Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á

Tác giả: Rahul Mishra | Biên dịch: Đinh Nho Minh

East of India, South of China: Sino-Indian Encounters in Southeast Asia. Tác giả: Amitav Acharya. Oxford và New Delhi: Oxford University Press, 2017. Bìa cứng: 260 trang.

Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ qua. Sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á là một vấn đề được các học giả tranh cãi nhiều, đặc biệt là sau khi Ấn Độ bắt đầu chính sách “Hướng Đông” từ năm 1992 (đổi thành “Hành động Hướng Đông” năm 2014). Chính sách “Láng giềng tốt” và sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc được khởi động gần đây càng đưa quan hệ Trung-Ấn vào tâm điểm.

Mặc dù đã có nhiều sách nghiên cứu về sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, hầu như toàn bộ những cuốn sách này chỉ nhìn từ phía New Delhi hoặc Bắc Kinh, hoặc cả hai. Trong bối cảnh đó, cuốn sách của Amitav Acharya mới mẻ ở chỗ nó nhìn vấn đề từ góc độ của Đông Nam Á. Vậy nên cuốn sách mới có tên Phía Đông Ấn Độ, Phía Nam Trung Quốc: Cạnh Tranh Trung-Ấn ở Đông Nam Á. Continue reading “Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á”

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. Continue reading “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”