Hiệp Quốc”

29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ”

Nguồn: George W. Bush describes Iraq, Iran and North Korea as “axis of evil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, trong Thông điệp Liên bang đầu tiên kể từ sau vụ tấn công ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã mô tả Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ” (axis of evil).

Chỉ mới hơn một năm trong nhiệm kỳ tổng thống và chỉ vài tháng sau khi ông bắt đầu cuộc chiến mà cuối cùng sẽ trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, Bush đã xác định ba quốc gia kể trên là các mắt xích chính trong một mạng lưới khủng bố và tác nhân xấu rộng lớn và cực kỳ nguy hiểm đang đe dọa Hoa Kỳ. Bài phát biểu đã vạch ra logic đằng sau “Cuộc chiến Chống Khủng bố” (War on Terror) của Bush, một loạt can thiệp quân sự vốn sẽ định hình chính sách đối ngoại Mỹ suốt 20 năm sau đó. Continue reading “29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ””

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush

Nguồn: President Clinton punishes Iraq for plot to kill George H.W. Bush, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, để trả đũa cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush trong chuyến thăm Kuwait hồi tháng 4, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở của cơ quan tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush”

Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?

Nguồn: Ilan Goldenberg, “Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?”, Foreign Affairs, 03/01/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực. Continue reading “Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?”

Thế giới hôm nay: 05/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump dường như đe dọa sẽ rút tiền tài trợ của liên bang dành cho chống cháy rừng ở California qua một tràng đả kích trên Twitter nhắm vào thống đốc bang thuộc Đảng Dân chủ, và cách quản lý rừng của bang: “Đủ rồi! Tự hành động đi!” Tuy nhiên nhiều vụ cháy ở California lại bắt nguồn từ bên ngoài các khu rừng. Các chuyên gia nói biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đám cháy, vốn đang diễn ra thường xuyên hơn.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã chấp thuận yêu cầu xem tờ khai thuế của ông Trump từ chưởng lý quận Manhattan. Các công tố viên đang điều tra cách mà các doanh nghiệp của ông Trump thanh toán cho hai người phụ nữ tự nhận có quan hệ với ông. Tòa tối cao khả năng cao sẽ xử vụ án. Là tổng thống, ông Trump đã bổ nhiệm hai thành viên của tòa này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2019”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush

Nguồn: Clinton punishes Iraq for plot to kill BushHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, để trả thù cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W.H. Bush trong chuyến thăm của ông tới Kuwait vào tháng 04/1993, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Hoa Kỳ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush”

12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq

Nguồn: Gulf War ground offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau sáu tuần không kích dữ dội vào Iraq và lực lượng vũ trang của nước này, liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo đã phát động một cuộc đổ bộ lên Kuwait và Iraq.

Ngày 02/08/1990, Iraq đã xâm lược Kuwait, nước láng giềng nhỏ bé nhưng rất giàu dầu mỏ, và chỉ trong vài giờ, họ đã chiếm được hầu hết các vị trí chiến lược. Một tuần sau, Chiến dịch Lá chắn (Operation Shield) – nhằm bảo vệ Ả Rập Saudi, bắt đầu khi các lực lượng của Mỹ tập trung ở Vịnh Ba Tư. Ba tháng sau, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq nếu quân đội nước này không rút khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Continue reading “24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq”

Tương lai nào cho Kurdistan?

Nguồn:What next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ. Continue reading “Tương lai nào cho Kurdistan?”

CIA thẩm vấn Saddam Hussein như thế nào?

Nguồn: The ex-CIA agent who interrogated Saddam Hussein”, BBC, 04/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Saddam Hussein – cố tổng thống Iraq bị bắt vào tháng 12 năm 2003, CIA đã yêu cầu một chuyên gia đến nhận diện và thẩm vấn ông. Người chuyên gia này tên là John Nixon.

Nixon đã nghiên cứu về Saddam Hussein từ khi mới gia nhập CIA vào năm 1998. Nhiệm vụ của ông là hiểu tường tận về những nhà lãnh đạo trên thế giới, phân tích được “những gì họ nghĩ” – theo như ông chia sẻ trên chương trình Victoria Derbyshire của đài BBC.

“Khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tìm đến chúng tôi với những câu hỏi như những người lãnh đạo đó là ai, họ muốn gì và tại sao họ làm như vậy”. Continue reading “CIA thẩm vấn Saddam Hussein như thế nào?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?

78-why-the-battle-for-mosul-is-a-turning-point

Nguồn:Why the battle for Mosul is a turning point“, The Economist, 17/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi quân đội Iraq và các đồng minh bắt đầu phản công chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) vào cuối năm 2014, họ đã nỗ lực để giải phóng nhiều thành phố ở miền bắc và miền tây Iraq. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến giành Mosul, được bắt đầu vào sáng sớm ngày 17/10, chỉ như một cuộc giao tranh khác trong sự thoái lui dần dần của các chiến binh thánh chiến. Nhưng cuộc chiến giành Mosul lại tập trung nhiều nỗ lực hơn hơn bất kỳ cuộc đụng độ nào khác với IS. Tại sao rất nhiều thế lực bên trong và bên ngoài Iraq xem Mosul như một bước ngoặt? Continue reading “Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?”

Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq

iraqw

Nguồn: Robert Harvey, “The World the Iraq war made”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh mảnh đất của vùng Lưỡng Hà, Iraq và Syria, bây giờ là vùng đất hoang tàn của đau thương và đổ nát, báo cáo điều tra về Iraq, thường được gọi là Bản báo cáo Chilcot (theo tên của Chủ tịch Uỷ ban điều tra, Sir John Chilcot), có mục đích giúp giải thích việc chúng ta đã gặp phải kết cục này như thế nào. Do hiện bản báo cáo đã chi tiết hoá mức độ sai phạm của chính phủ Anh trong cuộc tấn công vào Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003, những người có dính líu đến những phát hiện trong báo cáo đang sử dụng hai lập luận để bác bỏ nó.

Lập luận đầu tiên, được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, là thế giới sẽ tồi tệ hơn hiện nay nếu Tổng thống Iraq Saddam Husein vẫn còn đang nắm quyền. Lập luận thứ hai là cuộc tấn công vào Iraq có thể thành công, nhưng vì thiếu vắng một kế hoạch hậu chiến, nên những hỗn loạn đã xảy ra sau đó. Continue reading “Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq”

03/10/1932: Iraq giành độc lập

03-10-1932-iraq-wins-independence

Nguồn: Iraq wins independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, sau khi Iraq chính thức trở thành thành viên Hội Quốc Liên, Anh cũng chấm dứt nhiệm vụ của mình tại các quốc gia Ả Rập. Vậy là Iraq giành được độc lập sau 17 năm bị người Anh thống trị và hàng thế kỷ bị cai trị bởi người Ottoman.

Người Anh giành được Iraq từ đế chế Ottoman của người Thổ trong Thế chiến I và được Hội Quốc Liên ủy nhiệm để “quản lý” nước này vào năm 1920. Năm 1921, một chế độ quân chủ do Hashemite đứng đầu đã được dựng nên, dưới sự bảo hộ của Anh, và sau đó, vào ngày 03/10/1932, Vương quốc Iraq giành độc lập. Continue reading “03/10/1932: Iraq giành độc lập”

Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq

iraqw

Nguồn: Richard N. Haass, “Revisiting the Iraq war”, Project Syndicate, 08/7/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảy năm, 12 tập các chứng cứ, phát hiện, và kết luận, và sau đó là một bản tóm tắt, Báo cáo điều tra Iraq, hay còn gọi là Báo cáo Chilcot (đặt theo tên của người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ngài John Chilcot), hiện đã được công bố cho tất cả mọi người cùng đọc. Rất ít người sẽ đọc hết toàn bộ báo cáo này, chỉ riêng bản tóm tắt đã hơn 100 trang, quá dài đến nỗi người ta đã đề nghị cần có bản tóm tắt cho riêng bản tóm tắt đó.

Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu báo cáo này không được đọc rộng rãi, và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi vì nó chứa đựng các phân tích sâu sắc về việc các hoạt động ngoại giao được tiến hành như thế nào, cách người ta làm chính sách và đưa ra các quyết định ra sao. Báo cáo cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quyết định xâm lược Iraq năm 2013, và các hậu quả của nó, trong việc hiểu được tình hình Trung Đông ngày nay. Continue reading “Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

02/08/1990: Iraq xâm lược Kuwait

060322-F-7823A-121 U.S. Army soldiers assigned to the 1st Brigade, 1st Armored Division wait to board a UH-60 Black Hawk helicopter during an air assault mission in the Al Jazeera Desert, Iraq, on March 22, 2006. DoD photo by Staff Sgt. Aaron Allmon, U.S. Air Force. (Released)

Nguồn:Iraq invades Kuwait,” History.com (truy cập ngày 01/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, khoảng 2h sáng theo giờ địa phương, Iraq bắt đầu xâm chiếm Kuwait, nước láng giềng nhỏ nhưng giàu dầu mỏ của mình. Các lực lượng quốc phòng của Kuwait nhanh chóng bị áp đảo, những lực lượng chưa bị tiêu diệt phải rút về Ả Rập Xê-út. Quốc vương Kuwait cùng gia đình ông và những lãnh đạo chính phủ khác cũng phải tháo chạy sang Ả Rập Xê-út. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, Thành phố Kuwait (thủ đô của Kuwait) đã bị chiếm đóng, và Iraq đã lập tức lập nên một chính quyền cấp tỉnh ở đây.

Bằng cách sáp nhập Kuwait, Iraq đã giành quyền kiểm soát hơn 20% trữ lượng dầu lửa của thế giới và lần đầu tiên giành được một vùng bờ biển lớn trên Vịnh Ba Tư. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức khỏi Kuwait. Ngày mùng 6 tháng 8, Hội đồng Bảo an áp đặt một lệnh cấm vận thương mại đối với Iraq trên toàn cầu. Continue reading “02/08/1990: Iraq xâm lược Kuwait”

22/07/2003: Con trai của Saddam Hussein bị bắn hạ

gttysnscc

Nguồn: Qusay and Uday Hussein killed,” History.com (truy cập ngày 21/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2003, hai người con trai của cựu độc tài Iraq Saddam Hussein là Qusay và Uday Hussein đã bị giết sau một trận chiến kéo dài ba tiếng với quân đội Hoa Kỳ tại thành phố Mosul. Nhiều người tin rằng hai người con trai này thậm chí còn tàn bạo và nhẫn tâm hơn cả người cha khét tiếng của họ, và cái chết của họ đã được nhiều người dân Iraq đón mừng. Uday và Qusay đang ở tuổi 39 và 37 khi họ qua đời. Cả hai đều được cho là đã tích lũy được một khối tài sản đáng kể thông qua việc tham gia buôn lậu dầu lửa bất hợp pháp.

Là con cả của Saddam, Uday Hussein được chọn làm người thừa kế chính thức của vị tổng thống bạo ngược này. Nhưng ngay cả Saddam cũng bất bình với lối sống ngông cuồng của Uday – được cho là sở hữu hàng trăm chiếc xe hơi – và sự thiếu kỷ luật. Sau khi Uday đánh và đâm chết một trong những người hầu được Saddam yêu quý trong một bữa tiệc năm 1988, Saddam đã bắt giam và đánh đập Uday trong một thời gian ngắn. Continue reading “22/07/2003: Con trai của Saddam Hussein bị bắn hạ”