Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên

xi-abe

Nguồn: Jeff Kingston, “The geopolitics of coping with a rising China,” The Japan Times, 30/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, tôi đã xem xét tính logic và những hệ quả của “Học thuyết Abe,” theo đó Nhật Bản sẽ tăng cường liên minh với Mỹ bằng việc đồng ý mở rộng những hoạt động quân sự mà Nhật sẵn lòng tiến hành để hỗ trợ các chiến dịch an ninh toàn cầu của Mỹ. Đây không phải là một vấn đề đã được dàn xếp ổn thỏa trong nước, vì có rất ít người Nhật ủng hộ sự thay đổi lớn từ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa tối giản (về quân sự) được thể hiện trong “Học thuyết Yoshida” vốn là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ những năm 1950. Continue reading “Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên”

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?

1404162737975.cached

Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang? Continue reading “Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?”