Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa

Nguồn: Javier Solana, “The Dangers of Militarization”, Project Syndicate, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu  | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trật tự đa cực đang trở lại cùng với sự ganh đua chiến lược giữa các cường quốc. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong nền chính trị toàn cầu là hai trong số các động lực quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ tính đến nay. Trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này đã tăng lên đáng kể. Do môi trường chính trị nước Mỹ đã xấu đi nên mối quan hệ của Hoa Kỳ với những nước được coi là những đối thủ chính của nước này cũng có xu hướng tương tự.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn năm năm, ông đã trình bày ý tưởng về “quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa trên sự hợp tác và đối thoại, cũng như tôn trọng lợi ích quốc gia lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân theo những gì mà họ đề ra trong vấn đề hợp tác, như có thể thấy qua hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, ảnh hưởng của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng sụt giảm tương đối, tương phản với sự gia tăng quyền lực đồng thời của cả ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Chủ tịch Tập thậm chí còn thể hiện sự thiên lệch đáng ngạc nhiên này bằng việc khoác lên mình bộ quân phục. Continue reading “Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa”

Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?

Nguồn: Raj Persaud & Peter Bruggen, How Women Shape Coups”, Project Syndicate, 20/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 11/2017, các tướng lĩnh của Zimbabwe đã bắt tạm giam Tổng thống Robert Mugabe trong một cuộc đảo chính thành công (mặc dù họ không thừa nhận đó là một cuộc đảo chính). Nhiều ngày sau, đảng cầm quyền của nước này, Mặt trận Yêu nước – Liên đoàn Quốc gia người Phi Zimbabwe (Zanu-PF), đã quyết định khai trừ vị Tổng thống 93 tuổi khỏi hàng ngũ của Đảng. Nhưng có lẽ không phải bản thân Mugabe, một cây đại thụ trong làng chính trị, là người đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy này, bất chấp sự tàn nhẫn đặc trưng cho giai đoạn cai trị gần bốn thập niên của ông. Ngược lại, người có khả năng kế nhiệm Mugabe – vợ ông, bà Grace, chính là nguồn cơn của vụ việc. Continue reading “Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?”

Sức mạnh của những tượng đài

Nguồn: Ian Buruma, “The Power of Monuments”, Project Syndicate, 05/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị  Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, cảnh tượng rùng rợn đã diễn ra khi những người Tân Phát-xít (neo-Nazis) diễu hành tại Charlottesville, Virginia, mang theo những ngọn đuốc và hô to khẩu hiệu ủng hộ tư tưởng người da trắng thượng đẳng. Cuộc diễu hành được phát động sau khi thành phố đưa ra kế hoạch di chuyển bức tượng Robert E. Lee, lãnh đạo quân đội Hợp bang miền Nam, lực lượng đã chiến đấu để duy trì chế độ nô lệ tại các bang miền Nam ly khai trong thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Bức tượng Tướng Lee cưỡi ngựa đã nằm ở đó từ năm 1924, thời điểm mà việc hành hình người da đen không qua xét xử vẫn không phải là hiếm. Continue reading “Sức mạnh của những tượng đài”

Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?

Nguồn: Gary Saul Morson & Morton Schapiro, “Economics With a Humanities Face,” Project Syndicate, 28/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc khảo sát năm 2006, giáo sư các trường đại học ở Mỹ được hỏi rằng sở hữu kiến thức trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thì tốt hơn hay là nên sở hữu kiến thức chỉ trong một lĩnh vực. Trong số các giáo sư tâm lý học tham gia khảo sát, có 79% tỏ ra hứng thú với việc nghiên cứu liên ngành, giống như 73% các nhà xã hội học và 68% các sử gia. Những người ít nhiệt tình nhất? Các nhà kinh tế học: chỉ 42% người được khảo sát cho biết họ đồng ý với nhu cầu hiểu thế giới thông qua một ống kính đa ngành. Như một nhà quan sát đã nói một cách thẳng thừng: “Các nhà kinh tế nghĩ rằng họ không có gì để học hỏi từ bất cứ ai khác.”

Trên thực tế, các nhà kinh tế học sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu họ mở rộng trọng tâm của mình. Nghiên cứu với đối tượng con người, kinh tế học có nhiều điều để học hỏi từ các ngành nhân văn. Điều đó không chỉ khiến các mô hình kinh tế học có thể thực tế hơn và dự đoán của nó có thể chính xác hơn, mà các chính sách kinh tế còn có thể hiệu quả hơn và công bằng hơn. Continue reading “Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?”