Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s removal of Hu points to ‘common prosperity,’ not Taiwan invasion,” Nikkei Asia, 04/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nội các chỉ biết vâng lời của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sẽ có những quyết định không được lòng dân trong tương lai.

Một buổi tối tháng 11/1999, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Keizo Obuchi đang nghỉ ngơi trong căn phòng tại khách sạn Jakarta Hilton, trao đổi quan điểm với cánh báo chí tháp tùng đoàn. Ông đã đến Indonesia vào hôm đó và dường như đang có tinh thần rất phấn chấn.

Hai hôm sau, tại Manila, ông sẽ dự bữa sáng ba bên lần đầu tiên trong lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Châu Á đang trỗi dậy, và Obuchi mong muốn mở ra một chương mới trong quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)

3daidien

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Thuyết Ba Đại diện được coi là một nỗ lực mạnh dạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng nắm bắt thời đại của tổ chức chính trị này trong thế kỷ 21. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung Đảng Cộng sản Trung Quốc (1) đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, (2) đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và (3) đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 02 năm 2000 trong chuyến du Nam tới tỉnh Quảng Đông nơi mà Đặng Tiểu Bình đã từng hồi sinh cải cách Trung Quốc trong chuyến Nam tuần của mình vào năm 1992. Sau đó vào tháng 07 năm 2001, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của mình. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002. Continue reading “Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)”