06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ

 

Nguồn: First draft of Constitution debated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787 tại Philadelphia, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến bắt đầu tranh luận về dự thảo hoàn chỉnh đầu tiên của bản Hiến pháp được đề xuất của Hoa Kỳ.

Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn vài tháng trước khi người Anh đầu hàng tại Yorktown vào năm 1781, đã tạo tiền đề cho một liên minh lỏng lẻo của các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn có chủ quyền trong hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – cơ quan thẩm quyền trung ương – có quyền quản lý các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh và điều tiết tiền tệ, nhưng trên thực tế, các quyền hạn này bị hạn chế mạnh mẽ bởi Quốc hội không được trao thẩm quyền để thực thi các yêu cầu của mình đối với các tiểu bang liên quan đến vấn đề tiền bạc hay quân đội. Continue reading “06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ”

Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?

monaco-flag

Nguồn:Which country has the world’s shortest written constitution“, History, 09/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Monaco, quốc gia nhỏ thứ hai trên hành tinh tính theo diện tích (sau thành phố Vatican), là quốc gia có hiến pháp ngắn nhất thế giới. Được thông qua vào năm 1962 dưới thời trị vì của Hoàng tử Rainier III, đạo luật chủ đạo này dài 3.814 từ, theo Dự án Hiến pháp So sánh (CCP). Công quốc nhỏ bé, mà ngày nay nổi tiếng là một nơi ăn chơi cho những người giàu có, đã có bản hiến pháp đầu tiên của mình được công bố vào năm 1911 bởi Hoàng tử Albert I. Trong khi đó, hiến pháp 146.385 chữ của Ấn Độ là bản hiến pháp dài nhất thế giới, theo CCP. Nó có hiệu lực vào tháng 1/1950, chưa đến ba năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh, vào tháng 8/1947. Continue reading “Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?”

Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?

2015-11-03-1

Nguồn: “What is the Magna Carta?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi những người dân thuộc địa Bắc Mỹ nổi dậy chống lại hoàng gia Anh hàng trăm năm, các quý tộc ở Anh đã soạn thảo Đại Hiến Chương (Magna Carta) để hạn chế quyền lực của vị vua bạo ngược của chính họ – Vua John. Dù Đại Hiến Chương, được ký năm 1215, chủ yếu chỉ đảm bảo quyền tự do cho giới quý tộc nước Anh, song những câu chữ của văn kiện này đã bảo vệ quy trình tư pháp và ngăn cấm quyền quân chủ tuyệt đối, dẫn đường cho những nguyên tắc căn bản của hệ thống thông luật trong các bản hiến pháp tồn tại trên thế giới trong suốt 800 năm qua. Đại Hiến Chương đã chấm dứt quyền lực tuyết đối của các bậc quân vương nước Anh và yêu cầu họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Continue reading “Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?”

17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký

Nguồn:U.S. Constitution signed,” History.com (truy cập ngày 16/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1787, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trên 41 đại diện có mặt tại lễ bế mạc của Hội nghị Lập hiến được tổ chức tại Philadelphia. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới đã có một cuộc chiến khó khăn để nó được phê chuẩn bởi 9 trên 13 tiểu bang Hoa Kỳ cần thiết.

Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn một vài tháng trước khi Đế quốc Anh đầu hàng tại Yorktown năm 1781, đã đặt nền móng cho một liên minh lỏng lẻo giữa các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn đã có chủ quyền đối với hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – trung tâm quyền lực – có thẩm quyền quản trị các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh, và kiểm soát tiền tệ, nhưng trên thực tế, những quyền lực này là rất hạn chế do Quốc hội không có thẩm quyền bắt buộc các tiểu bang đáp ứng những đòi hỏi của Quốc hội về tiền bạc và quân đội. Continue reading “17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký”

21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn

shutterstock_72889642

Nguồn:U.S. Constitution ratified,” History.com (truy cập ngày 20/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1788, New Hampshire đã trở thành tiểu bang thứ chín và là tiểu bang cần thiết cuối cùng phê chuẩn Hiến pháp của Hoa Kỳ để đưa văn bản này trở thành luật của xứ sở (the law of the land).

Đến năm 1786, những khiếm khuyết trong Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) thời hậu Cách mạng Mỹ đã lộ rõ, chẳng hạn như việc thiếu một cơ quan trong ương phụ trách thương mại trong nước và nước ngoài. Quốc hội đã thông qua một kế hoạch soạn thảo một bản hiến pháp mới, và đến ngày 25 tháng 5 năm 1787, Hội nghị Lập hiến được triệu tập tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia. Ngày 17 tháng 9 năm 1787 , sau ba tháng thảo luận dưới sự giám sát của Chủ tịch Hội nghị George Washington, bản Hiến pháp mới của nước Mỹ, thứ tạo ra một chính phủ liên bang mạnh mẽ với một hệ thống kiềm chế và đối trọng phức tạp, được ký bởi 38 trên 41 đại biểu có mặt tại lễ bế mạc Hội nghị. Theo Điều VII của Hiến pháp, nó sẽ không được thừa nhận khi chưa nhận được sự phê chuẩn của 9 trên 13 tiểu bang. Continue reading “21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn”