Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)

wind-farm-620x350

Tác giả: Đào Minh Hồng

Cách mạng Công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt (những năm 60 thế kỷ 18), sau đấy lan sang Mỹ, Pháp, Đức…(kéo dài đến giữa thế kỷ 19). Ý nghĩa lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp là thay thế lao động thủ công (lao động tay chân) của con người bằng lao động của máy móc, từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi cơ bản những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. Ngoài ra, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, Cách mạng Công nghiệp một mặt đẩy mạnh sản xuất, mặt khác hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản. Continue reading “Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)”

Bức tường Berlin (Berlin Wall)

berlin_wall

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Bức tường Berlin được hình thành từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 và tồn tại đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 trước khi bị phá bỏ. Bức tường là ranh giới chia cắt giữa phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin. Nó từng được chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “bức tường thành bảo vệ chống Phát xít” và cũng đã từng bị người dân Cộng hòa Liên bang Đức gọi là “bức tường ô nhục”.

Xét về phương diện địa lý thì đây đơn thuần chỉ là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng nếu xét về phương diện chính trị thì đây lại là một biểu tượng của sự đối đầu Đông – Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó không chỉ đơn thuần là đường biên giới giữa hai phần nước Đức mà còn là biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) với Cộng đồng Châu Âu (EC), giữa khối NATO và khối Vacsava, giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Bức tường Berlin (Berlin Wall)”

Bốn Hiện đại hóa (Four Modernizations)

iStock_000011857609Medium

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Bốn Hiện đại hóa là những mục tiêu mà Trung Quốc theo đuổi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ nhằm biến Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại.

Bốn Hiện đại hóa lần đầu tiên được đề cập đến bởi Thủ tướng Chu Ân Lai tại Hội nghị Công tác Khoa học Kỹ thuật tổ chức ở Thượng Hải vào tháng Giêng năm 1963. Sau đó, tại kỳ họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) khóa 3 vào tháng 12 năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng đã đề nghị xây dựng một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa có “nền nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ tiên tiến” trong tương lai gần. Continue reading “Bốn Hiện đại hóa (Four Modernizations)”

Ban-căng hóa (Balkanization)

Ottoman-Empire-Military-2

Tác giả: Đào Minh Hồng

Thuật ngữ Ban-căng hóa (Balkanization) được sử dụng bởi các sử gia và các nhà ngoại giao để diễn tả quá trình chia cắt có tính toán một lãnh thổ thành một số quốc gia độc lập với các dân tộc có xung đột lẫn nhau về lợi ích; mục đích là ngăn cản sự hình thành một lực lượng tập trung, thống nhất đe dọa người cai trị. Trong hoàn cảnh này, Ban-căng hóa có thể coi là một biến thể của châm ngôn thực dân “chia cắt và cai trị”.

Thuật ngữ Ban-căng hóa xuất phát từ tình hình trên bán đảo Ban-căng thời kỳ từ đầu thế kỷ 19 đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian này bán đảo Băn-căng vốn hầu hết nằm dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman đã dần dần bị phân tách thành những quốc gia nhỏ độc lập. Continue reading “Ban-căng hóa (Balkanization)”

Bá quyền (Hegemony)

Sotay

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hegemonia (bá quyền), theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp, là “lãnh đạo”, được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa các thành bang thời Hy Lạp cổ đại. Bá quyền trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực. Nhưng “nhóm các quốc gia” có những giả định trước về mối quan hệ giữa chúng. Thực tế cho thấy khái niệm “lãnh đạo” mang hàm ý một mức độ nào đó về trật tự xã hội và tổ chức tập thể. Các quốc gia là những cá thể, bao gồm cả quốc gia bá quyền, vốn là quốc gia có sức mạnh áp đảo nhất trong trật tự xã hội đó. Do đó, rõ ràng khái niệm bá quyền gắn liền với khái niệm về hệ thống quốc tế. Bá quyền không tồn tại đơn độc, mà là một hiện tượng chính trị đặc biệt tồn tại trong một hệ thống quốc tế nào đó, mà chính hệ thống này là sản phẩm của các hoàn cảnh chính trị và lịch sử cụ thể. Continue reading “Bá quyền (Hegemony)”

Chế độ A-pac-thai (Apartheid)

Sotay

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Continue reading “Chế độ A-pac-thai (Apartheid)”

An ninh tập thể (Collective security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Khái niệm an ninh tập thể (collective security) nổi lên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 khi chứng kiến nỗi kinh hoàng của chiến tranh và phản ứng trước sự yếu kém của chính sách cân bằng quyền lực và cơ chế tự cứu (self-help) của các quốc gia Châu Âu – được xem là nguyên nhân gây nên Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Tổng thống Woodrow Wilson, một người theo trường phái tự do cổ điển, chủ trương thay đổi hệ thống quốc tế đang vận hành theo cơ chế cân bằng quyền lực sang cơ chế an ninh tập thể thông qua Tuyên bố 14 điểm của ông và “Hội Quốc Liên” là sản phẩm từ tư tưởng này. Continue reading “An ninh tập thể (Collective security)”

An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)

Sotay

Tác giả: Chu Duy Ly

Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT).

Về khái niệm, ANPTT xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan điểm chung về khái niệm của thuật ngữ này. Những quan điểm khác nhau về thuật ngữ này có thể được chia thành hai trường phái. Continue reading “An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)”

An ninh con người (Human security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh & Nguyễn Hồng Bảo Thi

Khái niệm an ninh con người (human security) xuất hiện vào giai đoạn chứng kiến nhiều thay đổi lớn của thế giới – sự sụp đổ của Liên Xô, kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện những khuynh hướng trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe doạ và xung đột mới nảy sinh đi cùng với xu hướng toàn cầu hoá cũng như sự xuất hiện mạnh mẽ của các chủ thể phi quốc gia đã gây nên những bất ổn an ninh mới cho từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới. Continue reading “An ninh con người (Human security)”

An ninh (Security)

Sotay

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

An ninh, hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa. Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái niệm động và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng như cách tiếp cận. Từ một ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và bạo lực, khái niệm an ninh với những kết nối mới đã mở ra những chiều kích xuất phát từ nhiều lãnh vực khác nhau. Từ góc nhìn ban đầu tập trung vào Nhà nước (với vai trò vừa là chủ thể, vừa là cấp độ phân tích) các học giả đang nói về những “hình thái an ninh” mới, với sự thay đổi về chủ thể lẫn khách thể, cũng như phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của những tác nhân mới này. Continue reading “An ninh (Security)”

Từ ngữ thú vị (51-60)

oxford-english-dictionary

60. Phân biệt Rogue states với Pariah states

“Rogue states” (quốc gia bất hảo) là từ mà Hoa Kỳ dùng để chỉ các quốc gia gây nên các mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Thông thường đây là các quốc gia có các chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tài trợ khủng bố và tham gia phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Ví dụ hiện nay Mỹ coi Syria, Bắc Triều Tiên hay Iran là các “rogue states”.

Trong khi đó “Pariah states” (tạm dịch: quốc gia bị bài xích) thường để chỉ các quốc gia bị bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao, nằm ngoài rìa xã hội quốc tế. Các quốc gia này mặc dù vậy không gây ra các mối đe dọa an ninh bên ngoài biên giới của mình. Myanmar mấy năm trước đây hay Việt Nam trong những năm 1980 là những ví dụ về pariah states. Continue reading “Từ ngữ thú vị (51-60)”

Từ ngữ thú vị (41-50)

 

50. Phân biệt Bill và Act
Trong một số hệ thống pháp luật, đặc biệt là Mỹ, ‘Bill’ chỉ một ‘dự luật’ được đưa ra thảo luận tại quốc hội và chưa có giá trị pháp lý, còn ‘Act’ là một “đạo luật” hoặc ‘luật’, tức là dự luật đã được quốc hội thông qua và tổng thống ký ban hành thành luật, đã có hiệu lực pháp lý.
Trong bối cảnh Việt Nam, ‘dự luật’ và ‘luật’ thường được dịch lần lượt sang tiếng Anh là ‘draft law’ và ‘law’. Continue reading “Từ ngữ thú vị (41-50)”

Từ ngữ thú vị (31-40)

40. Collateral damage (thiệt hại ngoài dự kiến)
Đây là từ chỉ các thiệt hại gây ra cho một bên thứ ba ngoài dự kiến của người tiến hành hành động, ví dụ như một trận không kích nhắm vào các mục tiêu quân sự nhưng lại vô tình làm thiệt mạng dân thường hay phá hủy các cơ sở dân sự.
VD: Particular care is taken to ensure that ‘only legitimate objectives are targeted and that collateral damage is kept to a minimum. (Sự quan tâm đặc biệt được thực thi để đảm bảo rằng chỉ có những mục tiêu chính đáng là được nhắm đến và thiệt hại ngoài dự kiến luôn được giữ ở mức tối thiểu.) Continue reading “Từ ngữ thú vị (31-40)”

Từ ngữ thú vị (21-30)

oxford-english-dictionary

30. Knowns – Unknowns

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld từng có câu nói nổi tiếng như sau:

“…there are known knowns; there are things we know that we know. There are known unknowns; that is to say, there are things that we now know we don’t know. But there are also unknown unknowns – there are things we do not know we don’t know.”

Bạn có thể dịch câu nói này một cách trôi chảy, dễ hiểu không? Continue reading “Từ ngữ thú vị (21-30)”

Từ ngữ thú vị (11-20)

oxford-english-dictionary

20. Canary in the coal mine

Đây là thành ngữ chỉ một dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một điều nguy hiểm nào đấy đang đến gần. Thành ngữ này bắt nguồn từ việc các thợ mỏ ở các nước phương Tây trước kia có thói quen mang một lồng chim hoàng yến (canary) xuống hầm mỏ. Khi lượng khí độc như methane hay CO2 trong hầm vượt quá nồng độ an toàn thì con chim hoàng yến sẽ chết trước, giúp thợ mỏ nhận ra nguy hiểm và kịp thời rút ra khỏi hầm.

Ví dụ: In some exceptional cases, democracy could be at risk. The canary in the coal mine may be Hungary, which has come under intense criticism for Prime Minister Viktor Orban’s efforts to consolidate his party’s hold on power.
(Trong một số ngoại lệ, nền dân chủ có thể đối mặt với rủi ro. Một nhân tố cảnh báo sớm có thể là Hungary, đất nước đã phải chịu nhiều chỉ trích vì Thủ tướng Viktor Orban đang cố gắng củng cố sự cầm quyền của Đảng mình). Continue reading “Từ ngữ thú vị (11-20)”