Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.

Biên dịch: Hiếu Chân

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, Điểm tận cùng của Lịch sử?. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên Xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders[1] – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?”

Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass

ukr

Nguồn: Paul Gregory, “Putin’s Government in Donbass”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 3 vừa qua, tờ Bild của Đức cho đăng một bài báo dựa trên một tài liệu mật tiết lộ cách những vùng ly khai tại miền đông Ukraine đã “được xem là những phần nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Nga” như thế nào. Các phát hiện này đã mở ra một cách nhìn nhận mới về các cuộc thương lượng hòa bình Minsk 2 đang diễn ra, qua đó lột tả được nỗi thất vọng của chính phủ Ukraine.

Tài liệu mà tờ Bild có được là bản báo cáo từ cuộc họp vào tháng 10 năm ngoái của “Ủy ban Liên bộ về Cung cấp Cứu trợ Nhân đạo cho các Khu vực chịu ảnh hưởng ở miền Đông Nam khu vực Donetsk và Luhansk” của Nga. Bản báo cáo mô tả những người tham gia cuộc họp không chỉ tập trung vào hỗ trợ nhân đạo, mà còn đóng vai trò như một chính phủ ngầm. Các nhóm công tác phối hợp với giới chức Nga được thành lập nhằm quản lý nguồn tài chính, các chính sách kinh tế, hạ tầng giao thông và năng lượng, thương mại của khu vực này. Continue reading “Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass”

Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin

Putin

Nguồn: Paul R.Gregory, “Putin in the Dock”, Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chỉ đọc tin trên những trang truyền thông quốc tế, ai đó có thể nghĩ rằng hai năm vừa qua là hai năm tốt đẹp đối với tổng thống Nga Vladimir Putin. Chiến dịch của ông tại Ukraine hầu như đã đạt được mục đích chính; Nga đã giành được quyền kiểm soát Crimea và làm bất ổn phần lớn các khu vực còn lại của đất nước này. Giá dầu sụt giảm có thể đã tàn phá nền tài chính của Nga, nhưng cho đến nay uy tín (trong nước) của Putin dường như vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Thế nhưng hàng loạt những vụ thua kiện ít được bình luận đến có thể tác động đáng kể đến vận mệnh của Putin. Ví dụ, vào năm 2014, Tòa án Nhân quyền Châu Âu ( ECHR) đã đưa ra 129 cáo buộc chống lại Nga, và vào tháng Giêng, Hội đồng Châu Âu đã tước quyền bỏ phiếu của Nga vì sự vi phạm luật pháp quốc tế của nước này. Khi những phán quyết ngày càng chồng chất, chúng bắt đầu đe dọa vị thế trên trường quốc tế của Nga, tình hình tài chính của đất nước và cả bản thân Putin. Continue reading “Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin”

Bài toán khí đốt của Putin

pipeline29

Nguồn: Paul R. Gregory, “Putin’s Gas Problem”, Project Syndicate, 26/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà quan sát Nga hiện đang tập trung vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Ukraine, nhằm tìm cách mổ xẻ những ý định của Tổng thống Vladimir Putin tại đây. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra – điều sẽ gây nên những hậu quả lâu dài sâu sắc cho châu Âu và cho khả năng gây áp lực lên lục địa này của Putin.

Cuối tháng 12 vừa qua, công ty khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và một công ty đường ống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” mới này là sự thay thế cho “Dòng chảy phương Nam” – đường ống từ Nga sang Bulgaria qua Biển Đen – một dự án mà Điện Kremlin đã hủy bỏ cũng trong tháng 12 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU sau sự kiện Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Continue reading “Bài toán khí đốt của Putin”