Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước

Nguồn: Laos taps Xi classmate as presidential aide, deepening China tilt”, Nikkei Asia, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lào đã bổ nhiệm một người bạn học cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm trợ lý hàng đầu cho nhà lãnh đạo mới của nước này.

Khemmani Pholsena, 64 tuổi, được bổ nhiệm làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước. Bà sẽ là cố vấn cho cho Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, người kiêm chức tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền.

Việc bổ nhiệm bà cho thấy Lào sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc, quốc gia cung cấp hỗ trợ kinh tế lớn cho nước này. Khemmani trước đây giữ chức Bộ trưởng Công Thương. Continue reading “Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước”

Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào

Nguồn: Simon Creak, “Hints at political change in Laos”, East Asia Forum, 27/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, Đại hội lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) – sự kiện được mong đợi nhất trong chu kỳ chính trị 5 năm của Lào – đã mang lại sự thay đổi khiêm tốn ở cấp cao và tái khẳng định chiến lược kinh tế nhiều rủi ro của đất nước, bao gồm cả sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc. Tuy nhiên, đại hội đã chứng kiến ​​sự luân chuyển đáng kể trong nhân sự ở các cấp thấp hơn và cho thấy có thể có những thay đổi trong trọng tâm chính trị và kinh tế của đất nước.

Với 768 đại biểu tham dự, nhiệm vụ chính của đại hội là bầu ra ban chấp hành trung ương đảng mới gồm 71 thành viên, sau đó ban chấp hành sẽ bầu ra tổng bí thư, bộ chính trị và ban bí thư. Dù các phần quan trọng của quá trình này bị che khuất khỏi tầm mắt công chúng, nhưng nó dường như pha trộn giữa nguyên tắc tập trung dân chủ theo chủ nghĩa Lenin với các mối quan hệ bảo trợ, mạng lưới chính trị và sự can thiệp của những lãnh đạo lão thành trong đảng, do đó làm kiềm chế những thay đổi chính trị lớn. Các cuộc mặc cả trước đại hội đã quyết định phần lớn kết quả. Continue reading “Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào”

Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguồn: Marwaan Macan-Markar, “Laos’ new leader to play balancing act between China and Vietnam”, Nikkei Asia, 20/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi bước vào vai trò là người đứng đầu đảng cộng sản Lào, Thủ tướng Thongloun Sisoulith phải đối mặt với một thách thức ngoại giao: tiếp tục tỏ ra trung thành với đồng minh lâu đời hơn là Việt Nam ngay cả khi nền kinh tế của đất nước nghèo khó, nợ nần chồng chất của ông đang được nâng đỡ bởi Trung Quốc, gã khổng lồ ngày càng quyết đoán ở phương bắc.

Các nhà quan sát chính trị Lào lâu năm nói rằng đó là một hành động cân bằng mong manh ở đất nước “sân sau” do những người cộng sản cai trị ở Đông Nam Á mà Thongloun đã tiên liệu. Rốt cuộc, chính trong nhiệm kỳ 5 năm của ông trên cương vị thủ tướng Lào, Trung Quốc đã vượt qua Việt Nam trở thành chủ nợ, nhà đầu tư và xây dựng hàng đầu của Lào. Trung Quốc cũng xếp cao hơn Việt Nam trên tư cách là đối tác thương mại song phương của Lào, đứng thứ hai chỉ sau Thái Lan. Continue reading “Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào

Nguồn: Journalists killed in helicopter crash, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, bốn nhà báo gồm nhiếp ảnh gia Larry Burrows của tạp chí Life, Kent Potter của Hãng thông tấn United Press International, Nenri Huett của Hãng thông tấn Associated Press và Keisaburo Shimamoto của tạp chí Newsweek, đã tử nạn trong một máy bay trực thăng của Nam Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Khi máy bay gặp nạn, họ đang đưa tin về Chiến dịch Lam Sơn 719 – một chiến dịch tấn công hạn chế của quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Lào. Continue reading “10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào”

Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào

Nguồn: Nick Freeman, “Laos’s High-Speed Railway Coming Round the Bend”, ISEAS Perspective, 05/12/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bối cảnh và lịch sử

Theo các báo cáo mới nhất, tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đầy tham vọng chạy qua Lào, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với đông bắc Thái Lan, hiện đã hoàn thành 78%. Toàn bộ cầu, đường hầm và các kết cấu khác đều đã hoàn thiện; phần việc còn lại là lắp đường ray, cài đặt thiết bị tín hiệu và tuyển nhân công cần thiết cho việc vận hành. Khoảng hai năm nữa, những chuyến tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ chạy trên tuyến đường này. Được công bố chính thức vào năm 2015, tuyến đường sắt này là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, đồng thời được coi là một bước tiến lớn trong khát vọng của chính phủ Lào nhằm tăng mức độ kết nối giao thông đường bộ của đất nước vốn không có biển này. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ không chỉ nối Vân Nam thẳng tới Thái Lan mà còn liên kết Vân Nam với bán đảo Malaysia và cuối cùng là Singapore. Continue reading “Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào”

Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ

Nguồn: South-East Asia is sprouting Chinese enclaves”, The Economist, 31/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ở một vùng xa xôi của miền bắc nước Lào, những rừng tre đã nhường chỗ cho các cần cẩu. Một thành phố đang được xây dựng ở nơi trước đây là rừng rậm: các tòa tháp được bao quanh bởi giàn giáo nằm phủ bóng lên các nhà hàng, quán karaoke và tiệm massage. Trái tim của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (có tên như vậy vì nó nằm ở điểm giao nhau của biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) là một sòng bạc, một khu vực nguy nga với các bức tượng và trần giả La Mã được bao phủ trong các bích họa. Tuy nhiên, sòng bạc này không phục vụ người Lào. Nhân viên chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc baht Thái. Biển báo đường phố bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Đồng hồ của thành phố được đặt theo giờ Trung Quốc, sớm hơn một giờ so với phần còn lại của Lào. Continue reading “Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ”

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào

Photo credit: The Economist

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2020, trong kỳ họp lần thứ 42 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Lào, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký năm hợp đồng mua từ tập đoàn Phongsubthavy và tập đoàn Chealun Sekong của Lào 1,5 tỷ kWh điện mỗi năm trong hai năm, bắt đầu từ năm 2021. Thỏa thuận này, trong khi minh họa cho tầm nhìn của chính phủ Lào về việc biến đất nước này thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, cũng đồng thời cho thấy những thách thức về an ninh năng lượng cũng như thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với kế hoạch xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào.

Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới, ước tính sẽ lên mức 3,7 tỷ kWh vào năm 2021 và gần 10 tỷ kWh vào năm 2022. Ngoài nguyên nhân nhu cầu tăng do tăng trưởng kinh tế, một số yếu tố khác cũng đã góp phần dẫn tới sự thiếu hụt này. Continue reading “Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào”

Thế giới hôm nay: 12/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến gặp Toàn quyền nước này để yêu cầu giải tán quốc hội và chính thức bắt đầu chiến dịch tổng tuyển cử cả nước. Ông Trudeau rất được ủng hộ trong những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các cáo buộc can thiệp vào một vụ án hối lộ; Đảng Tự do của ông đang ngang tài ngang sức với đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Một tòa phúc thẩm Scotland tuyên bố việc Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong năm tuần (nhằm hạn chế các nghị sĩ ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông) là bất hợp pháp. Nhưng tòa án đã không yêu cầu Quốc hội triệu tập trở lại. Tòa tối cao sẽ xem xét bản kháng cáo của vụ án này và một vụ kiện song song khác tại các tòa án Anh bắt đầu từ tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2019”

CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?

Tác giả: Kenton Clymer | Biên dịch: Đinh Nho Minh

A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of the Military CIA. Tác giả: Joshua Kurlantzick. New York: Simon and Schuster, 2017. Bìa cứng: 323 trang.

Cuốn Một nơi tuyệt vời để tiến hành chiến tranh: Người Mỹ ở Lào và sự khai sinh quân đội CIA có tiêu đề hợp lý nhưng châm biếm này kể lại sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Lào từ đầu những năm 1950 cho đến cuộc chiến bí mật những năm 1960 và sau đó. Giống như nhiều tác phẩm mang tính báo chí, cuốn sách dựa chủ yếu vào phỏng vấn với những người Mỹ có liên quan và lãnh đạo quân đội Hmong Vang Pao. Nhưng ngoài ra, cuốn sách cũng trích từ các nghiên cứu gần đây và các nguồn tài liệu khác nhau. Cuốn sách tập trung vào các sự kiện ở Lào, nhưng cũng không bỏ qua chính sách từ Washington. Joshua Kurlantzick lập luận rằng, mặc dù có nhiều tổn thất và thương vong nặng nề ở Lào và bên cộng sản chiến thắng, nhưng Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) coi Lào, cuộc chiến đầu tiên mà CIA điều khiển, là một chiến thắng lớn. Lào là một hình  mẫu cho việc quân sự hóa CIA và các cuộc chiến tương lai của Cục. Tuy nhiên, bản thân tác giả không cho rằng cuộc chiến có kết cục tốt cho Lào, CIA, hoặc Hoa Kỳ. Continue reading “CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?”

19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào

Nguồn: Eisenhower cautions successor about Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống sắp mãn nhiệm Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người kế nhiệm mình – Tổng thống John F. Kennedy – rằng Lào là “chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á,” và thậm chí có thể cần đến sự can thiệp trực tiếp của lực lượng tác chiến Hoa Kỳ.

Lo sợ việc Lào sụp đổ dưới tay lực lượng cộng sản Pathet Lào có thể gây ra hiệu ứng domino ở Đông Nam Á, Kennedy đã gửi một lực lượng đặc nhiệm đến Vịnh Thái Lan vào tháng 04/1961. Tuy nhiên, ông quyết định không để quân Mỹ can thiệp vào Lào và vào tháng 06/1961, ông đã cử đại diện đến Geneva nhằm cố gắng tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Continue reading “19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?

Nguồn: David Hutt, “Laos on a fast track to a China debt trap“, Asia Times, 28/03/2018.

Biên dịch: Anh Thư

Lào là một trong 8 quốc gia trên thế giới bị liệt vào “mối quan ngại đặc biệt” vì khủng hoảng nợ. Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo gần đây của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một cơ quan nghiên cứu về kinh tế có trụ sở ở Washington. Căn nguyên chính của mối quan ngại là các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia nhỏ bé này cho dự án đường sắt tốc độ cao trị giá 6,7 tỷ USD mà Trung Quốc đang muốn biến thành một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Chi phí cho dự án này chiếm 1/4 giá trị GDP hiện nay của Lào. 1/3 trong số đó sẽ do công ty liên doanh Trung-Lào chi trả, trong đó, chính phủ Lào sẽ đóng góp khoảng 30%, tức khoảng 700 triệu USD. Thế nhưng, khoảng 480 triệu USD trong số đó lại là khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Chỉ có khoảng 220 triệu USD còn lại là từ ngân sách Lào. Continue reading “Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?”

Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập

Nguồn: Kennedy and Khrushchev agree on neutrality for Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cùng Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã họp mặt tại Vienna và đồng ý ủng hộ một nước Lào trung lập và độc lập.

Trước đó, Lào đã trải qua cuộc nổi dậy của phe cộng sản – nhóm du kích Pathet Lào. Tháng 07/1959, Bộ Chính trị Bắc Việt Nam đã thành lập Nhóm 959 để cung cấp vũ khí và vật tư cho Pathet Lào. Sang năm 1960, Pathet Lào đã đe dọa sự sống còn của chính phủ Hoàng gia. Ngày 19/01/1961, khi Tổng thống Eisenhower sắp rời nhiệm sở, ông nói với Kennedy rằng Lào “là chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.” Kennedy đã xem xét việc cho quân đội Mỹ can thiệp vào Lào, nhưng cuối cùng lại quyết định không làm điều đó. Continue reading “04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)

Tác giả: Ngọc Lan & Thục Trâm

Các quốc gia theo chế độ cộng hòa thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)”

Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào

mekong_dam_don_sahong

Tác giả: Hoàng Việt

Chính phủ Lào luôn mong muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.

Để đạt được mục tiêu này, Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong.

Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong. Continue reading “Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào”

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào

boten-laos-street

Nguồn: Samuel Ku, “China’s expanding influence in Laos”, East Asia Forum, 26/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đề án chung về Khu hợp tác kinh tế Mohan-Boten mới được ký gần đây là khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập ở Lào và cũng là đầu tiên trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thỏa thuận này cho thấy mục tiêu của gã khổng lồ châu Á muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng phía nam.

Boten, một ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Trung Quốc – Lào, nằm ở một vị trí chiến lược giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, vì nó kết nối hai đường giao thông quan trọng từ Trung Quốc đến lục địa Đông Nam Á. Một là Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, đi qua Boten, sau đó qua Cầu hữu nghị Thái-Lào, và cuối cùng đến Bangkok. Continue reading “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào”