Thế giới hôm nay: 13/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump vừa tung ra hơn một chục tweet đả kích Fox News, nhà đài đã làm rất nhiều để giúp chống đỡ cho nhiệm kỳ tổng thống của ông. Một số người dẫn chương trình bình luận của Fox vẫn theo sát quan điểm của ông nhưng nhóm tin tức của hãng công khai bác bỏ khiếu nại của ông về gian lận bầu cử. Ông Trump đã kêu gọi người theo dõi chuyển sang xem OANN và Newsmax, hai nhà đài cực hữu. Nhưng trang web tin tức Axios đưa tin ông đang lên kế hoạch xây dựng một kênh của riêng mình.

Tổng thống đắc cử Joe Biden đã bổ nhiệm Ron Klain làm chánh văn phòng Nhà Trắng. Ông Klain từng đảm nhiệm vai trò tương tự cho Biden khi ông còn là phó tổng thống. Ông Klain được bổ nhiệm làm “sa hoàng chống Ebola” vào năm 2014, khi căn bệnh này đe dọa nước Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn. (Ông được Kevin Spacey thể hiện trong “Recount”, một bộ phim Hollywood về cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm 2000). Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2020”

Thế giới hôm nay: 12/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tất cả các nghị sĩ ủng hộ dân chủ của Hồng Kông đã từ chức sau khi bốn đồng nghiệp của họ bị trục xuất khỏi cơ quan lập pháp của thành phố. Bốn nhà lập pháp bị loại sau khi một nghị quyết được thông qua ở Bắc Kinh yêu cầu loại bỏ những người ủng hộ Hồng Kông độc lập, kêu gọi nước ngoài can thiệp, từ chối thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc hay đe dọa an ninh quốc gia. Cả bốn người đều được coi là trung dung; không ai ủng hộ độc lập.

Đảng Phát triển và Đoàn kết Liên bang của Myanmar, một đảng đối lập được quân đội hậu thuẫn, đã bác bỏ kết quả cuộc bầu cử tuần trước và kêu gọi ủy ban bầu cử tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác. Mặc dù kết quả hoàn chỉnh vẫn chưa được công bố, các con số ban đầu cho thấy Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền sẽ tiếp tục tại vị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Thế giới hôm nay: 11/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng trăm người biểu tình tập trung về thủ đô Yerevan của Armenia để yêu cầu Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức vì ông này đã ký một thỏa thuận vào hôm qua do Nga làm trung gian nhằm chấm dứt chiến tranh với Azerbaijan xoay quanh khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Một số người đã xông vào tòa nhà quốc hội. Một số lên phát biểu trong phòng họp chính; trong khi những người khác phá hủy thiết bị văn phòng.

Đảng Cộng hòa tiếp tục chối bỏ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói đùa rằng sẽ có “một cuộc chuyển giao suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai”. Một ngày trước đó, bộ trưởng tư pháp William Barr đã bỏ đi các luật lệ nhằm bật đèn xanh cho các công tố viên của ông điều tra cáo buộc gian lận bầu cử, khiến một quan chức cấp cao từ chức để phản đối. Đội ngũ chuyển giao của Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là đang xem xét khởi kiện để cho phép họ tiếp cận thông tin và ngân sách liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2020”

Thế giới hôm nay: 10/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hai hãng dược phẩm PfizerBioNTech thông báo loại vắc-xin mà họ đang hợp tác đã đạt hiệu quả trên 90% trong ngăn ngừa các ca nhiễm covid-19 có triệu chứng. Kết quả này dựa trên một phân tích tạm do một nhóm giám sát dữ liệu độc lập thực hiện. Pfizer nói không có lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn phát sinh trong các thử nghiệm. Bước tiếp theo sẽ là xin cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin ở Mỹ và Châu Âu. Tin tức về hai loại vắc-xin khác, từ AstraZeneca, hợp tác với một nhóm của Đại học Oxford, và Moderna, một công ty công nghệ sinh học Mỹ, sẽ đến trong những tuần tới.

Thị trường chứng khoán tăng trên toàn thế giới trước thông báo của Pfizer, với kỳ vọng vắc-xin có thể giúp quay lại trạng thái kinh tế bình thường. Giá cổ phiếu Mỹ tăng vọt khi mở cửa, với các hãng hàng không, ngân hàng và chuỗi rạp chiếu phim tăng mạnh, cũng như Pfizer và BioNTech. Một số chỉ số châu Âu cũng tăng gần 10%. Trong khi đó, giá một thùng dầu tăng hơn 9% vì kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng cao hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2020”

Thế giới hôm nay: 09/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo Đại học Johns Hopkins, đến nay đã có hơn 50 triệu ca nhiễm covid-19 được ghi nhận trên toàn cầu. Số người chết chỉ hơn 1,25 triệu. Gần 1/5 số ca bệnh được ghi nhận là ở Mỹ, nơi có khoảng 10 triệu ca mắc và 250.000 ca tử vong. Joe Biden, tổng thống đắc cử, cho biết ông sẽ công bố tổ chuyên trách covid-19 mới của ông trong hôm nay.

Hàng triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử thứ hai ở Myanmar kể từ khi chấm dứt chế độ quân sự hồi năm 2011. Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, được cho là sẽ tiếp tục nắm quyền. Nhưng uy tín dân chủ của cuộc bầu cử đã bị tổn hại vì việc hủy bỏ phiếu ở các vùng bị ảnh hưởng bởi xung đột dân sự và việc tước quyền đi bầu của hầu như tất cả người dân Rohingya, một sắc tộc Hồi giáo thiểu số đang bị đàn áp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thông cáo sau cuộc họp của 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 nhắc đến một thuật ngữ lạ lẫm: “chu kỳ nội địa lớn”. Thông cáo cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một mô hình phát triển mới dựa trên chu kỳ này.

Thông tin làm bùng nổ một loạt các suy đoán về ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này.

Song, “chu kỳ nội địa lớn” đã từng xuất hiện trước đây. Phó Thủ tướng Lưu Hạc từng nói về nó tại một diễn đàn kinh tế hồi giữa tháng 6. Ông nói: “Chu kỳ trong nước nên là nền tảng chính, và hai chu kỳ kép quốc tế và trong nước đều sẽ được thúc đẩy để tạo nên một khung phát triển mới”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’”

Thế giới hôm nay: 06/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Joe Biden nhích gần hơn đến 270 phiếu đại cử tri để đắc cử tổng thống. Trong khi đó, Donald Trump hứa sẽ đặt ra nhiều thách thức pháp lý hơn để cố gắng ngăn chặn việc kiểm phiếu. Ông Biden đang dẫn trước ở Arizona và Nevada, và dần thu hẹp thế dẫn trước của ông Trump ở Georgia; cả ba bang ​​sẽ sớm công bố những con số cuối cùng.

Mỹ phá một kỷ lục khác về đếm số. Nước này vừa trở thành quốc gia đầu tiên ghi nhận hơn 100.000 ca mắc covid-19 mới chỉ trong một ngày vào thứ Tư, và đang trên đà ghi nhận nhiều hơn nữa vào thứ Năm. Ở châu Âu, làn sóng coronavirus mới đã buộc Ý phải phong tỏa Milan và phần còn lại của Lombardy, vùng bị tàn phá nặng nề nhất hồi mùa xuân. Đan Mạch quyết định tiêu hủy 17 triệu con chồn nâu sống trong các trang trại lông thú, sau khi loài này bị phát hiện đã lây nhiễm một biến thể mới của virus sang người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/11/2020”

Thế giới hôm nay: 05/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tuyên bố sai lệch là đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và đe dọa kiện tụng để ngăn chặn kiểm phiếu, trong khi hàng triệu lá phiếu vẫn đang được đếm. Cả ông và Joe Biden đều chưa có đủ 270 phiếu đại cử tri  cần để vào Nhà Trắng, nhưng ông Biden đã thắng ở Arizona, Wisconsin và có vẻ như đang tiến tới chiến thắng sít sao ở Nevada và Michigan (cập nhật: ông Biden đã thắng ở Michigan). Nếu tiếp tục dẫn ở đây, ông sẽ thắng cử tổng thống.

Trong khi triển vọng đắc cử tổng thống của đảng Dân chủ vẫn cao, thì triển vọng của họ ở Thượng viện có vẻ ngày càng mờ nhạt. Họ đã lật ghế ở Arizona và Colorado, nhưng thất bại ở Maine. Các ứng viên Dân chủ vẫn nuôi hy vọng ở Georgia, nơi sẽ có một cuộc bỏ phiếu vòng hai và một cuộc lật ghế khác vẫn có thể xảy ra. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2020”

Thế giới hôm nay: 04/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người Mỹ đi bỏ phiếu, sau khi 100 triệu phiếu bầu đã được bỏ sớm trong lần bầu cử năm nay. Nước này đang trên đà đạt kỷ lục số cử tri đi bầu. Sau khi tham dự năm cuộc mít tinh vào thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đã trở lại Nhà Trắng để chờ đợi kết quả. Joe Biden kết thúc chiến dịch tranh cử của mình ở Pennsylvania, bang nhiều khả năng sẽ xác định ai thắng cử tổng thống, theo mô hình bầu cử của chúng tôi (The Economist).

Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã tạm dừng IPO của Ant Group, hãng fintech lớn nhất thế giới, chưa đầy hai ngày trước khi công ty Trung Quốc niêm yết theo lịch. IPO của công ty trên cả hai sàn giao dịch Thượng Hải và Hồng Kông, dự kiến ​​trị giá 37 tỷ đô la, đã bị đình chỉ sau khi Jack Ma, người sáng lập Ant, và các giám đốc điều hành khác được gọi đến cho “các cuộc phỏng vấn giám sát” với các nhà quản lý về một số “vấn đề lớn”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2020”

Thế giới hôm nay: 03/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một vụ tấn công tại Đại học Kabul, Afghanistan, đã khiến 19 người chết và 22 người bị thương. Vụ giao tranh kéo dài nhiều giờ cho đến khi ba tay súng bị tiêu diệt. Taliban phủ nhận liên quan. Bạo lực ở Afghanistan gia tăng gần đây. Hồi tháng trước, nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo đã giết chết hơn 40 người trong một vụ đánh bom liều chết vào một trung tâm giáo dục ở phía tây Kabul.

Donald Trump ám chỉ sẽ sa thải Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ và là người có tiếng nói đáng tin cậy về covid-19, sau cuộc bầu cử. Ông Fauci gần đây có những lời lẽ cứng rắn về cách chính phủ phản ứng trước đại dịch. Sau khi người ủng hộ hô “Fire Fauci” (Sa thải Fauci) tại một cuộc mít tinh ở Florida, ông Trump nói: “Đừng nói cho ai nghe, nhưng hãy để tôi đợi thêm một chút tới sau bầu cử.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2020”

Thế giới hôm nay: 02/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Boris Johnson thông báo Anh sẽ bắt đầu phong tỏa bốn tuần kể từ ngày 5 tháng 11. Thủ tướng Anh hành động khi số ca nhiễm coronavirus và số người nhập viện ngày càng tăng, trong khi chiến lược áp dụng hạn chế cục bộ hiện không hiệu quả. Các quy tắc phong tỏa sẽ ít nghiêm ngặt hơn so với hồi mùa xuân, với các trường học và trường đại học, cũng như một số nơi làm việc, vẫn mở cửa.

Với ít nhất 92 triệu phiếu đã được bỏ trong các cuộc bầu cử ở Mỹ — tương đương hơn 2/3 tổng số phiếu bầu năm 2016 — Tổng thống Donald Trump dự đoán sẽ có “hỗn loạn” sau thứ Ba. Tổng thống hy vọng lật ngược thế dẫn trước của Joe Biden trong các cuộc thăm dò bằng hai ngày cuối vận động quyết liệt. Chỉ trong Chủ nhật ông đã đến thăm năm bang khác nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền hình đã chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ vào chiều thứ Tư (30/07/2020) do Quân ủy Trung ương tổ chức ở Bắc Kinh, nơi ông thăng hàm thượng tướng cho một sĩ quan cấp cao. Vị chủ tịch trông không được vui.

Quân ủy Trung ương, hay CMC, là cơ quan quân sự hàng đầu quản lý Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ngoài vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập còn giữ chức vụ quân sự cao nhất, tức chủ tịch quân ủy.

Hôm thứ Tư (29/07/2020), ông Tập đã thăng hàm cho Xu Zhongbo, chính ủy Lực lượng Tên lửa PLA. Vị chủ tịch đến dự sự kiện với một bộ đồ kiểu Mao đặc biệt có tên là junbianfu, một loại “binh phục thường ngày” mà chỉ tổng tư lệnh mới được mặc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 30/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công đảng, đảng đối lập chính ở Anh, đã đình chỉ Jeremy Corbyn, cựu lãnh đạo đảng. Ông đã cố tình hạ thấp những phát hiện trong một báo cáo của Ủy ban Nhân quyền và Bình đẳng về việc đảng này không phản hồi đầy đủ các khiếu nại xoay quanh chủ nghĩa bài Do Thái trong thời gian ông lãnh đạo. Sir Keir Starmer, người trở thành lãnh đạo Công đảng hồi đầu năm, cho biết đây là “một ngày đáng xấu hổ” đối với đảng và đảng sẽ tuân theo tất cả các khuyến nghị của báo cáo.

Pháp đang ở mức báo động quốc gia cao nhất sau khi một kẻ cầm dao giết chết ba người tại một nhà thờ ở Nice, và bị tổng thống Pháp Emmanuel Macron mô tả là “một cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo”. Một nghi phạm đã bị bắn và bị bắt. Trong khi đó, một người đàn ông đe dọa cảnh sát bằng súng lục ở Montfavet, miền nam nước Pháp, đã bị bắn chết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/10/2020”

Thế giới hôm nay: 29/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường chứng khoán châu Âu giảm khi một số quốc gia công bố các biện pháp mới để kiềm chế đợt tăng ca nhiễm covid-19. Pháp tuyên bố phong tỏa toàn quốc lần hai (mặc dù các trường học vẫn mở cửa). Đức cho biết sẽ đóng cửa các quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và phòng hòa nhạc trong một tháng. Phó thủ tướng Nga nói giường bệnh đã lên tới trên 90% công suất ở 16 trong số 49 khu vực của nước này.

Giá cổ phiếu Mỹ cũng giảm trong bối cảnh e ngại gia tăng ca nhiễm covid-19 ở châu Âu và trong nước sẽ làm hỏng phục hồi kinh tế vốn mong manh. Triển vọng về một thỏa thuận kích thích mới trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 là mờ mịt; và cũng có lo ngại kết quả bầu cử có thể bị tranh chấp. S&P 500 và Dow Jones Industrial Average đều giảm hơn 3%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/10/2020”

Thế giới hôm nay: 28/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Advanced Micro Devices (AMD) đồng ý mua Xilinx, nhà sản xuất chip đối thủ ở California, trong một thỏa thuận trị giá 35 tỷ đô la. Thương vụ mua lại này là sự kiện mới nhất trong làn sóng sáp nhập năm nay giữa các nhà sản xuất chip. Công ty sau  hợp nhất sẽ có 13.000 kỹ sư và chi hơn 2,7 tỷ đô la hàng năm cho nghiên cứu và phát triển.

Liên Hợp Quốc cho biết tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở Yemen bị chiến tranh tàn phá đã đạt mức cao kỷ lục do đại dịch covid-19, lũ lụt và xung đột gia tăng. Tổ chức cho biết các trường hợp trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng đã tăng 15,5% vào năm 2020 lên 98.000 em. Kể từ 2015, một liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu gồm các nước Ả Rập dòng Sunni đã tiến hành cuộc chiến chống lại người Houthi. Khoảng 80% dân số đất nước sống dựa vào viện trợ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi chính phủ Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, vào hôm thứ Hai (27/07/2020), một người đàn ông lớn tuổi đầm đìa nước mắt đã đứng nói với các phóng viên trước tòa nhà: “Trung Quốc và Mỹ nên là bạn của nhau”. Đoạn clip lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.

Tình cảm chống Mỹ của người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, hôm thứ Sáu tuần trước (24/07/2020). Dù vậy, lời cầu xin của người đàn ông vẫn thu hút nhiều lượt “thích” trên mạng. Mọi người đều cho rằng đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc là không thể chấp nhận được, nhưng không ai muốn gây chiến với Mỹ cả. Nước mắt của ông cụ chắc hẳn cũng là cảm xúc của nhiều người Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?”

Thế giới hôm nay: 27/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà khoa học xác nhận có tồn tại phân tử nước trên Mặt trăng. Một nghiên cứu sử dụng kính thiên văn SOFIA của NASA đã phát hiện ra sự hiện diện của các phân tử nước (H2O) chứ không phải hydroxyl (OH). Các nghiên cứu trước đây đã không thể phân biệt được hai hợp chất này với nhau. Một nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu từ Tàu Do thám Mặt Trăng của NASA cũng đã tìm thấy hàng tỷ “bẫy lạnh”, tức những khu vực bị che khuất vĩnh viễn mà có thể chứa băng.

Chính phủ Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp 6 tháng và ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm, trong bối cảnh nước này đang cố gắng kiềm chế làn sóng ca nhiễm covid-19 thứ hai. Pháp và Hà Lan đã đạt con số kỷ lục về số ca nhiễm trong ngày. Trong khi đó, Ý thông báo các rạp chiếu phim, bể bơi, rạp hát và phòng tập thể dục sẽ đóng cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/10/2020”

Thế giới hôm nay: 26/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Doanh nhân Hàn Quốc Lee Kun-hee, người đã biến Samsung từ một công ty nhỏ thành gã khổng lồ điện tử toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 78. Ông nằm viện hơn sáu năm nay sau một cơn đột quỵ vào năm 2014. Dưới nhiệm kỳ chủ tịch của ông, doanh thu của Samsung tăng lên tới 327 nghìn tỉ won (290 tỷ đô la) vào năm 2019, tương đương khoảng 17% GDP của Hàn Quốc.

Một ứng viên đối lập đã thắng cuộc bầu cử tổng thống của Seychelles lần đầu tiên sau 43 năm. Wavel Ramkalawan, một cựu mục sư Anh giáo và là ứng viên của đảng Liên minh Dân chủ Seychelles, giành được 54,9% số phiếu với lời hứa tăng mức lương tối thiểu của đất nước. Người đương nhiệm Danny Faure bị đánh bại, và chỉ giành được 43,5%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2020”

Thế giới hôm nay: 22/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh giới nghiêm ở Nigeria. Lệnh giới nghiêm được áp đặt sau khi cảnh sát nổ súng vào những người biểu tình ở Lagos, khiến một số người thiệt mạng (con số thực vẫn còn gây tranh cãi). Đám đông đã tụ tập ở thủ đô thương mại nước này trong nhiều tuần để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Đội Đặc nhiệm Chống Cướp, một đơn vị bị cáo buộc là tham nhũng và bạo lực, là mục tiêu ban đầu của các cuộc biểu tình và đã bị giải tán vào đầu tháng này. Dù vậy, người biểu tình vẫn muốn cảnh sát cải cách hơn nữa.

Ant Group, công ty fintech lớn nhất Trung Quốc, vừa được cơ quan quản lý nhà nước cho phép niêm yết tại Thượng Hải. Vụ niêm yết kép, ở cả Hồng Kông, có thể là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử, và sẽ huy động được khoảng 35 tỷ USD. Ant đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông bật đèn xanh vào thứ Hai, và dự kiến ​​bắt đầu giao dịch vào đầu tháng 11. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2020”