Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Phương HoàiHiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Cuộc xung đột đang diễn ra chậm rãi trên Biển Đông từng được coi là không đáng được quan tâm. Trung Quốc yêu sách toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông theo đường chín đoạn, giá trị pháp lý của yêu sách trên bị cơ quan tài phán quốc tế phản bác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi thực tế kiểm soát trên Biển Đông qua việc xây nhiều đảo nhân tạo kiên cố trên quần đảo Trường Sa và những nơi khác. Mỹ né tránh đấu tranh với các hành vi của Trung Quốc (dưới thời chính quyền Obama) hoặc phản ứng một cách thiếu nhất quán (dưới thời của chính quyền Trump). Bài nghiên cứu này đánh giá tác động hành vi của Trung Quốc đối với các bên liên quan, lợi ích của Mỹ, và hệ thống thế giới tự do. Continue reading “Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông”

Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai. Continue reading “Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?

People's_Republic_of_China_Vietnam_Locator

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Bài liên quan: Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn. Continue reading “Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?”

Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn

ChinaVietnamProtest-621x343

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố dịch chuyển dàn khoan HYSY 981 ra khỏi vùng nước tranh chấp, cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt trong con mắt của người Việt Nam. Trò chơi “kẻ được-người mất” của Tập Cận Bình đã làm tổn hại nghiêm trọng đến nền tảng quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn”

Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thanh Hải*

Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia không còn là các ốc đảo riêng biệt, mà gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ thông qua vô vàn các mối liên kết khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và giáo dục. Trong mạng lưới liên kết này, quyết định và hành động của một quốc gia, ngay cả khi chúng chỉ mang tính chất nội bộ, cũng tạo ra các hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Continue reading “Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế”

Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012

Tác giả: Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy Linh*

Tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác, và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, và tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Continue reading “Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012”

Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc. Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới  lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thể cho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm. Continue reading “Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc”

#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á

Nguồn: Hugh White1 (2011). “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century”, Australian Journal of International Affairs, 65:1, 81-93. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Trang | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Kể từ khi Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Úc đã tận hưởng khoảng thời gian thịnh vượng và bình yên lâu dài nhất bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Khi hòa bình kéo dài quá lâu như vậy, chính quyền Úc đã có xu hướng coi hòa bình là hiển nhiên. Chúng ta cho rằng thực tế hiển nhiên và chắc chắn là những điều không may, sai lầm hay các ý đồ xấu xa đã gây ra các cuộc chiến tranh trong quá khứ không thể tái diễn vào ngày nay bởi hệ thống quốc tế đã tiến bộ. Continue reading “#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á”