#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh

perestroika11337817362723

Nguồn: Archie Brown (2007). “Perestroika and the End of the Cold War”, Cold War History, Vol.7, No. 1, pp. 1-17.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Không ai trong năm 1985 có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng bảy năm mà sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc ở châu Âu, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, và Liên Xô sẽ sụp đổ. Thế nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không hề hiếm các nhà quan sát nhanh chóng tuyên bố rằng những kết quả này là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa cộng sản đúng là một hệ thống thiếu hiệu quả trên rất nhiều mặt (dù không phải là tất cả) nên sẽ không thể tồn tại mãi mãi, nhưng nó cũng là hệ thống đã giải quyết được hàng loạt mối đe dọa trong suốt 70 năm và tạo dựng được những khả năng phòng thủ chính trị và quân sự mạnh mẽ. Continue reading “#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh”

#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

ieng4

Nguồn: John D. Ciorciari (2013). “China and the Pol Pot Regime”, Cold War History,  Vol. 14, No. 2, pp. 215-235.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Quá khứ từng ủng hộ chế độ Pol Pot đến nay vẫn là một trong những khía cạnh nhạy cảm nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, Trung Quốc là đối tác bên ngoài chính yếu của chính phủ Campuchia Dân chủ tàn bạo. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã luôn cố hạ thấp mối quan hệ thân cận này, trong khi giới lãnh đạo Campuchia ngày nay lại mong muốn tái lập mối ràng buộc gần gũi với Bắc Kinh.[1] Continue reading “#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot”

#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

NIXON FAREWELL DINNER

Nguồn: Chris Connolly (2005). “The American Factor: Sino-American Rapprochement and Chinese Attitudes to the Vietnam War, 1968–72”, Cold War History, Vol. 5, No. 4, pp. 501-527.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Bài liên quan: #59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Giới thiệu

Rõ ràng là bất kỳ công trình nghiên cứu nào về Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 ắt hẳn đều dẫn chiếu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như bất kỳ công trình nào về sự can dự của Trung Quốc vào cuộc chiến tranh Việt Nam không thể bỏ qua mối quan hệ dần khởi sắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này cố gắng lấp đầy khoảng trống giữa hai quan điểm ấy, và xem xét mối liên hệ giữa hai sự kiện đúng như bản chất của chúng. Đó là một quá trình chuyển biến thực sự bất thường từ chỗ Bắc Kinh hoàn toàn phản đối Bắc Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Paris (hay bất cứ nơi nào khác), tới việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) yêu cầu rằng Mao không nên tiếp tổng thống Hoa Kỳ ở Bắc Kinh (và yêu cầu này đã bị từ chối). Continue reading “#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72”

#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Nguồn: Kosal Path (2011). “The Economic Factor in the Sino-Vietnamese Split, 1972–75: An Analysis of Vietnamese Archival Sources, Cold War History, 11:4, 519-555.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thị Bảo Trân

Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ chưa được khai thác của Việt Nam, bài viết này xem xét tác động của việc Trung Quốc cắt giảm dần dần viện trợ kinh tế cho các nỗ lực chiến tranh và phục hồi kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) và tác động của nó tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 1975. Trong khi việc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn này chủ yếu do tầm quan trọng của Bắc Việt Nam giảm sút trong chiến lược an ninh của Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gặp khó khăn kinh tế chủ yếu do cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong giai đoạn 1966-1969 gây ra thì các phản ứng và các chính sách đáp trả của Hà Nội bắt nguồn từ nhận thức đã bén rễ sâu của Hà Nội về sự không chân thành và ẩn ý của Bắc Kinh muốn kiềm giữ Việt Nam ở thế yếu. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc phát sinh sau năm 1975 là điều không thể tránh khỏi; các lãnh đạo Hà Nội ra sức đưa ra các nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong năm 1975 vì họ nhận rõ tầm quan trọng của các khoản viện trợ kinh tế và các hiệp định thương mại ưu đãi của Bắc Kinh đối với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1976-80). Tuy nhiên, việc Bắc Kinh giữ lập trường không thay đổi, quyết định gấp rút cắt toàn bộ viện trợ, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế gây bất lợi cho kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Việt Nam vào cuối năm 1975, đồng thời tăng viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, tất cả đã đẩy Hà Nội nghiêng gần hơn về phía Matxcơva.

Continue reading “#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75”

#46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Nguồn: Martin Grossheim (2005). “Revisionism’ in the Democratic Republic of Vietnam: New Evidence from the East German Archives”, Cold War History, 5:4, 451-477.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thắm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Tài liệu này phân tích các cuộc tranh luận nội bộ trong ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) vốn lên đến đỉnh điểm trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 9 gây nhiều tranh cãi của Đảng Lao Động. Chiến dịch sau đó chống lại “chủ nghĩa xét lại” được xem là một bước đi quyết định của phe Lê Duẩn nhằm loại bỏ những thành phần bị coi là chống Đảng và chuẩn bị kế hoạch tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu cũng đưa ra những thảo luận về ảnh hưởng mà chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại gây ra cho mối quan hệ (của Bắc Việt Nam) với Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức). Tài liệu được hoàn thành dựa vào các nguồn chưa được khai thác như các bản báo cáo của đại sứ quán Đông Đức trước đây tại Hà Nội, của các nhà báo Đức ở miền Bắc, hay các hồ sơ từ kho lưu trữ của Bộ An ninh Nhà nước (Stasi). Continue reading “#46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức”