#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng

Nguồn: G. Edward Griffin, “Fool’s Gold”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 8.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Lịch sử tiền giấy – loại tiền không được đảm bảo ngang giá trị với kim loại quý và công chúng bị ép buộc sử dụng bằng quy định luật của chính phủ; sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng dựa trên dự trữ theo tỷ lệ ngày nay vốn dựa vào việc phát hành một số lượng lớn các biên lai cho vàng nhiều hơn số lượng vàng mà ngân hàng nắm giữ để đảm bảo cho chúng. Continue reading “#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng”

#154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 11), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến một thế giới gắn chặt vào nhau hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử nhân loại.

Barack Obama – Tổng thống Hoa Kỳ

 Vào đầu mùa hè năm 2004, Tập đoàn Zilog đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình ở phía tây nam Idaho sau một phần tư thế kỷ hoạt động. Đặt trụ sở tại San Jose, California, Zilog tập trung vào phân khúc thiết bị vi logic của thị trường chip bán dẫn, thiết kế và sản xuất các thiết bị được sử dụng trong bộ điều khiển nhúng. Mặc dù công ty đã có các trung tâm thiết kế tại một số địa điểm nhưng cơ sở tại Idaho là nơi duy nhất đặt các nhà máy sản xuất của công ty. Continue reading “#154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”