Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel

 ELI4b012c_zemanbesip

Nguồn: Aryeh Neier, “The Rise of the Anti-Havels, Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

17 tháng 11 là một ngày quan trọng của Cộng hòa Séc. Đó là một ngày lễ quốc gia đánh dấu sự bắt đầu của cuộc “Cách mạng Nhung” vào năm 1989, dẫn đến sự kết thúc êm thấm và bất bạo động hơn bốn thập niên của chế độ cộng sản và sớm đưa Václav Havel, một nhà viết kịch , người ủng hộ nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, trở thành tổng thống. Lễ kỷ niệm năm nay là một sự lăng mạ đối với di sản của cuộc cách mạng.

Để kỷ niệm cuộc cách mạng, theo thông lệ, tổng thống Cộng hòa Séc sẽ có bài diễn văn trước công chúng. Lễ kỷ niệm năm ngoái đã diễn ra không thuận lợi cho Tổng thống Miloš Zeman, người nhậm chức vào năm 2013 sau khi đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trước đó. Continue reading “Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”

Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?

Leadership

Nguồn: Chris Patten, “The Great Leader Revival”, Project Syndicate, 21/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai trăm năm đã qua kể từ trận Waterloo, nơi mà sự thất bại thảm hại của Napoleon đã làm sứt mẻ ghê gớm hình ảnh nước Pháp, điều mà Tướng Charles de Gaulle trong quan điểm lịch sử về quân đội Pháp của ông, đã đơn giản bỏ qua. Dù sao thì Napoleon, cũng như Tướng de Gaulle, sẽ dễ dàng được liệt kê vào danh sách những vị lãnh đạo vĩ đại của lịch sử – tất nhiên với một giả định rằng “sự vĩ đại” là một đặc điểm cá nhân (không liên quan đến quốc gia).

Marx và Tolstoy đã từng cho rằng không có một khái niệm gọi là một “nhà lãnh đạo vĩ đại”. Đối với Marx, cuộc đấu tranh giai cấp tại Pháp đã tạo nên bối cảnh trong đó một “người bình thường kỳ cục” – trong trường hợp này là Napoleon – đã được biến thành một vị anh hùng. Về phần Tolstoy, Napoleon không phải là một vị tướng tài điển hình, các chiến thắng được mang đến cho ông bởi lòng dũng cảm và sự tận tâm của tất cả các chiến binh Pháp, những người đã chiến thắng trong Trận Borodino. Continue reading “Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?”