Nguồn: Will Hickney, “Currency Wars Fool Few in the Age of Social Media”, YaleGlobal, 03/03/2015.
Biên dịch: Nguyễn Thị Bảo Trân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
“Chiến tranh tiền tệ” đang quay trở lại tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Về lý thuyết, bằng cách hạ giá đồng tiền một cách đáng kể, một quốc gia có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, làm cho các sản phẩm và dịch vụ của mình hấp dẫn khi xuất khẩu, từ đó kích thích tăng trưởng và tạo thêm việc làm. Công cụ đang được sử dụng rộng rãi là QE, hay còn gọi là nới lỏng định lượng, thực chất là in thêm tiền. Giải pháp này được Nhật Bản thử nghiệm vào năm 2001 và được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sử dụng rộng rãi vào năm 2008, chủ yếu nhằm nỗ lực giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao của thị trường lao động Mỹ.
Vào năm 2014, Tạp chí Economist chỉ ra rằng vẫn còn những hoài nghi về chương trình nới lỏng định lượng. Một số người lo ngại “cơn lũ tiền mặt đã khuyến khích những hành vi tài chính thiếu thận trọng và hướng dòng tiền ồ ạt chảy sang các nền kinh tế mới nổi vốn không thể quản lý nổi khối lượng tiền mặt này” và sự phục hồi sẽ chỉ mang tính chất tạm thời cho đến khi “các ngân hàng trung ương bán ra các tài sản mà họ đã tích lũy.” Continue reading “Tác động của thông tin lên chính sách tiền tệ”