Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Dưới thời Vua Lê Hy Tông, mấy lần sai sứ thần sang nhà Thanh đòi trả lại một số đất tại 3 châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa bị phủ Khai Hóa chiếm; nhưng nhà Thanh vẫn không chịu trả. Tại miền Nam, vào tháng Giêng năm Quí Dậu [5/2-6/3/1693], bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Tháng 4 năm Mậu Dần [10/5-7/6/1698], Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định). Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản. Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến đánh; tháng 4 năm Canh Thìn [19/5-16/6/1700], Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Năm Nhâm Ngọ [1702], giặc biển người An Liệt [tức người Anh] có 8 chiếc thuyền đến ở đảo Côn Lôn. Năm sau Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan dùng mưu dẹp được, chiếm lại đảo. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)”

Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mùa xuân năm Đinh Tỵ [1677], nhà Lê đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Trước đây, Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, Kính Vũ theo giúp. Khi Tam Quế chết, triều đình nhân cơ hội tiến quân tiễu trừ bọn Kính Vũ, nhà Thanh ưng thuận, họ Mạc bị dẹp bỏ. Continue reading “Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ”