Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc

Tác giả: Hoàng Lan

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực (sau đây gọi là Luật 9/2021). Từ 53 điều với 3.539 ký tự trong bản Luật năm 1983 (sửa đổi năm 2016), Luật 9/2021 có độ dài gấp gần 6 lần với 18.322 ký tự và 122 điều khoản quy định những nội dung chi tiết trong việc quản lý và giám sát tàu thuyền trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là khu vực thuộc “quyền tài phán” của nước này. Trong bối cảnh Luật Hải cảnh mới có hiệu lực đầu năm nay vẫn còn chưa hết gây tranh cãi, các quốc gia xung quanh lại nhanh chóng phải đặt tiếp câu hỏi: Luật 9/2021 có điểm gì mới? Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Continue reading “Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc”

Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông

Tác giả: Hoàng Lan

Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.

Tàu tự hành (“tàu không người lái”) không phải là một khái niệm mới xuất hiện, song ở khu vực Biển Đông, ứng dụng công nghệ này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Trong đó, Trung Quốc hiện là nước tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không người lái vào các hoạt động quân sự và dân sự trên biển. Continue reading “Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông”

Cơn sóng thần chính trị mới của Malaysia?

Biên dịch: Hoàng Lan

Trong cuộc bầu cử ở Malaysia mới kết thúc, Liên minh Hy vọng (PH), phe đối lập, đã giành được 122 ghế quốc hội, thành công với số ghế quá bán và hoàn thành việc thay thế chính đảng đầu tiên trong lịch sử Malaysia, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 92 tuổi, cũng tiếp tục đảm nhận chức vụ thủ tướng. Xem xét đến việc Mahathir từng nhiều lần chỉ trích cựu Thủ tướng Najib Razak trước khi bầu cử, lại còn cam kết sau cuộc bầu cử phải xem xét lại điều khoản hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia, thậm chí còn dự định khởi động lại đàm phán Biển Đông, những hành động này làm cho các nước ở bên ngoài lo ngại, sau khi thay đổi đảng cầm quyền ở Malaysia liệu có đưa tới biến số trong quan hệ Trung Quốc-Malaysia hay không? Continue reading “Cơn sóng thần chính trị mới của Malaysia?”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018.

Biên dịch: Hoàng Lan

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc”

Chín vấn đề nổi bật của ngoại giao Trung Quốc

Nguồn: “對中國外交的九個反思”Financial Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Hoàng Lan

Ngoại giao về cơ bản được quyết định bởi thực lực quốc gia. Nhưng không có nghĩa là có thực lực thì có thể làm tốt ngoại giao, ở đây còn có một vấn đề làm thế nào để vận dụng thực lực, việc này liên quan đến tư tưởng, chiến lược và sách lược ngoại giao.

Những năm gần đây cùng với việc nâng cao thực lực quốc gia, phong cách ngoại giao của Trung Quốc cũng có sự thay đổi rất lớn, từ tương đối bảo thủ trước đây chuyển sang tích cực dám nghĩ dám làm, nhưng việc tích cực mạnh dạn này lại không mang lại hiệu quả như mong đợi, trái lại, ở mức độ nào đó khiến cho môi trường tổng thể của Trung Quốc trở nên xấu đi. Ở đây có nhân tố dư luận bên ngoài chưa thể thích ứng với việc nâng cao thực lực của Trung Quốc, tuy nhiên phần nhiều là do bản thân Trung Quốc gây ra. Nói một cách đơn giản ngoại giao Trung Quốc mang lại cho người ta cảm giác “sợ nhưng không phục”, làm người ta sợ thì dễ, bởi thực lực của bạn đặt ở đó, người ta đương nhiên sợ bạn, giống như đứa trẻ sợ người lớn vậy, đây là một phản ứng tự nhiên nảy sinh bởi thực lực quốc gia, nhưng đồng thời với sự sợ hãi, làm cho người ta tôn kính hay nể phục thì rất khó. Continue reading “Chín vấn đề nổi bật của ngoại giao Trung Quốc”

Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông

Biên dịch: Hoàng Lan

Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.

Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang dần nguội đi, thái độ của Philippines – nước thúc đẩy đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế, đã có sự chuyển biến mang tính mâu thuẫn, Tổng thống Duterte đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, bày tỏ rõ ràng việc gác lại tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, điều này đã khiến vấn đề Biển Đông phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tại thời điểm này, Singapore lại khiến người ta bất ngờ khi quan tâm sâu sắc vấn đề Biển Đông trong các hội nghị quốc tế. Continue reading “Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông”

Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ

cq5dam.thumbnail.588.368

Biên dịch: Hoàng Lan

Năm 2015 đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. 40 năm trước, ba nước Đông Dương không chỉ chấm dứt chiến tranh, mà còn giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước: chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia cuối cùng giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Lào đến cuối năm 1975 dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam đã chuyển hướng sang chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Continue reading “Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ”