15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc

Nguồn: Nazis take Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, lực lượng của Hitler đã xâm lược và chiếm đóng Tiệp Khắc – quốc gia trở thành vật tế thần trên bàn Hiệp ước Munich, một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn mục tiêu đế quốc của Đức.

Ngày 30/09/1938, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Thủ tướng Pháp Edouard Daladier, và Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã cùng nhau ký Hiệp ước Munich, định đoạt số phận của Tiệp Khắc, trao nó vào tay Đức, nhân danh hòa bình. Dù thỏa thuận chỉ giao cho Hitler khu vực Sudentenland, một phần của Tiệp Khắc, nơi có 3 triệu người gốc Đức sinh sống, thực chất nó đã giao nộp cho cỗ máy chiến tranh Đức Quốc xã 66% sản lượng than, 70% sắt thép và 70% năng lượng điện của Tiệp Khắc. Không có những nguồn lực đó, người Tiệp trở nên vô cùng dễ bị tổn thương và phải chịu khuất phục trước người Đức. Continue reading “15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc”

10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk

Nguồn: Czech diplomat Jan Masaryk dies under strange circumstances, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, chính phủ do cộng sản kiểm soát tại Tiệp Khắc báo cáo rằng Ngoại trưởng Jan Masaryk đã qua đời vì lý do tự sát. Câu chuyện về cái chết của Masaryk, một người không theo chủ nghĩa cộng sản, đã làm dấy lên nghi ngờ ở phương Tây.

Masaryk sinh năm 1886, là con trai vị tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc. Sau Thế chiến I, ông giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ mới của Tiệp. Tiếp đó, ông trở thành đại sứ tại Vương quốc Anh. Sang Thế chiến II, ông một lần nữa đảm nhận vị trí Ngoại trưởng, lần này là trong chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk”

22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình

Nguồn: Franklin Roosevelt appeals to Hitler for peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) đã viết thư cho Thủ tướng Đức Adolf Hitler về mối đe dọa chiến tranh ở châu Âu. Thủ tướng Đức từng đe dọa xâm lược Sudetenland của Tiệp Khắc, và trong bức thư, là bức thứ hai Roosevelt gửi cho Hitler trong vòng vài ngày, Roosevelt nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Trước đó, FDR đã viết thư cho Hitler, kêu gọi đàm phán với Tiệp Khắc về mong muốn của Đức đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Sudetenland, thay vì dùng vũ lực. Hitler trả lời rằng người Đức có quyền trên khu vực này bởi cách thức “đáng xấu hổ” mà Hiệp ước Versailles, vốn chấm dứt Thế chiến I, đã biến Đức trở thành một “nước bị bài xích” trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình”

Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc

Nguồn: The impact of Czechoslovakia’s split, The Economist, 04/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một phần tư thế kỷ trước, khi sự chú ý của quốc tế tập trung vào cuộc xung đột đẫm máu ở vùng Balkan, một quốc gia châu Âu đa dân tộc khác đã lặng lẽ chia tách làm hai. “Cuộc phân ly nhung” (Velvet Divorce), cái tên được đặt cho sự chia tách Tiệp Khắc vào ngày 01 tháng 01 năm 1993, đã khơi dậy ký ức về cuộc Cách mạng Nhung không đổ máu đã lật đổ những người cộng sản của đất nước này vào năm 1989. Nó ngầm ý rằng sự chia tách này đã diễn ra một cách hòa bình thân thiện. Trên thực tế, chỉ có một số ít người dân ở cả hai bên – chỉ 37% người Slovak và 36% người Séc – ủng hộ sự chia tách này. Vaclav Havel, một hình tượng cách mạng, người đã từng là tổng thống Tiệp Khắc vào thời điểm đó, đã nản lòng đến mức ông thà từ chức còn hơn là phải chủ trì cho cuộc chia tách này. Trong khi chủ nghĩa dân tộc sơ khai kích động cuộc xung đột ở Nam Tư, các vấn đề kinh tế và khả năng lãnh đạo kém cỏi mới là những nguyên nhân chính của sự phân ly ở Tiệp Khắc – một động lực đã báo trước về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Catalonia đương đại, một vùng thuộc Tây Ban Nha. Continue reading “Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc”

17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin

Nguồn: Soviets crush antigovernment riots in East Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Liên Xô đã ra lệnh cho một sư đoàn được vũ trang của mình tiến vào Đông Berlin để đàn áp một cuộc nổi dậy của các công nhân và người biểu tình chống chính phủ Đông Đức. Đợt tấn công của Liên Xô đã đặt ra tiền lệ cho các can thiệp sau này vào Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Bạo loạn ở Đông Berlin bắt đầu khi các công nhân xây dựng xuống đường vào ngày 16/06/1953 để phản đối lệnh gia tăng lịch làm việc của chính phủ cộng sản Đông Đức. Ngày hôm sau, đám đông các công nhân bất mãn và các nhà bất đồng chính kiến đã tăng lên đến khoảng 30.000 – 50.000 người. Các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã ra lời kêu gọi tổng đình công, kêu gọi chính phủ cộng sản Đông Đức từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Continue reading “17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin”

17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức

Nguồn: Architect of Czechoslovakia’s Prague Spring resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo cộng sản đã đưa ra một chương trình cải cách rộng rãi ở Tiệp Khắc, bị lực lượng Liên Xô đang chiếm đóng đất nước buộc phải từ chức Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Gustav Husak, một chính trị gia thân Liên Xô đã được chỉ định lên thay thế Dubcek, tái thiết lập chế chế độ độc tài cộng sản tại nhà nước vệ tinh của Liên Xô.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đến năm 1968 thì đạt đến đỉnh điểm sau khi Dubcek lên thay thế Antonin Novotny làm Bí thư Thứ nhất của đảng. Ông đã đưa ra một loạt các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm gia tăng tự do ngôn luận và chấm dứt kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực của Dubcek để thiết lập “chủ nghĩa cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp đất nước và giai đoạn tự do hóa ngắn ngủi này đã được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức”

07/06/1948: Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Benes từ chức

Nguồn: Czechoslovakian president Benes resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Eduard Benes đã từ chức Tổng thống Tiệp Khắc, thay vì ký một hiến pháp mới để biến đất nước ông trở thành một nhà nước cộng sản. Việc từ chức của Benes đã xóa bỏ những gì còn sót lại của chính phủ dân chủ ở Tiệp Khắc, và dọn đường cho một chế độ do cộng sản kiểm soát.

Benes, một nhân vật nổi tiếng ở Tiệp Khắc, đã được bầu làm “Tổng thống suốt đời” vào năm 1946. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông đã phải đối mặt với một thách thức từ Đảng Cộng sản, hối thúc ông thông qua một chính sách đối ngoại thân Liên Xô và áp dụng đường lối kinh tế cộng sản. Trong suốt những năm 1946 và 1947, Đảng Cộng sản đã phát triển mạnh mẽ nhờ khủng hoảng kinh tế và chính trị nảy sinh sau khi cuộc chiến mới kết thúc, và cũng bởi các chính sách của Mỹ nhằm hăm dọa trừng phạt kinh tế chế độ của Benes nếu họ không loại bỏ các phần tử cộng sản khỏi Tiệp Khắc. Continue reading “07/06/1948: Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Benes từ chức”

10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome

Nguồn: Congress of Oppressed Nationalities closes in Rome, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội các dân tộc bị áp bức (Congress of Oppressed Nationalities) được tổ chức tại Rome từ tuần thứ hai của tháng 4, đã kết thúc vào ngày này năm 1918, sau khi đại diện của các Ủy ban Quốc gia từ Tiệp Khắc, Nam Slav (Nam Tư,) Rumani và Ba Lan đã tuyên bố họ có quyền trở thành “các quốc gia độc lập hoàn toàn” sau khi Thế chiến I kết thúc.

Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cho “quyền dân tộc tự quyết” trong bài phát biểu 14 Điểm (Fourteen Points) nổi tiếng vào tháng 01/1918 đã mở đầu một năm quyết định trong lịch sử của nhiều dân tộc ở Trung và Đông Âu. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến mang lại hy vọng mới cho quân Đồng minh đang kiệt sức – Pháp Anh, và Ý – và khiến họ chịu tiếp nhận nhiều hơn các kế hoạch từ nhóm người Czech và Nam Slav đang chịu sự kiểm soát của Đế quốc Áo-Hung. Continue reading “10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome”

05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu

Nguồn: Prague Spring begins in Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Alexander Dubček, một người Slovakia ủng hộ cải cách tự do, đã trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thay cho Antonin Novotny, cựu lãnh đạo theo đường lối kiểu Stalin. Trong vài tháng đầu tiên nắm quyền, Dubček đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm cả gia tăng tự do ngôn luận và phục hồi quyền cho các nhà bất đồng chính trị. Nỗ lực của Dubček để thành lập “chế độ cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này đã được gọi là Mùa xuân Praha. Continue reading “05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu”

25/02/1948: Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc

Gottwald and Stalin

Nguồn:Communists take power in Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 23/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1948, dưới áp lực của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Tổng thống Edvard Beneš đã cho phép một chính phủ do phe cộng sản thống trị được thành lập. Mặc dù Liên Xô đã không can thiệp quân sự (như vào năm 1968), giới quan sát phương Tây cho rằng cuộc đảo chính không đổ máu của phe cộng sản này trên thực tế là một ví dụ của sự bành trướng của Liên Xô sang Đông Âu.

Cảnh quan chính trị ở Tiệp Khắc sau Thế chiến II, nói một cách nhẹ nhàng nhất, là rất phức tạp. Eduard Beneš là người đứng đầu chính phủ lưu vong của Séc đặt trụ sở tại London trong chiến tranh, và trở về quê hương vào năm 1945 để kiểm soát một chính phủ quốc gia mới sau khi Liên Xô rút lui vào tháng 7 năm đó. Cuộc bầu cử quốc gia năm 1946 đem lại số lượng đại diện đáng kể cho phe cánh tả và cộng sản trong quốc hội mới. Beneš thành lập một liên minh với các đảng trong chính quyền của ông. Continue reading “25/02/1948: Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc”

28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường

Nguồn:Dubcek returns to public office,” History.com (truy cập ngày 27/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Alexander Dubček, cựu lãnh đạo Tiệp Khắc và kiến trúc sư của “Mùa xuân Praha,” được bầu làm chủ tịch nghị viện đa đảng mới của Tiệp Khắc. Đây là lần đầu tiên Dubček nắm giữ chức vụ lãnh đạo sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản năm 1970.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đạt đỉnh năm 1968 sau khi Dubček lên thay thế Novotný làm Tổng bí thư Đảng. Ông công bố một loạt các cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế, bao gồm cả tăng cường tự do ngôn luận và bãi bỏ chế độ kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người” của Dubček được hưởng ứng trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường”

Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel

 ELI4b012c_zemanbesip

Nguồn: Aryeh Neier, “The Rise of the Anti-Havels, Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

17 tháng 11 là một ngày quan trọng của Cộng hòa Séc. Đó là một ngày lễ quốc gia đánh dấu sự bắt đầu của cuộc “Cách mạng Nhung” vào năm 1989, dẫn đến sự kết thúc êm thấm và bất bạo động hơn bốn thập niên của chế độ cộng sản và sớm đưa Václav Havel, một nhà viết kịch , người ủng hộ nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, trở thành tổng thống. Lễ kỷ niệm năm nay là một sự lăng mạ đối với di sản của cuộc cách mạng.

Để kỷ niệm cuộc cách mạng, theo thông lệ, tổng thống Cộng hòa Séc sẽ có bài diễn văn trước công chúng. Lễ kỷ niệm năm ngoái đã diễn ra không thuận lợi cho Tổng thống Miloš Zeman, người nhậm chức vào năm 2013 sau khi đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trước đó. Continue reading “Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel”

28/11/1989: Tiệp Khắc bãi bỏ chế độ chính trị độc đảng

Havel 1989

Nguồn:Czechoslovakian Communist Party gives up monopoly on political power,” History.com (truy cập ngày 27/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong bối cảnh phải đối mặt với sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở các nước láng giềng và ngày càng nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên các đường phố, các quan chức của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố họ sẽ từ bỏ sự độc quyền của mình đối với quyền lực chính trị. Các cuộc bầu cử được tổ chức trong tháng 12 năm đó đã thành lập nên chính phủ phi cộng sản đầu tiên của đất nước này sau hơn 40 năm. Continue reading “28/11/1989: Tiệp Khắc bãi bỏ chế độ chính trị độc đảng”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”