Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp

angusdeaton1

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Thân thế

Angus Steward Deaton sinh ngày 19 tháng 10 năm 1945 tại Edinburgh (Scotland) trong một gia đình lao động. Bố của ông là Leslie Harold Deaton được sinh trưởng trong gia đình có nhiều đời làm nghề thợ mỏ ở vùng South Yorkshire và mẹ của ông, Lily Wood, là con gái của người thợ mộc ở Galashies. Họ cưới nhau sau khi ông Leslie giải ngũ vào năm 1942.

Hồi nhỏ, cậu bé Angus luôn có mơ ước được thoát khỏi cảnh nghèo khó, lạnh lẽo và ẩm ướt ở nơi mình sống của xứ Scotland. Angus đã tìm thấy một ví dụ tuyệt vời khi chứng kiến sự nỗ lực không mệt mỏi, quyết vươn lên để có cuộc sống tốt hơn từ người cha. Ông Leslie đã không cam phận trở thành người thợ mỏ như những thế hệ trước và những người bạn cùng trang lứa. Trong bối cảnh của Thế chiến II và gặp vô vàn khó khăn, ông Leslie vẫn luôn cố gắng học, kể cả vào buổi tối để trở thành một kỹ sư. Continue reading “Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp”

William Phillips: Cha đẻ của Đường cong Phillips

WPhillips

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Thân thế

William Phillips tên đầy đủ là Alban William Housego, còn được gọi là Bill Phillips, hay A. W. Phillips, nhưng ông thường được nhắc đến với tên William Phillips gắn với việc nổi tiếng vì đã phát minh ra đường cong Phillips.

William Phillips, người New Zealand, sinh ngày 18/11/1914, tại Te Rehunga gần Dannevirke thuộc đảo Bắc New Zealand. Học xong phổ thông trung học, ông đi làm ở Australia và đã kinh qua nhiều nghề khác nhau như: săn cá sấu, quản lí chiếu phim. Ngay cả trong Thế Chiến II, ông cũng đã phải trải qua nhiều thăng trầm khi tham gia lực lượng không quân Hoàng gia Anh và bị Nhật bắt làm tù binh. Continue reading “William Phillips: Cha đẻ của Đường cong Phillips”

János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch

051407_Kornai_022.jpg

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Sinh ngày 21/01/1928 tại thủ đô Budapest của đất nước Hungary, Janos Kornai nổi tiếng là một nhà kinh tế học có những phân tích, đánh giá, và nhận định sâu sắc mang tính phê phán, chỉ trích đối với mô hình kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu cũ ở Liên Xô, các nước Đông Âu, và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Quyết tâm trở thành một nhà kinh tế học của Kornai được bắt đầu sau khi ông đọc xong cuốn Tư bản của Karl Marx và do vậy ông đã đã theo học tại Đại học Kinh tế lớn nhất của Hungary bấy giờ – Đại học Karl Marx ở thủ đô Budapest. Tại đây, Kornai đã trở thành một sinh viên tích cực trong nhiều hoạt động đoàn thể và có kết quả học tập tốt. Ông từng là uỷ viên của Hiệp hội Thanh niên Dân chủ Hungary (1945-1947) và được được nhận bằng Phó Tiến sỹ của Học viện Khoa học Hungary. Sau khi ra trường, Janos bắt đầu làm việc cho tờ báo Cộng sản của Hungary, Szabad Nép, nhưng đến tháng 4 năm 1955 ông bị sa thải do thiếu sự tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch”

#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan:  Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Kinh tế học Keynes là … đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu

– W.H. Hutt (1979,12)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Continue reading “#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20”

#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Nguồn: Mark Skousen (2007). “John Maynard Keynes: Capitalism Faces Its Greatest Challenge”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 133-162.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Tôi hy vọng một nghìn năm kể từ thời kỳ 1920-1970 sẽ là khoảng thời gian cho những nhà viết sử. Nó khiến tôi phát cuồng khi nghĩ về nó. Tôi tin rằng nó sẽ khiến những nguyên lý nghèo nàn của tôi, với rất nhiều người bạn nghèo nàn, trở thành trang giấy lộn.[1]

 – Alfred Marshall (1915) 

Keynes không phải là người theo chủ nghĩa xã hội, ông đến để cứu chủ nghĩa tư bản, không phải để chôn nó. . .  Trong lịch sử khoa học xã hội chưa từng có thành tựu nào tương tự như của Keynes.

 – Paul Krugman (2006)

Hệ thống tự do tự nhiên tư bản chủ nghĩa vốn được sáng lập bởi Adam Smith, điều chỉnh bởi cuộc cách mạng lãi suất và đã được cải tiến bởi Marshall, Fisher và những người Áo, đang trong tình trạng khó khăn triền miên. Continue reading “#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó”

#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776

adamsmith

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Adam Smith Declares an Economic Revolution in 1776” (Chapter 1), in Mark Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 3-45.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics

Adam Smith là một nhà cách mạng và cấp tiến trong thời đại của ông – giống như những người truyền bá lý thuyết tự do kinh tế trong thời đại của chúng ta.

–Milton Friedman (1978, 7)

Lịch sử kinh tế học hiện đại được bắt đầu từ năm 1776. Trước thời điểm này, 6.000 năm lịch sử đã trôi qua mà không lưu lại bất kỳ một tác phẩm xuất bản nào có ảnh hưởng mạnh mẽ cho hậu thế về một chủ đề đã từng chi phối mỗi phút giây trong cuộc sống của con người hàng ngày kể từ lúc bắt đầu thức giấc. Continue reading “#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776”