Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo

_67354744_154146214(1)

Nguồn: Yuriko Koike, “The Dangerous Rise of Buddhist Chauvinism,” Project Syndicate, 28/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đức Phật, Siddhartha Gautama, chưa từng soạn ra bản kinh nào về hận thù tôn giáo hay phân biệt sắc tộc. Vậy nhưng chủ nghĩa sô vanh Phật giáo lại đang đe dọa tiến trình dân chủ ở cả Myanmar và Sri Lanka. Một số nhà sư từng chống lại chính quyền quân sự Myanmar trong “Cuộc cách mạng cà sa” (Saffron Revolution) năm 2007 ngày nay lại cổ vũ bạo lực chống lại các thành viên của cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Rohingya tại đất nước này. Ở Sri Lanka, chủ nghĩa sô vanh dân tộc của Phật tử người Sinhala, do một cựu tổng thống quyết tâm lấy lại quyền lực khuấy động, đang đi ngược lại mục tiêu hòa giải đã định với người Tamils theo Ấn Độ giáo bại trận (trong nội chiến Sri Lanka). Continue reading “Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo”

Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ

election-2016

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Why Not Election,” Project Syndicate, 10/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những ai đang cảm thấy chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ khó hiểu không cần phải lo lắng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống năm 2016 đang được định hình là cuộc chạy đua kỳ quặc nhất trong lịch sử hiện đại, không chỉ bởi vì số lượng ứng cử viên – hiện tại là 14, với thêm 2 hoặc 3 người nữa dự kiến sẽ được thông báo sớm – mà còn vì tính chất của cuộc đua này.

Câu hỏi quen thuộc dành cho những người có tham vọng trở thành Tổng thống là: Tại sao anh lại tham gia tranh cử? Đối với năm nay, câu trả lời dường như là: Tại sao không? Miễn là người đó không quá coi trọng phẩm giá của mình thì họ sẽ mất rất ít và được rất nhiều từ việc tranh cử. Một chiến dịch tranh cử thất bại, ngay cả một chiến dịch cực kỳ thảm bại, cũng có thể mang lại phí diễn giả cao hơn, các hợp đồng xuất bản sách béo bở hơn, hoặc một chương trình truyền hình. Cả Newt Gingrich và Mike Huckabee đều thất bại trong việc tranh cử vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa, nhưng đều có suất trên các buổi talk show trên truyền hình cáp. Continue reading “Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ”

Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?

0004b449-642

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why the Greek Bailout Failed”, Project Syndicate, 01/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiến triển, điều quan trọng là phải hiểu được rằng để có một chương trình điều chỉnh cơ cấu thành công thì quốc gia tiến hành điều chỉnh phải có sự làm chủ mạnh mẽ đối với chương trình đó. Ngay cả nếu như các nhà đàm phán vượt qua những nút thắt gần đây nhất, cũng sẽ rất khó để tin vào khả năng thực hiện nó nếu chính người Hy Lạp vẫn không cảm thấy bị thuyết phục. Cho đến hiện nay thì đây là kinh nghiệm thực tế. Và khi không có sự cải cách về mặt cơ cấu, sẽ có ít cơ hội để nền kinh tế Hy Lạp nhìn thấy sự ổn định và tăng tưởng bền vững – nhất là vì các chủ nợ chính thức không sẵn sàng tiếp tục trao cho một Hy Lạp không-cải-cách một khoản tiền nhiều hơn số tiền nước này cần để trả nợ. (Đây là trường hợp luôn gặp phải trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, ngay cả khi truyền thông quốc tế không đề cập đến thực tế này.) Continue reading “Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?”

Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ

141111211746-jinping-shinzo-abe-horizontal-gallery

Nguồn: Toshiya Takahashi, “Abe’s fraught choice between China and the conservatives,” East Asian Forum, 2/12/2014.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 là khoảng lặng tạm thời cho cả hai giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa hai nước trong hai năm qua. Cuộc đối thoại này là kết quả của những nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương của hai chính phủ, tạm thời gác lại cả tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề lịch sử.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí tiếp tục quan hệ chiến lược, bắt đầu đàm phán về việc thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hàng hải và mở rộng hợp tác kinh tế. Đây là thời khắc thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc của Shinzo Abe, nhưng tiến bộ thật sự trong quan hệ song phương là khó có thể xảy ra do tình hình chính trị trong nước của Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ”

Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?

Tác giả: Julian Ku | Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung

Hiến chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm các nước tham gia phòng vệ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo này.

Dạo này tôi đang ngập đầu trong các dự án và hoạt động khác nhau tại Đài Loan (hầu hết là liên quan đến chuyện ăn uống), để đến tận hôm nay tôi mới để ý đến một bài báo thú vị thu hút đến 110 bình luận của Zachary Keck về việc Nhật Bản mới đây quyết định diễn giải lại Hiến pháp để cho phép các hoạt động quân sự mở rộng ở nước ngoài sẽ giúp Nhật Bản hỗ trợ phòng vệ cho Đài Loan chống lại một cuộc tấn công từ Trung Quốc như thế nào. Đó là một bài báo hay, nhưng nó cũng khiến tôi nghĩ đến một điểm yếu thú vị chống lại lập luận của tác giả. Hầu như chắc chắn là luật pháp quốc tế nghiêm cấm bất cứ hành động quân sự nào của Nhật Bản (hoặc Hoa Kỳ) nhằm bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

missiles

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (2000). “Structural Realism after the Cold War”, International Security, Vol. 25, No. 1. (Summer, 2000), pp. 5-41.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Một bộ phận các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế tin rằng chủ nghĩa hiện thực đã trở nên lỗi thời.[1] Theo họ, mặc dù các khái niệm của chủ nghĩa hiện thực về tình trạng vô chính phủ, nguyên tắc tự cứu và cân bằng quyền lực có thể phù hợp trong quá khứ nhưng nay đã bị thay thế do tình hình thay đổi và bị áp đảo bởi các tư tưởng tốt hơn. Thời đại mới cần những tư tưởng mới. Tình hình chuyển biến yêu cầu các lý thuyết hoặc phải được xem xét lại hoặc phải được thay thế bởi những lý thuyết hoàn toàn khác. Continue reading “#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh”