Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần

40c2da55b0374b89a0982c0fa092bde1_18

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Crisis Europe Needs”, Project Syndicate, 14/10/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà lạc quan về châu Âu. Mùa hè vừa qua, một cuộc đấu tranh chính trị giữa Đức và Hy Lạp đe dọa làm Liên minh châu Âu (EU) tan đàn xẻ nghé. Các đảng phái chính trị cực đoan lần lượt chiếm ưu thế ở các nước. Việc Nga xâm phạm Ukraine, sân sau của châu Âu, đã biến chính sách đối ngoại và an ninh chung của châu Âu thành một trò đùa.

Giờ đến khủng hoảng nhập cư. 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang tranh cãi về việc phân bổ 120.000 người tị nạn, khi gấp ba số đó đã vượt Địa Trung Hải chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2015.

Người tị nạn đang đến châu Âu cả bằng đường bộ và đường biển. Chỉ riêng Đức dự kiến sẽ đón đến 1 triệu người xin tị nạn trong năm nay. Thật ngây thơ khi cho rằng các chính phủ châu Âu có thể trục xuất, hay “cho hồi hương” – nói theo ngôn ngữ ngoại giao – một phần đáng kể nào trong số người này. Như một quả bóng cao su, dân tị nạn sẽ chỉ nảy trở lại. Continue reading “Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần”

Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?

brics640

Nguồn: Ana Palacio, “The BRICS Fallacy”, Project Syndicate, 29/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo sau sự rớt hạng tín dụng xuống mức rất thấp gần đây của Brazil là một loạt các bài báo dự đoán sự sụp đổ của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều đó cũng dễ dự đoán thôi: người ta luôn vui mừng sau mỗi tin xấu về BRICS, nhóm gồm các thành viên đã từng được xem là các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy và là các thế lực chính trị lớn tiếp theo.

Tuy nhiên mọi thứ không hẳn đơn giản như vậy. Sự quan tâm quá mức về sự nổi lên hay chìm xuống của BRICS phản ánh mong muốn xác định quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẽ có thể thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, trong công cuộc tìm kiếm “điều vĩ đại tiếp theo”, thế giới lờ đi sự thật rằng Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất có thể lãnh đạo thế giới và đảm bảo sự tồn tại chính thức của một trật tự thế giới. Continue reading “Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?”

Tại sao các bức tường biên giới kém hiệu quả?

main_900 (1)

Nguồn: Reece Jones, “Why Border Walls Fail”, Project Syndicate, 18/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Năm nay có thể được xem là năm của những bức tường biên giới. Trong năm 2015, Estonia, Hungary, Kenya, Ả rập Saudi và Tunisia đã thông báo hoặc bắt đầu xây rào chắn ở biên giới nước mình. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, nhưng rất nhiều quốc gia đang ngày càng tập trung vào việc hạn chế sự tự do di chuyển của con người.

Cho đến cuối Thế Chiến II, cả thế giới chỉ có năm bức tường biên giới. Ngày nay, theo Elisabeth Vallet từ Đại học Quebec, Montreal, đã có 65 bức tường, ba phần tư trong số đó được xây trong vòng 20 năm trở lại đây. Ở Mỹ, các ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hoà còn hứa hẹn sẽ xây thêm nữa. Donald Trump – ứng cử viên nặng ký của Đảng Cộng hoà – đã liên tục đề xuất xây một bức tường dọc theo toàn bộ biên giới Mỹ – Mexico. Trong một chương trình truyền hình sáng Chủ nhật, một ứng viên Đảng Cộng hoà khác, Thống đốc Wisconsin Scott Walker, đã mô tả việc xây dựng một bức tường dọc biên giới Mỹ – Canada là “một vấn đề hợp lý có thể xem xét”. Continue reading “Tại sao các bức tường biên giới kém hiệu quả?”

Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?

Part-REF-TS-Par8192334-1-1-0

Nguồn: Ian Buruma, “Necessary Migrants”, Project Syndicate, 07/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật ấm lòng khi đáp xuống nước Đức, nơi các cổ động viên bóng đá giương cao biểu ngữ chào đón dòng người tị nạn từ vùng Trung Đông vốn đang bị chiến tranh tàn phá. Đối với những người tuyệt vọng và bị áp bức, những người sống sót qua chiến tranh và cướp bóc, Đức là vùng đất hứa mới.

Ngay cả những tờ báo lá cải ở Đức vốn không có xu hướng đăng những điều tốt đẹp cũng đang khuyến khích giúp đỡ người tị nạn. Trong khi các chính trị gia ở Anh và các nước khác tỏ vẻ lo lắng nhưng không có hành động thực chất nào và phân bua tại sao chỉ cần một số lượng nhỏ người Syria, Libya, Iraq hay Eritrea nhập cư có thể gây nguy hiểm rất lớn cho tổ chức xã hội của các nước này, thì “Mama Merkel” (Mẹ Merkel) đã hứa rằng Đức sẽ không từ chối bất kỳ một người tị nạn thực sự nào. Continue reading “Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?”