Nguồn: Iida Masafumi, “China’s Chilling Cognitive Warfare Plans,” The Diplomat, 05/05/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Chiến tranh đang bước vào một lĩnh vực mới và rất đáng sợ.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những cuộc thảo luận sôi nổi về chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức (cognitive warfare), tập trung vào Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Theo một bài viết ngày 05/10/2022 trên Nhật báo PLA, chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức là xung đột trong lĩnh vực nhận thức được hình thành từ ý thức và suy nghĩ của con người, được cho là sẽ định hình thực tế theo hướng có lợi cho Trung Quốc, bằng cách tác động đến phán đoán của con người, thay đổi ý tưởng, và gây ảnh hưởng đến tâm trí con người thông qua việc xử lý có chọn lọc và truyền bá thông tin. Nói cách khác, mục đích là đạt được lợi thế trong chiến tranh bằng cách tác động đến nhận thức của dân thường, quân nhân, và các nhà lãnh đạo chính trị, những người bị nhắm mục tiêu thông qua nhiều phương tiện khác nhau như phổ biến thông tin sai lệch và tấn công qua mạng, gây hoang mang xã hội, giảm động lực chiến đấu, mất tinh thần quân sự, và – đối với các nhà lãnh đạo chính trị – là giảm khả năng suy xét. Continue reading “Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc”