Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”