Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?

20160213_blp533

Nguồn:The differences between the Catholic and Orthodox churches”, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo có thể rất giống nhau. Cả hai đều sử dụng những nghi lễ phức tạp với nguồn gốc xa xưa và có nhiều hàng ngũ tu sĩ mặc áo choàng dài; cả hai bên đều cho rằng họ duy trì tính liên tục từ buổi bình minh của thời đại Ki-tô, cả hai đều có truyền thống thần học và học thuật phong phú, và nói chung là có ký ức tổ chức lâu dài. Chỉ có một khác biệt dường như rất nhỏ phân biệt các phiên bản kinh tin kính của họ, qua đó đặt ra những đức tin cơ bản về Chúa ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần. Như vậy thì tại sao hai nhóm tôn giáo không thống nhất với nhau? Vào ngày 12/2, Giáo Hoàng Francis và Thượng Phụ Kirill của Moskva, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, sẽ gặp nhau ở Cuba. Dù sự kiện này không phải là không có tiền lệ trong 10 thế kỷ qua, nhưng cuộc gặp như thế vẫn rất bất thường. Tại sao? Continue reading “Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?”

Vài nét về ngôi Giáo Hoàng

pope-francis-corruption-mafia.si_

Tác giả: Phạm Văn

Ngôi Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã là một chức vụ đã có từ lâu và thường giữ vai trò quan trọng trên thế giới cho đến nay. Kitô giáo ra đời trong Đế quốc La Mã giữa cộng đồng dân Do Thái với câu chuyện Thánh kinh về Jesus, con của Chúa. Mặc dù Thánh kinh không nói tới chức Giáo hoàng như hình ảnh ngày nay, ngôi Giáo hoàng, với vai trò kế vị Peter, dựa trên một diễn giải thần học có tính lịch sử: Vị trí nổi bật của Peter trong 12 tông đồ. Phúc âm Matthew 16:18-19 ghi lời Jesus nói với Simon:

“Ta bảo cho ngươi, ngươi là Peter [nghĩa là đá], ta sẽ xây Hội Thánh của ta trên tảng đá này, và cổng âm phủ sẽ không thắng nổi nó. Ta sẽ cho ngươi chìa khóa nước thiên đàng; bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cởi dưới đất cũng sẽ cởi trên trời”.

Continue reading “Vài nét về ngôi Giáo Hoàng”

Chén Thánh là gì?

2015-10-05-1

Nguồn: “What is the Holy Grail?”, History.com (truy cập ngày 5/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Từ truyền thuyết về các hiệp sĩ trung cổ cho đến dòng phim Indiana Jones, suốt hàng trăm năm Chén Thánh đã là bảo vật Thiên Chúa Giáo được săn tìm nhiều nhất trong văn hóa đại chúng. Chén Thánh thường được coi là chiếc ly chúa Jesus đã dùng để uống trong Bữa Tối Cuối Cùng, và cũng là chiếc ly mà Joseph xứ Arimathea đã dùng để hứng máu của Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Do tầm quan trọng của việc chúa Jesus bị đóng đinh và bí tích thánh thể trong Thiên Chúa Giáo, săn tìm Chén Thánh đã trở thành nhiệm vụ tìm kiếm linh thiêng nhất vì nó được coi là biểu hiện của sự gắn bó với Thiên Chúa. Continue reading “Chén Thánh là gì?”

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

bible-study_724_482_80

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng. Continue reading “Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại”

#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Bài liên quan: #141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh 

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Continue reading “#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”