Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

04/04/1949: NATO ra đời

natoflag

Nguồn:NATO pact signed,” History.com (truy cập ngày 03/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Hoa Kỳ cùng 11 quốc gia khác thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một hiệp ước phòng thủ chung nhằm kiềm chế sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. NATO là liên minh quân sự chính do Mỹ dẫn đầu đối trọng lại Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu xấu đi nhanh chóng trong năm 1948. Hai nước có nhiều bất đồng gay gắt về tình trạng hậu thế chiến của Đức: người Mỹ nhấn mạnh vào việc phục hồi và cuối cùng là tái vũ trang cho Đức, còn Liên Xô kiên quyết phản đối những hành động như vậy. Tháng 6 năm 1948, Liên Xô chặn mọi tuyến đường trên bộ dẫn đến vùng chiếm đóng của Mỹ ở Tây Berlin (vốn nằm giữa vùng chiếm đóng của Liên Xô), do đó Mỹ phải cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho dân số của khu vực (hơn 2 triệu người khi đó) bằng đường không cho đến khi Liên Xô nhượng bộ và dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tháng 5 năm 1949. Continue reading “04/04/1949: NATO ra đời”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

24/03/1999: NATO không kích Nam Tư

640px-Aviano_f-15

Nguồn:NATO bombs Yugoslavia,” History.com (truy cập ngày 22/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 3 năm 1999, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc không kích nhằm vào Nam Tư, tấn công các căn cứ quân sự của Serbia ở tỉnh Kosovo. Cuộc tấn công của NATO nhằm đáp trả làn sóng thanh lọc sắc tộc của các lực lượng Serbia chống lại người Albania ở Kosovo hôm 20 tháng 3.

Vùng Kosovo nằm ở trung tâm đế chế Serbia cuối thời Trung Cổ, nhưng rồi rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ dưới đế chế Ottoman năm 1389 sau thất bại của người Serbia trong Trận Kosovo. Tới lúc người Serbia giành lại quyền kiểm soát Kosovo từ tay Thổ Nhĩ Kỳ năm 1913 thì số người Serbia ở lại đã bị người Albania áp đảo (về số lượng). Năm 1918, Kosovo chính thức trở thành một tỉnh của Serbia, nó tiếp tục đóng vai trò như vậy sau khi lãnh đạo cộng sản Josip Broz Tito thành lập Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư năm 1945, bao gồm các nước vùng Balkan là Serbia, Croatia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Slovenia, và Macedonia. Tuy nhiên, Tito cuối cùng cũng trao quyền tự chủ cho Kosovo, và sau năm 1974, Kosovo thực tế đã tồn tại như một nhà nước độc lập, chỉ trừ cái tên. Continue reading “24/03/1999: NATO không kích Nam Tư”