Siêu cường (Superpower)

sc

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

“Siêu cường” là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. Trong địa chính trị thế giới, người ta phân biệt hai khái niệm siêu cường và cường quốc trong đó siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc.

Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt. Continue reading “Siêu cường (Superpower)”

Hội Quốc Liên (League of Nations)

League_of_Nations_(Twilight_of_a_New_Era)

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, là một tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Hội nghị Hoà bình Paris năm 1919. Mục đích của Hội bao gồm giải giáp vũ trang; ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể; giải quyết tranh chấp giữa các nước thông qua đối thoại và ngoại giao; và cải thiện sự thịnh vượng toàn cầu.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), nhiều nước trên thế giới đều tỏ rõ nguyện vọng thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình và giảm bớt nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa các nước. Nguyện vọng này được chia sẻ bởi nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tiêu biểu là Tổng thống Hoa Kì Woodrow Wilson, và đây cũng là cơ sở dẫn tới sự ra đời của Hội Quốc Liên. Continue reading “Hội Quốc Liên (League of Nations)”

Hội nghị Yalta (Yalta Conference)

History_FDR_Moscow_Conference_rev_SF_HD_still_624x352

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Hội nghị Yalta (còn gọi là Hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut) diễn ra từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945 tại lâu đài Livadia gần thành phố Yalta trên bán đảo Crimea – Liên Xô (nay thuộc Ucraina). Tham gia Hội nghị có 3 vị nguyên thủ của 3 cường quốc là: Joseph Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Franklin D. Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Thủ tướng Anh).

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh, như việc nhanh chóng đánh bại phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, hay phân chia thành quả chiến thắng. Chính vì vậy, Mỹ, Anh và Liên Xô đã tiến hành Hội nghị Yalta để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết trên và hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Trong khoảng thời gian 8 ngày đàm phán, các bên đã đưa ra những thỏa thuận cuối cùng tập trung vào những vấn đề sau: Continue reading “Hội nghị Yalta (Yalta Conference)”

Giải trừ quân bị (Disarmament)

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Giải trừ quân bị là việc cắt giảm, hạn chế hoặc xoá bỏ vũ khí. Cần phân biệt khái niệm giải trừ quân bị (disarmament) với khái niệm “kiểm soát vũ khí” (arms control). Kiểm soát vũ khí chủ yếu liên quan tới việc kiềm chế sự phát triển về số lượng của các loại vũ khí chứ không nhất thiết bao gồm việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các loại vũ khí mà một quốc gia sở hữu. Việc giải trừ quân bị chủ yếu dựa trên nhận định cho rằng bản thân các loại vũ khí cũng là một nguồn dẫn tới các loại xung đột.

Giải trừ quân bị thường áp dụng cho các quốc gia quân sự, hay nói cách khác là các quốc gia có tiềm năng quân sự mạnh với đa dạng các loại hình vũ khí. Việc giải trừ quân bị thường diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Continue reading “Giải trừ quân bị (Disarmament)”

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)

cois

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, chính sách đối ngoại…. Continue reading “Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)”

Bức tường Berlin (Berlin Wall)

berlin_wall

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Bức tường Berlin được hình thành từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 và tồn tại đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 trước khi bị phá bỏ. Bức tường là ranh giới chia cắt giữa phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin. Nó từng được chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “bức tường thành bảo vệ chống Phát xít” và cũng đã từng bị người dân Cộng hòa Liên bang Đức gọi là “bức tường ô nhục”.

Xét về phương diện địa lý thì đây đơn thuần chỉ là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng nếu xét về phương diện chính trị thì đây lại là một biểu tượng của sự đối đầu Đông – Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó không chỉ đơn thuần là đường biên giới giữa hai phần nước Đức mà còn là biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) với Cộng đồng Châu Âu (EC), giữa khối NATO và khối Vacsava, giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Bức tường Berlin (Berlin Wall)”

An ninh con người (Human security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh & Nguyễn Hồng Bảo Thi

Khái niệm an ninh con người (human security) xuất hiện vào giai đoạn chứng kiến nhiều thay đổi lớn của thế giới – sự sụp đổ của Liên Xô, kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện những khuynh hướng trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe doạ và xung đột mới nảy sinh đi cùng với xu hướng toàn cầu hoá cũng như sự xuất hiện mạnh mẽ của các chủ thể phi quốc gia đã gây nên những bất ổn an ninh mới cho từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới. Continue reading “An ninh con người (Human security)”