Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Nguồn: Richard K. Betts, “Thinking About the Unthinkable in Ukraine“, Foreign Affairs, 04/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân?

Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. “Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử,” Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro: đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, “rất khó xảy ra” vẫn là điều không đủ tốt. Continue reading “Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?”

Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân

Nguồn: Stacie L. Pettyjohn và Becca Wasser, “A Fight Over Taiwan Could Go Nuclear,” Foreign Affairs, 20/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi chiến tranh tiết lộ cho chúng ta xung đột Mỹ-Trung có thể leo thang đến thế nào.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh hạt nhân, bởi vì Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở mức báo động cao, và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến “hậu quả mà các người chưa bao giờ chứng kiến.” Hành động khiêu khích quân sự này đã xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và thu hút sự chú ý ở Washington. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan, và Mỹ đứng ra hỗ trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang thậm chí còn có thể vượt xa tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu. Continue reading “Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân”