#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)

marx_engels2

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics 

Marx trong đời thường: Một thất bại buồn thảm

Engels đã phải chờ cho tới thế kỷ 20 trước khi những tác động của Marx có ảnh hưởng. Năm 1883, nó mới chỉ là sự hoang tưởng tự đại. Tại thời điểm ông qua đời, Marx gần như là một người bị lãng quên. Chỉ có chưa đến hai mươi người tới dự đám tang của ông. Ông đã không nhận được sự tiếc thương từ những người công nhân thợ mỏ ở Siberia, như Engels từng nói, chỉ một số ít người còn nhớ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, chứ chưa nói gì đến Tư bản. Continue reading “#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)”

#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics 

Jenny! Nếu linh hồn của chúng ta có thể hòa quyện cùng nhau, thì anh có thể bất chấp mà đấm thẳng vào bộ mặt của thế gian, rồi sải bước qua đống đổ nát như một đấng tạo hóa!

Karl Marx nói với hôn thê của mình (Wilson 1940)

Karl Marx sở hữu tố chất thiên tài đầy ma lực để biến đổi thế giới hiện đại.

Saul K. Padover (1978)

Nếu nghiên cứu của Adam Smith là khởi thủy của kinh tế học hiện đại thì Karl Marx là nơi kết thúc của nó. Nếu triết gia người Scotland là nhà sáng lập vĩ đại của tự do kinh tế, thì nhà cách mạng Đức là người hủy diệt vĩ đại của nó. Continue reading “#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)”

#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển

Nguồn: Mark Skousen (2007). “From Smith to Marx: The Rise and Fall of Classical Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 46-63.

Biên dịch và Hiệu đính: Viện Chiến lược Phát triển

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Có tài nhưng ngoan cố, David Ricardo đã lái bánh xe khoa học kinh tế đi chệch hướng theo con đường mà sau đó nó đã được một người ngưỡng mộ ông, có tài và ngoan cố không kém là John Stuart Mill, đẩy tới mức gây bối rối hơn.

(William Stanley Jevons, (1965, li)

Thời kỳ giữa Adam Smith và Karl Max được đánh dấu bởi cả sự chiến thắng tưng bừng cũng như sự thất bại thảm hại của kinh tế học. Hai đại diện của trường phái ủng hộ tự do kinh tế nước Pháp, Jean-Baptiste Say và Frederic Bastiat, đã phát triển mô hình Smith lên mức cao hơn nhưng đã không tồn tại được lâu dài do mô hình cổ điển của Thomas Robert Malthus, David Ricardo, và John Stuart Mill đã đưa kinh tế học lâm vào tình trạng bế tắc. Chương này sẽ kể về câu chuyện ảm đạm này. Continue reading “#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển”

#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan:  Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Kinh tế học Keynes là … đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu

– W.H. Hutt (1979,12)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Continue reading “#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20”

#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Nguồn: Mark Skousen (2007). “John Maynard Keynes: Capitalism Faces Its Greatest Challenge”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 133-162.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Tôi hy vọng một nghìn năm kể từ thời kỳ 1920-1970 sẽ là khoảng thời gian cho những nhà viết sử. Nó khiến tôi phát cuồng khi nghĩ về nó. Tôi tin rằng nó sẽ khiến những nguyên lý nghèo nàn của tôi, với rất nhiều người bạn nghèo nàn, trở thành trang giấy lộn.[1]

 – Alfred Marshall (1915) 

Keynes không phải là người theo chủ nghĩa xã hội, ông đến để cứu chủ nghĩa tư bản, không phải để chôn nó. . .  Trong lịch sử khoa học xã hội chưa từng có thành tựu nào tương tự như của Keynes.

 – Paul Krugman (2006)

Hệ thống tự do tự nhiên tư bản chủ nghĩa vốn được sáng lập bởi Adam Smith, điều chỉnh bởi cuộc cách mạng lãi suất và đã được cải tiến bởi Marshall, Fisher và những người Áo, đang trong tình trạng khó khăn triền miên. Continue reading “#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó”

#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776

adamsmith

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Adam Smith Declares an Economic Revolution in 1776” (Chapter 1), in Mark Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 3-45.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics

Adam Smith là một nhà cách mạng và cấp tiến trong thời đại của ông – giống như những người truyền bá lý thuyết tự do kinh tế trong thời đại của chúng ta.

–Milton Friedman (1978, 7)

Lịch sử kinh tế học hiện đại được bắt đầu từ năm 1776. Trước thời điểm này, 6.000 năm lịch sử đã trôi qua mà không lưu lại bất kỳ một tác phẩm xuất bản nào có ảnh hưởng mạnh mẽ cho hậu thế về một chủ đề đã từng chi phối mỗi phút giây trong cuộc sống của con người hàng ngày kể từ lúc bắt đầu thức giấc. Continue reading “#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776”