Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính sách đối ngoại của một quốc gia vừa là sự nối dài của chính sách đối nội, vừa là bức tranh phản ánh cách nhìn của quốc gia đó đối với thế giới. Nói cách khác, chính sách đối ngoại chính là một phần thế giới quan của nước đó. Tác giả Merriden Varrall thuộc Viện Phân tích Lowy, đã có một bài viết phân tích thế giới quan của Trung Quốc dựa trên các động thái gần đây của nước này. Ông Varrall lập luận, nếu muốn biết Trung Quốc sẽ củng cố và triển khai chính sách đối ngoại ra sao và làm thế nào để các đối sách của các nước khác không phản tác dụng, thì không nên bỏ qua khía cạnh thế giới quan của họ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2015)

bilde

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cuộc tranh luận về chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Tất cả đều dẫn đến một hình dung rằng các tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra xung đột giữa hai cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. Điều đáng lo ngại ở đây chính là sự gia tăng tiềm lực tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong những năm gần đây. Chuyên gia phân tích cao cấp Ben Ho Wan Beng thuộc Chương trình Nghiên cứu Quân sự, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore đã có bài viết về vấn đề này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc tiến hành cải tổ lớn quân đội nhằm xây dựng lực lượng theo hướng chính quy, hiện đại. Theo đó, trong một cuộc họp về cải tổ cơ cấu quân đội ở Bắc Kinh ngày 26-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu cần phải có những đột phá trong công cuộc xây dựng quân đội (PLA) trước năm 2020.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tái khẳng định mục đích của cải tổ là nhằm tổ chức lại cơ cấu quản lý quân sự hiện nay và bộ máy chỉ huy. Trong đó, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc giữ vai trò quản lý, chỉ huy mọi hoạt động của PLA. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/12/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/10/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và gia tăng sự hiện diện. Điều này khiến Ấn Độ cảm thấy lo ngại bởi Ấn Độ Dương cũng là nơi tồn tại nhiều lợi ích cả về an ninh và kinh tế của New Delhi.

Với sự gia tăng các chuyến thăm bằng tàu hải quân trong những năm gần đây đến các nước Đông Nam Á, các phương tiện truyền thông tiếp tục dự đoán về tham vọng Thái Bình Dương của Ấn Độ, với Đông Á là điểm đến cuối cùng. Trong khi đó, các hoạt động ngoại giao hải quân của New Delhi ở Ấn Độ Dương lại khá khiêm tốn. Và mặc dù đóng góp khá nhiều cho các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải và chống cướp biển ngoài khơi Somalia, song trong nhận thức phổ biến, những nỗ lực của Hải quân Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương chỉ dừng lại mức hiện diện cảnh sát và khá “lành tính”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/10/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc hiện đang vướng phải rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt trên biển phải kể đến tranh chấp trên hai khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhìn tổng thể, chính sách của Bắc Kinh đối với hai khu vực này cũng có sự khác nhau và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó là chủ nghĩa dân tộc. Tại sao lại nói như vậy? Tác giả Allen R. Carlson đến từ Đại học Cornell lập luận, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là động lực nhưng cũng là rào cản cho Bắc Kinh trong các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/09/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Nước là nguồn gốc của các xung đột trong tương lai? Đó là câu hỏi được đặt ra bởi hai tác giả Peter Engelke đến từ Hội đồng Đại Tây Dương và Russell Sticklor thuộc Chương trình Môi trường An ninh Stimson (Hoa Kỳ). Trước đó, luồng ý kiến cho rằng nước không thể là nguồn gốc của những xung đột trong tương lai vì lịch sử đã chứng minh có rất ít các cuộc chiến nổ ra vì nguồn nước. Lập luận này đã bị hai tác giả bác bỏ bởi hoàn cảnh được dự đoán trong quá khứ khác hẳn với bối cảnh hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/09/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nhận được sự chú ý từ giới phân tích. Tác giả Kevin McCauley – một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của Hoa Kỳ nhận định, khó khăn trong công cuộc cải tổ quân đội của ông Tập đến bây giờ mới thật sự bắt đầu. Việc cắt giảm số lượng các quân khu, thành lập bộ chỉ huy liên hợp chiến trường và lục quân không còn là ưu tiên số một của quân đội ít nhiều sẽ vấp phải sự phản đối trong hàng ngũ tướng lĩnh, bất chấp việc ông Tập đã củng cố quyền lực trong quân đội. McCauley nhận định, giới quân sự Trung Quốc có thể đạt được sự đồng thuận trong kế hoạch cắt giảm quân số, song để tiến tới thành lập một bộ chỉ huy liên hợp chắc chắn sẽ còn tiếp tục gây nhiều tranh cãi.

Dưới góc nhìn của các nhà lý thuyết, lịch sử phát triển của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trải qua 3 giai đoạn hiện đại hoá kể từ khi thành lập cho đến nay. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/09/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (08/09/2015)

Soldiers of the ground force units of the People's Liberation Army (PLA) of China (file photo)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Mặc dù không phải là lần đầu tiên, song lần cắt giảm quân số lần này của Trung Quốc được xem là đáng chú ý, không phải bởi vì vấn đề ngân sách quốc phòng có hạn. Năm 1985, Bắc Kinh cắt giảm một triệu binh sĩ lục quân, năm 1997 là 500.000 và năm 2003 là khoảng 200.000. Cũng trong ngần ấy thời gian, kinh tế Trung Quốc luôn phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ do đó vấn đề không phải ở tài chính mà ở chỗ các nguồn lực sẽ bị bỏ phí trong khi vẫn còn nhiều lĩnh vực khác cần phải đầu tư phát triển.

Bàn về vấn đề này, tờ The Diplomat đã có bài viết nhận định lý do thật sự nằm sau việc Bắc Kinh cắt giảm lục quân. Theo đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun khẳng định việc cắt giảm quân số là một phần trong cam kết góp phần gìn giữ hoà bình thế giới của nước này. Yang lý giải việc cắt giảm cho thấy thiện chí của Trung Quốc trong việc sẵn sàng và chủ động giải trừ vũ khí, góp phần gìn giữ hoà bình. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (08/09/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (2/9/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Hoa Kỳ đang đứng trước cuộc tranh luận về ngân sách quốc phòng năm 2016. Tác giả Justin T. Johnson thuộc Trung tâm An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại Allison (Heritage Foundation) đã có bài viết về vấn đề này. Ông Johnson ví von, ngân sách quốc phòng cũng giống như một gói bảo hiểm; cắt giảm ngân sách quốc phòng cũng giống như mua một gói bảo hiểm giá rẻ. Người ta sẽ chẳng thể nào biết được hậu quả của gói bảo hiểm rẻ tiền cho đến khi những điều tồi tệ xảy ra. Ngân sách quốc phòng cũng như vậy. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (2/9/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa công bố toàn văn Chiến lược An ninh hàng hải châu Á – Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh quyết tâm duy trì an ninh và ổn định cho khu vực. Theo đó, Trung Quốc vẫn được ngầm hiểu là mối quan ngại hàng đầu bởi cách ứng xử và những động thái gần đây của nước này trên biển Đông, bao gồm cấm đánh bắt cá; thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác; cải tạo đất quy mô lớn và đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (trên biển Hoa Đông).

Chiến lược mới của Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định lập trường của Washington đối với các vấn đề nóng ở khu vực. Dù không có tranh chấp chủ quyền tại châu Á – Thái Bình Dương, song Washington có lợi ích quan trọng trong việc đảm bảo các bên tranh chấp giải quyết vấn đề một cách hòa bình, không để xảy ra xung đột hay đe dọa. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/08/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Maginot là một phòng tuyến kiên cố của người Pháp được xây dựng trong những năm 1930 nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Công trình được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật phòng thủ thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng Maginot đã nhanh chóng trở nên “vô dụng” khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh phòng tuyến của người Pháp. Kết quả là nước Pháp bị bất ngờ và thủ đô Paris bị phát xít Đức chiếm ngay sau đó. Thất bại đó, một phần xuất phát từ chính sự tự tin của người Pháp vào sức mạnh phòng thủ không gì phá nổi của Maginot. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (11/08/2015)

chinese-submarines-008

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tháng 5 năm 2015, nhiều lời đồn đoán xuất hiện về khả năng Trung Quốc sẽ có căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti. Những phản ứng chính thức gần đây từ Bắc Kinh cho thấy đó không chỉ đơn giản là một tin đồn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phủ nhận, thay vào đó họ tuyên bố: “hòa bình và ổn định khu vực đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia và đó cũng là nguyện vọng chung của Trung Quốc, Djibouti và những nước khác trên thế giới”. Tương tự, Bộ Quốc phòng cũng bày tỏ thiện chí của Trung Quốc trong việc góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trong khi đó, Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, khẳng định đã đến lúc chín muồi để thiết lập một căn cứ quân sự ở Djibouti.

Hồi năm 2014, Washington từng đưa ra dự đoán rất có thể Trung Quốc sẽ thiết lập một căn cứ ở Ấn Độ Dương và sử dụng nó cho cả mục đích an ninh và thương mại. Nếu Trung Quốc mở căn cứ ở Djibouti, dự đoán của Washington sẽ trở thành hiện thực. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại lựa chọn tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương? Môi trường chiến lược mà Trung Quốc phải tác chiến là gì? Và cuối cùng là những ảnh hưởng chiến lược của nó đến cạnh tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc và chiến lược biển của Trung Quốc sẽ như thế nào? Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (11/08/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (04/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Theo bài viết của Paul Pryce trên trang web của Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế (CIMS) cho rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của Hàn Phi, vốn là một học giả nổi tiếng thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia (legalism). Theo Paul, điều này phần nào được thể hiện qua Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc được tuyên bố gần đây. Kể từ thời kỳ Mao Trạch Đông, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên trích dẫn lời nói từ các tác phẩm của đạo Khổng, vốn đề cao lòng trung hiếu, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Đây được coi là triết lý giúp củng cố vai trò và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, Tập Cận Bình lại đang có xu hướng khác khi ông dựa chủ yếu vào tác phẩm Hàn Phi Tử. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (04/08/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua có lẽ là việc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel, tại Hội thảo Biển Đông được tổ chức tại CSIS, khẳng định rằng: đối với nước Mỹ, vấn đề không phải là các đảo đá và bãi cạn ở Biển Đông hay là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, mà là vấn đề luật lệ. Hoa Kỳ không hề trung lập khi vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế và sẽ mạnh mẽ đứng về phía pháp luật. Trong bài phát biểu của mình, ông Russel cho rằng để giảm căng thẳng tại Biển Đông và tạo ra không gian cho ngoại giao, cần thực hiện 3 cách: (1) dừng hoạt động cải tạo trên các thực thể ở Biển Đông; (2) dừng xây dựng các cơ sở mới; (3) dừng quân sự hoá các điểm chiếm đóng hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/07/2015)

b8ac6f27b000160591b318

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Độ ồn luôn là điểm yếu chí tử của tàu ngầm Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, việc phát triển năng lực chống tàu ngầm được xem là biện pháp khả dĩ cho Trung Quốc. Trớ trêu thay, ngay cả trong tác chiến chống ngầm, Bắc Kinh lại còn thua Washington ở khoảng cách xa hơn. Do đó, Trung Quốc đã và đang dành nguồn lực đáng kể nhằm tăng cường năng lực chống ngầm. Điều này giúp cải thiện phần nào năng lực của hải quân Trung Quốc, nhưng sẽ còn mất rất nhiều năm nữa mới đạt đến trình độ mà Bắc Kinh mong muốn.

Vào thời điểm hiện tại, Hải quân Trung Quốc không có đủ các trang thiết bị, kiến thức và huấn luyện cần thiết cho một cuộc chiến săn ngầm hiệu quả. Tàu săn ngầm hiện có của Trung Quốc – Type 037 – chỉ được trang bị sonar, tên lửa chống ngầm, súng cối và thủy lôi. Với cấu hình như vậy, Type 037 chỉ có thể “hù” được các tàu ngầm ở vùng nước cạn hoặc ven bờ. Đối với các tàu ngầm hạt nhân, vốn có khả năng lặn rất nhanh và sâu, Type 037 trở nên “bất lực”. Để khắc phục nhược điểm đó, Bắc Kinh đã đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu thế hệ tàu mới. Kết quả là tàu hộ tống lớp Type 056A ra đời năm 2014. Tuy nhiên, các tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc vẫn còn quá ồn để có thể trở thành một vũ khí săn ngầm hiệu quả. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/07/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)

taubuom-2_dajt

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cội nguồn chiến lược A2/AD của Trung Quốc xuất phát từ chính nỗi sợ trong quá khứ của họ, Harry J. Kazianis – cựu biên tập của tờ The National Interest khẳng định trong bài viết của mình. Theo Kazianis, mục tiêu mà chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn nhắm tới là ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ tiến gần bờ biển, xuất phát từ những bài học trong quá khứ. Đô đốc Wu Shengli, cựu tư lệnh hải quân Trung Quốc đã từng nói: “Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các thế lực thực dân và đế quốc đã tiến hành hơn 470 cuộc xâm lược Trung Quốc, trong đó có 84 lần xâm lược lớn là đến từ biển”. Thêm vào đó, khi trực tiếp đụng độ với các nước phương Tây, người Trung Quốc thật sự bị sốc. Khoan nói về những yếu tố khác, nhưng chính sự vượt trội về công nghệ là điều khiến Trung Quốc lép vế trong cuộc đối đầu. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc thông qua dự thảo Luật An ninh Quốc gia mới hôm thứ tư vừa rồi, nhiều khả năng bao gồm cả vấn đề biển Đông. Động thái có thể xem là sự thể hiện cho tham vọng lớn của Bắc Kinh. Luật mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề không gian mạng, vũ trụ, đại dương và vùng cực, trong đó bao gồm cả biển Đông và xem đây là nơi Trung Quốc có quyền phòng vệ.

Zheng Shu’na – một đại diện của Ủy ban Lập pháp thuộc Quốc hội Trung Quốc đánh giá luật an ninh mới là điều kiện cho “sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” cũng như “sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội”. Zheng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh trong không gian địa lý, cụ thể là ở biển Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục là đề tài được đem ra mổ xẻ, phân tích. Taylor Fravel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts khẳng định Bắc Kinh đã có một chiến lược quân sự mới, với tên gọi “Winning Informationalised Local Wars” (Chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin hoá ở cấp độ khu vực). Đây là kết quả của quá trình so sánh và phân tích các ngôn từ được sử dụng trong Sách trắng. Trước đó, Nghị quyết Trung Ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 đã từng ám chỉ về việc Bắc Kinh nên có sự thay đổi trong chiến lược quân sự để phù hợp với bối cảnh mới.

Theo cách tiếp cận của Trung Quốc, một bản định hướng chiến lược quân sự cũng gần như là đại diện cho chiến lược quân sự quốc gia. Được định hình bởi Quân ủy Trung ương, bản định hướng là sự bao quát cấp ở cấp độ cao nhất về mọi khía cạnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi lập quốc từ năm 1949 cho đến nay, Bắc Kinh đã 8 lần đưa ra các bản định hướng chiến lược. Sách trắng 2015 cho thấy sự thay đổi lần thứ 9 đã xảy ra, chuyển dịch từ mục tiêu “chiến thắng các cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá” (Winning Local Wars Under the Conditions of Informationization) sang “Winning Informationized Local Wars”. Như vậy, sự thay đổi lần này là một bước tiến hóa về chất chứ không phải là một sự đột phá mới hoàn toàn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch mới liên quan đến việc sử dụng tàu dân sự cho mục đích quân sự. Với tên gọi chính thức là “Những Tiêu chuẩn Kỹ thuật dành cho những Tàu Dân sự mới phục vụ Yêu cầu Quốc phòng”, các hãng đóng tàu dân sự buộc phải đảm bảo các tàu thuyền dân sự có thể được quân đội sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bản kế hoạch là kết quả của dự án nghiên cứu 5 năm giữa ngành công nghiệp đóng tàu và quân đội. Có tất cả 5 loại tàu được đề cập trong bản kế hoạch. Theo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 172,000 tàu dân sự. Số tiền nâng cấp các tàu này để phục vụ mục đích quân sự sẽ do Chính phủ Trung Quốc chi trả.

“Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi phải huy động và triển khai một số lượng lớn các tàu trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu chiến hải quân trong thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế”, Cao Weidong – một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA cho biết. Do đó, kế hoạch này sẽ “cho phép Trung Quốc chuyển đổi những hạm đội tàu dân sự đáng kể và tiềm năng của mình thành sức mạnh quân sự”, Trung Hoa Nhật báo viết. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện “những dự án chiến lược và năng lực hỗ trợ hàng hải” của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng

nguyen_cao_ky_TIQQ

Nguồn:Ky becomes premier of South Vietnam,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Phó Tư lệnh Không lực Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng của chính phủ lần thứ 9 được thiết lập chỉ trong vòng 20 tháng. Ngày 11 tháng 6, Hội đồng Quân lực chỉ định Kỳ làm Thủ tướng, và tướng Nguyễn Văn Thiệu được chỉ định vào vị trí Quốc trưởng hầu như không có nhiều quyền lực.

Leo đến chức Thiếu tướng trong Không lực Miền Nam Việt Nam, Kỳ là một trong những người thuộc một nhóm các quan chức nắm lấy quyền lực vào đầu năm 1965, kết thúc tình trạng vô chính phủ từ sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng”