Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?

Nguồn: How burdens are passed on to the next generation, The Economist, 23/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc chuyển giao các nghĩa vụ là một hệ thống kim tự tháp tự nhiên, với những rủi ro đi kèm.

Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết, John Maynard Keynes đã chỉ ra như vậy. Điều ông không nói thêm là một số người trong chúng ta cũng sẽ chết trong ngắn hạn. Và những người mà rốt cục sẽ chết vẫn chưa được sinh ra. “Chúng ta”, nói cách khác, bao gồm một loạt các thế hệ xen kẽ, những người sẽ gặp chung một số phận, nhưng không phải cùng một lúc. Những người già tồn tại đồng thời cùng những người trẻ, những người cuối cùng rồi cũng sẽ già đi. Và khi họ già đi, họ sẽ hòa mình vào một lớp những người trẻ tuổi mà hiện chưa tồn tại. Continue reading “Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?”

#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan:  Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Kinh tế học Keynes là … đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu

– W.H. Hutt (1979,12)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Continue reading “#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20”