Tác động của thông tin lên chính sách tiền tệ

nyse026_16x9

Nguồn: Will Hickney, “Currency Wars Fool Few in the Age of Social Media”, YaleGlobal, 03/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bảo Trân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Chiến tranh tiền tệ” đang quay trở lại tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Về lý thuyết, bằng cách hạ giá đồng tiền một cách đáng kể, một quốc gia có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, làm cho các sản phẩm và dịch vụ của mình hấp dẫn khi xuất khẩu, từ đó kích thích tăng trưởng và tạo thêm việc làm. Công cụ đang được sử dụng rộng rãi là QE, hay còn gọi là nới lỏng định lượng, thực chất là in thêm tiền. Giải pháp này được Nhật Bản thử nghiệm vào năm 2001 và được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sử dụng rộng rãi vào năm 2008, chủ yếu nhằm nỗ lực giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao của thị trường lao động Mỹ.

Vào năm 2014, Tạp chí Economist chỉ ra rằng vẫn còn những hoài nghi về chương trình nới lỏng định lượng. Một số người lo ngại “cơn lũ tiền mặt đã khuyến khích những hành vi tài chính thiếu thận trọng và hướng dòng tiền ồ ạt chảy sang các nền kinh tế mới nổi vốn không thể quản lý nổi khối lượng tiền mặt này” và sự phục hồi sẽ chỉ mang tính chất tạm thời cho đến khi “các ngân hàng trung ương bán ra các tài sản mà họ đã tích lũy.” Continue reading “Tác động của thông tin lên chính sách tiền tệ”

Trung Quốc thao túng tiền tệ không phải là vấn đề

china_yuan

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The Non-Problem of Chinese Currency Manipulation,” Project Syndicate, 20/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bảo Trân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hai đảng chính trị của Mỹ hiếm khi thống nhất với nhau, nhưng có một điều khiến họ đoàn kết chính là sự giận dữ về vấn đề “thao túng tiền tệ,” đặc biệt là của Trung Quốc. Có lẽ do sự tăng giá gần đây của đồng Đô la Mỹ và những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó đang làm giảm xuất khẩu ròng của Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa một lần nữa đang xem xét việc làm luật để đối phó với những gì mà họ cho là định giá thấp tiền tệ một cách không công bằng. Những biện pháp được đề xuất bao gồm áp thuế đối kháng (còn gọi là thuế chống phá giá – NHĐ) lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước vi phạm, dù điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc thương mại quốc tế. Continue reading “Trung Quốc thao túng tiền tệ không phải là vấn đề”

#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Nguồn: Kosal Path (2011). “The Economic Factor in the Sino-Vietnamese Split, 1972–75: An Analysis of Vietnamese Archival Sources, Cold War History, 11:4, 519-555.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thị Bảo Trân

Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ chưa được khai thác của Việt Nam, bài viết này xem xét tác động của việc Trung Quốc cắt giảm dần dần viện trợ kinh tế cho các nỗ lực chiến tranh và phục hồi kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) và tác động của nó tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 1975. Trong khi việc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn này chủ yếu do tầm quan trọng của Bắc Việt Nam giảm sút trong chiến lược an ninh của Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gặp khó khăn kinh tế chủ yếu do cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong giai đoạn 1966-1969 gây ra thì các phản ứng và các chính sách đáp trả của Hà Nội bắt nguồn từ nhận thức đã bén rễ sâu của Hà Nội về sự không chân thành và ẩn ý của Bắc Kinh muốn kiềm giữ Việt Nam ở thế yếu. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc phát sinh sau năm 1975 là điều không thể tránh khỏi; các lãnh đạo Hà Nội ra sức đưa ra các nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong năm 1975 vì họ nhận rõ tầm quan trọng của các khoản viện trợ kinh tế và các hiệp định thương mại ưu đãi của Bắc Kinh đối với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1976-80). Tuy nhiên, việc Bắc Kinh giữ lập trường không thay đổi, quyết định gấp rút cắt toàn bộ viện trợ, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế gây bất lợi cho kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Việt Nam vào cuối năm 1975, đồng thời tăng viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, tất cả đã đẩy Hà Nội nghiêng gần hơn về phía Matxcơva.

Continue reading “#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75”