Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ

us-election

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Race to the Ballot’s Bottom”, Project Syndicate, 01/11/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Hillary Clinton đã bị chia rẽ giữa hai mục tiêu là cố gắng bảo đảm chiến thắng lớn nhất có thể cho cá nhân bà Clinton và việc trực tiếp giúp đỡ các đảng viên Dân chủ khác đang ứng cử vào các vị trí thống đốc bang và các cơ quan lập pháp cấp thấp hơn. Câu hỏi là liệu bà Clinton có thể giúp các ứng viên cấp thấp nhiều hơn bằng cách giành chiến thắng một cách thuyết phục – và tạo đà cho họ – hay bằng cách dành thời gian và tiền  bạc để giúp đỡ từng người một.

Phe Clinton đã quyết định theo đuổi cả hai chiến lược. Trong thời gian chỉ một tuần trước bầu cử, hai ứng viên tổng thống đang chạy ngang chạy dọc khắp đất nước: trong khi ứng viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vật lộn nhằm gom đủ 270 lá phiếu của Đại cử tri đoàn để giành thắng lợi thì bà Clinton lại nỗ lực bảo đảm một chiến thắng càng lớn càng tốt – đó là giành đa số phiếu từ cả cử tri phổ thông lẫn Đại cử tri đoàn. Continue reading “Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ”

Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump

steve-bannon-kellyanne-conway-840x440

Nguồn: Elizabeth Drew, “Trump’s Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, lại một lần nữa cải tổ hệ thống vận động tranh cử của mình. Bằng cách đó, ông ta đang bộc lộ nhiều về mình và về phong cách quản trị của mình hơn những gì mà ông muốn người ta nhìn thấy. Ít có chiến dịch tranh cử nào lại hỗn độn và náo loạn trong công tác nhân sự như vậy.

Hai người chưa từng điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống nào, và có thiên hướng chính trị mâu thuẫn với nhau, lại đang điều hành cuộc vận động của Trump. Continue reading “Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump”

Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ

electoralcol

Nguồn: Elizabeth Drew, “Understanding America’s Electoral College”, Project Syndicate, 08/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai đang theo dõi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng các cuộc thăm dò dư luận quốc gia không cung cấp một bức tranh chính xác về diễn biến của cuộc bầu cử này. Do sự tồn tại của Đại cử tri đoàn ở Mỹ, vấn đề cuối cùng không phải là ai thắng được nhiều phiếu nhất trên cả nước, mà là ai chiến thắng ở các tiểu bang nào.

Mỗi tiểu bang được trao một số lượng phiếu đại cử tri nhất định, tùy thuộc vào quy mô dân số của tiểu bang đó. Ứng cử viên nào vượt ngưỡng 270 phiếu Đại cử tri sẽ thắng cử tổng thống. Continue reading “Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ”

Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ

election-2016

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Why Not Election,” Project Syndicate, 10/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những ai đang cảm thấy chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ khó hiểu không cần phải lo lắng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống năm 2016 đang được định hình là cuộc chạy đua kỳ quặc nhất trong lịch sử hiện đại, không chỉ bởi vì số lượng ứng cử viên – hiện tại là 14, với thêm 2 hoặc 3 người nữa dự kiến sẽ được thông báo sớm – mà còn vì tính chất của cuộc đua này.

Câu hỏi quen thuộc dành cho những người có tham vọng trở thành Tổng thống là: Tại sao anh lại tham gia tranh cử? Đối với năm nay, câu trả lời dường như là: Tại sao không? Miễn là người đó không quá coi trọng phẩm giá của mình thì họ sẽ mất rất ít và được rất nhiều từ việc tranh cử. Một chiến dịch tranh cử thất bại, ngay cả một chiến dịch cực kỳ thảm bại, cũng có thể mang lại phí diễn giả cao hơn, các hợp đồng xuất bản sách béo bở hơn, hoặc một chương trình truyền hình. Cả Newt Gingrich và Mike Huckabee đều thất bại trong việc tranh cử vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa, nhưng đều có suất trên các buổi talk show trên truyền hình cáp. Continue reading “Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ”