Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy.[1] Continue reading “Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân””

Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo

Nguồn: Walter Russell Mead, “Beijing’s Collision With Christians”, WSJ, 21/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với việc Nghị viện châu Âu đe dọa ngăn chặn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc vì Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, dư âm cuộc đàn áp Hồng Kông vẫn còn vang dội, và việc tranh luận về chính sách Trung Quốc của chính quyền Mỹ tiếp theo đang nóng lên, đây có vẻ là một thời điểm không phù hợp để Bắc Kinh bắt đầu một cuộc cãi vã quốc tế lớn khác về nhân quyền.

Nhưng logic đó không mấy quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày nay; việc dập tắt bất đồng chính kiến ​​trong nước được ưu tiên hơn so với việc cải thiện hình ảnh quốc tế của đất nước. Đây là một tin xấu đối với những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc, những người đang đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ một đảng cầm quyền mà cho đến vài năm trước vẫn sẵn sàng làm ngơ trước sự gia tăng của các “nhà thờ tư gia” không chính thức trên khắp đất nước. Continue reading “Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo”

Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống ĐạoHành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”

Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh

Nguồn:The weirdness of Holy Week”, The Economist, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Lời người dịch: Bài này xem xét nguồn gốc của tên gọi Tam nhật phục sinh (hay còn gọi là Tam nhật vượt qua) trong tiếng Anh. Theo tiếng Việt, và theo lịch phụng vụ tiếng Việt của Giáo hội Công giáo Việt Nam, thì ba ngày này được gọi là Thứ năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday), và Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday). Để bạn đọc tiện theo dõi, các tên tiếng Anh của ba ngày trên sẽ được sử dụng khi nhắc đến lần đầu, sau đó sẽ được nhắc đến bằng tên tiếng Việt thông dụng trừ khi tên tiếng Anh cần thiết trong ngữ cảnh.

Người Ki-tô giáo dòng Chính thống tới ngày 12/04 (năm 2015) mới mừng lễ Phục sinh. Nhưng với những người Ki-tô giáo phương Tây thì Tuần Thánh đã gần chấm dứt, và ngày hôm nay đánh dấu sự mở đầu cao điểm của năm: triduum (Tam nhật vượt qua), tên tiếng Latin chỉ ba ngày bao gồm cuộc khổ nạn, đóng đinh và phục sinh của Đức Giê-su. Bởi vì kỳ lễ có nguồn gốc Do thái – với quan điểm Giê-su là người Do Thái – nên ba ngày lễ bắt đầu từ tối Thứ năm và chấm dứt vào tối Chủ nhật. Nhưng tại sao chúng ta lại có ba tên gọi “kỳ lạ” cho ba ngày quan trọng này? Tại sao chúng ta lại đón lễ Thứ năm “Maundy” (Maundy Thursday), thứ sáu “Good” (Good Friday), và Chủ nhật “Easter” (Easter Sunday)? Continue reading “Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh”

02/01/1492: Vương quốc Hồi giáo Granada sụp đổ

Nguồn: Reconquest of Spain, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1492, Vương quốc Granada rơi vào tay các lực lượng Thiên chúa giáo của Vua Ferdinand V và Nữ hoàng Isabella I, và người Moor mất đi chỗ đứng cuối cùng của mình ở Tây Ban Nha.

Tọa lạc tại ngã ba sông Darro và Genil ở miền nam Tây Ban Nha, thành phố Granada là một pháo đài của người Moor, nơi đã trỗi dậy mạnh mẽ dưới triều đại Sultan Almoravid vào thế kỷ thứ 11. Năm 1238, Cuộc Tái chinh phục của Thiên chúa giáo đã buộc người Hồi giáo Tây Ban Nha phải rút về phía nam, và vương quốc Granada được thành lập như là nơi ẩn náu cuối cùng cho nền văn minh của người Moor. Continue reading “02/01/1492: Vương quốc Hồi giáo Granada sụp đổ”

Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?

Nguồn: How Christmas evolved from raucous carnival to domestic holiday, The Economist, 22/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không có những món quà được bọc cẩn thận. Cũng không có những cây thông được trang trí rực rỡ hay Santa Claus. Giáng sinh ở châu Âu và châu Mỹ thời tiền công nghiệp rất khác so với ngày lễ hàng năm ngày nay. Những người say rượu, những người mặc quần áo của người khác giới và những người hát thánh ca ồn ào lang thang trên các đường phố. Quán rượu, thay vì nhà hoặc nhà thờ, là nơi để ăn mừng. “Con người làm ô danh Thiên Chúa trong mười hai ngày quanh Lễ Giáng sinh nhiều hơn cả mười hai tháng trong năm,” Hugh Latimer, Cha tuyên úy của Vua Edward VI, đã tuyệt vọng nói như vậy vào giữa những năm 1500. Khoảng 200 năm sau, phía bên kia Đại Tây Dương, một mục sư Thanh giáo đã chỉ trích “trò chơi dâm dục” và “sự truy hoan man rợ” vào thời điểm Giáng sinh ở các thuộc địa. Những quan ngại đó dường như không còn phù hợp vào thời điểm hiện tại. Vào cuối thế kỷ 19, một ngày lễ bừa bãi, rông dài đã trở thành một ngày lễ yên bình, hướng về gia đình mà chúng ta biết ngày nay. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?”

04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan

Nguồn: Polish Christians come to the aid of Polish Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ở Warsaw, một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo Ba Lan đã bất chấp mạng sống của mình khi thành lập Hội đồng Hỗ trợ người Do Thái (Council for the Assistance of the Jews). Đứng đầu tổ chức này là hai người phụ nữ, Zofia Kossak và Wanda Filipowicz.

Kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, dân Do Thái hoặc là bị đẩy vào các khu ổ chuột (ghetto), hoặc bị đưa đến các trại lao động tập trung, hoặc bị sát hại. Nhà ở và cửa hiệu Do Thái bị tịch thu và các hội đường (synagogues) bị đốt trụi. Quyết định về số phận của người Do Thái cuối cùng cũng bị tiết lộ vào tháng 06/1942, khi một tờ báo ngầm của Warsaw, tờ Lữ đoàn Giải phóng (Liberty Brigade), công bố rằng hàng chục ngàn người Do Thái đã bị giết bằng khí độc tại Chelmno, một trại tử thần ở Ba Lan, gần bảy tháng sau khi việc thảm sát tù nhân bắt đầu. Continue reading “04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan”

Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

Nguồn:Why is Protestantism flourishing in the developing world?”, The Economist, 09/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm như tự do lương tâm, khoan dung và tam quyền phân lập. Nhưng khi thế giới đánh dấu kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu cuộc Cải cách Kháng cách thì trục của đức tin này đang dần dịch chuyển. Tỷ lệ người Tây Âu và Bắc Mỹ tuyên xưng theo đạo Tin lành đang suy giảm; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng. Trong phần lớn thế kỷ 20, xu thế thế tục hóa toàn cầu đã được coi là không thể tránh khỏi khi các quốc gia hiện đại hóa. Nhưng các nước đang phát triển đang thực sự trở nên sùng đạo, một phần của điều mà Peter Berger, một nhà xã hội học, gọi là “sự phi thế tục hóa” của thế giới. Nằm ở trung tâm của sự hồi sinh tôn giáo này là Hồi giáo và Ngũ Tuần giáo (Tentecostalism), một nhánh của Thiên Chúa giáo Tin Lành. Continue reading “Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?”

Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?

Nguồn:Why Catholic priests practise celibacy”, The Economist, 23/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các quy tắc bắt đầu từ thời Trung Cổ.

Trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Đức vào đầu tháng 3/2017, Đức Giáo hoàng Francis đã gợi ý rằng ngài sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cho phép những người đã kết hôn trở thành linh mục. Một sự thay đổi như vậy, dù rất trọng yếu, sẽ là một sự quay trở lại, chứ không phải là một sự tách rời, truyền thống Cơ Đốc trước đó: kinh Tân Ước rõ ràng không có đoạn nào yêu cầu các linh mục phải độc thân. Trong hàng ngàn năm đầu của Công giáo, không phải là chuyện bất thường khi các linh mục có gia đình. Vị Giáo hoàng đầu tiên, Thánh Peter, là một người đàn ông đã lập gia đình; nhiều vị Giáo hoàng thời đầu cũng có con. Vậy làm thế nào mà độc thân lại trở thành một phần của truyền thống Công giáo? Continue reading “Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?”

Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?

Tác giả: Joel Baden | Biên dịch: Nghiêm Anh Thảo

Nhằm hồi đáp lại sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump, nhà truyền giáo Franklin Graham đã nêu quan điểm: tị nạn vốn không phải là mối quan tâm của Kinh Thánh (“not a Bible issue!”) Tuy nhiên, nhận định đó có chính xác hay không?

Thật ra, cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều đề cập rất rõ ràng và đồng nhất về thái độ và cách hành xử đối với người ngoại xứ. Bắt nguồn từ những mẩu chuyện lịch sử, những điều khoản luật pháp, đến văn thơ, ngụ ngôn, lời tiên tri, Kinh Thánh đều nhất quán khẳng định rằng người bản xứ có nhiệm vụ phải tôn trọng, quan tâm, và bảo vệ khách ngoại kiều, hay người lạ đến trong xứ mình. Continue reading “Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?”

13/01/1128: Giáo Hoàng công nhận các Hiệp Sĩ dòng Đền

Nguồn: Pope recognizes Knights Templar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1128, Đức Thánh Cha Honorius II đã ban phê chuẩn của Giáo Hoàng cho các Hiệp Sĩ dòng Đền (Knights Templar) đồng thời tuyên bố rằng đây là Đạo quân của Đức Chúa.

Một hiệp sĩ người Pháp, Hugues de Payens, đã thành lập nhóm Hiệp Sĩ dòng Đền vào năm 1118, với nhiệm vụ bảo vệ những người Kitô hữu trên đường hành hương đến Đất Thánh trong suốt giai đoạn Thập Tự Chinh – một thời kỳ với hàng loạt các cuộc viễn chinh chống lại người Hồi giáo ở Palestine. Tên gọi Hiệp Sĩ dòng Đền được đặt theo “trụ sở chính” của tổ chức này – Đền Núi Jerusalem. Continue reading “13/01/1128: Giáo Hoàng công nhận các Hiệp Sĩ dòng Đền”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?

Nguồn: Christ is born?, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù hầu hết các Kitô hữu đều xem ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng thực ra trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Thiên Chúa giáo ra đời, không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào về ngày hoặc năm mà Đức Chúa sinh ra. Ghi nhận lâu đời nhất hiện có về việc cử hành lễ Giáng Sinh là trong một cuốn niên giám La Mã, kể lại rằng vào năm 336, Nhà thờ Rome đã kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời.

Người ta vẫn chưa tìm được lý do chính xác tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày 25/12, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng ngày lễ này thực ra là một sự thay thế của người Thiên Chúa giáo cho ngày Đông chí của người ngoại đạo. Continue reading “25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?”

Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?

Pope

Nguồn:Why the Pope is going to the Holy Land“, The Economist, 20/05/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây. Ngày 24/05/2014, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vùng Đất Thánh trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, từ Jordan đến các vùng lãnh thổ Palestine và sau đó đến Israel. Đức Giáo Hoàng Francis sẽ theo bước những người tiền nhiệm của ông để đến thăm Bức tường phía Tây thành Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. Khi Đức Giáo Hoàng Benedict thực hiện chuyến đi như vậy vào năm 2009, theo một cách nào đó Ngài đã khiến những người chủ nhà của mình thất vọng bằng cách đề cập chung chung đến “hàng triệu” người đã chết trong vụ thảm sát Holocaust (chứ không phải là con số chính xác 6 triệu người), và gọi nó là “bi kịch” chứ không phải là một tội ác. Điều đó cho thấy sự soi xét kỹ lưỡng đối với mỗi lời nói và cử chỉ của Đức Giáo Hoàng. Vậy tại sao Ngài lại đến thăm Đất Thánh? Continue reading “Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?”

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn:Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?”

Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?

20160213_blp533

Nguồn:The differences between the Catholic and Orthodox churches”, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo có thể rất giống nhau. Cả hai đều sử dụng những nghi lễ phức tạp với nguồn gốc xa xưa và có nhiều hàng ngũ tu sĩ mặc áo choàng dài; cả hai bên đều cho rằng họ duy trì tính liên tục từ buổi bình minh của thời đại Ki-tô, cả hai đều có truyền thống thần học và học thuật phong phú, và nói chung là có ký ức tổ chức lâu dài. Chỉ có một khác biệt dường như rất nhỏ phân biệt các phiên bản kinh tin kính của họ, qua đó đặt ra những đức tin cơ bản về Chúa ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần. Như vậy thì tại sao hai nhóm tôn giáo không thống nhất với nhau? Vào ngày 12/2, Giáo Hoàng Francis và Thượng Phụ Kirill của Moskva, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, sẽ gặp nhau ở Cuba. Dù sự kiện này không phải là không có tiền lệ trong 10 thế kỷ qua, nhưng cuộc gặp như thế vẫn rất bất thường. Tại sao? Continue reading “Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?”

Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?

2015-12-11-02

Nguồn: “Who was St. Nicholas?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Đằng sau hình tượng ông già Noel vui nhộn mặc đồ đỏ ngày nay là một nhân vật có thật: Thánh Nicholas thành Myra, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo từng sống vào thế kỷ thứ 3 SCN ở nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta biết rất ít chi tiết lịch sử về cuộc đời của Thánh Nicholas. Thậm chí cũng không rõ là ông mất năm nào, mặc dù cả giáo hội Công Giáo La Mã và Chính thống Giáo phương Đông đều kỷ niệm ngày ông qua đời vào ngày 6 tháng 12 trong suốt hơn 1.000 năm. Trong vòng một thế kỷ sau khi mất, nhân vật Thánh Nicholas vốn rất được mến mộ đã trở thành trung tâm của hàng loạt truyền thuyết dân gian. Ông được cho là đã có công ngăn chặn một cơn bão dữ để cứu những thủy thủ xấu số, quyên góp tiền cho một người cha bị buộc phải bán con gái mình làm gái mại dâm, và thậm chí là hồi sinh ba cậu bé bị một tay đồ tể bất lương chặt ra nhiều mảnh. Ngày nay, Thánh Nicholas được coi là thánh bảo hộ thủy thủ, trẻ em, chủ tiệm cầm đồ, và nhiều người khác. Continue reading “Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?”

Chén Thánh là gì?

2015-10-05-1

Nguồn: “What is the Holy Grail?”, History.com (truy cập ngày 5/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Từ truyền thuyết về các hiệp sĩ trung cổ cho đến dòng phim Indiana Jones, suốt hàng trăm năm Chén Thánh đã là bảo vật Thiên Chúa Giáo được săn tìm nhiều nhất trong văn hóa đại chúng. Chén Thánh thường được coi là chiếc ly chúa Jesus đã dùng để uống trong Bữa Tối Cuối Cùng, và cũng là chiếc ly mà Joseph xứ Arimathea đã dùng để hứng máu của Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Do tầm quan trọng của việc chúa Jesus bị đóng đinh và bí tích thánh thể trong Thiên Chúa Giáo, săn tìm Chén Thánh đã trở thành nhiệm vụ tìm kiếm linh thiêng nhất vì nó được coi là biểu hiện của sự gắn bó với Thiên Chúa. Continue reading “Chén Thánh là gì?”