Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?

Nguồn: Bill Hayton, “Did the allies promise the sea to China?, Philippine Strategic Forum, 27/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Trong số rất nhiều hiểu lầm xoay quanh lịch sử Biển Đông (ở Phillipines gọi là Biển Tây Philippines), một trong những hiểu lầm khó xóa bỏ nhất chính là ý kiến ​​cho rằng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các đồng minh phương Tây đã hứa giao các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp cho Trung Quốc. Hiểu lầm này tiếp tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận công khai mặc dù thiếu bằng chứng ủng hộ. Ngay cả Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Khê Liên, cũng đã gây nhầm lẫn khi nhắc lại điều đó.

Vào tháng 7 năm 2020, Đại sứ Hoàng nói với Thời báo Manila rằng, “Trung Quốc đã khôi phục và nối lại việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sau chiến tranh theo Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Potsdam và các văn kiện hậu chiến khác.” Vị đại sứ đã sử dụng từ “Nam Sa”, là tên tiếng Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa, được Philippines gọi là Quần đảo Kalayaan. Có lẽ ông ấy không biết rằng mình đang nói những điều vô nghĩa. Continue reading “Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?”

Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Bill Hayton, “Fact, Fiction and the South China Sea”, Asia Sentinel, 25/05/2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nơi sự việc diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa – trong thời gian nghị án vào tháng 7 – sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Điều Trung Quốc hi vọng lớn nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lý (khoảng 50km). Continue reading “Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông”

Thất bại thảm hại của Trung Quốc trên Biển Đông

pix5_080414

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dù Bắc Kinh hi vọng đạt được điều gì qua việc triển khai giàn khoan HD-981 đi chăng nữa– dầu mỏ, lợi thế lãnh thổ, hay các lợi ích chiến lược dài hạn – thì tất cả đều không đem lại kết quả.

Dù đánh giá bằng bất kỳ thước đo nào, chuyến phiêu lưu khoan dầu gần đây trên biển Đông của Trung Quốc cũng đều là thảm họa. Không có chút dầu mỏ mới nào đến tay người tiêu dùng Trung Quốc, nước này không chiếm được vùng lãnh thổ mới trên biển nào, và lợi thế khu vực lại rơi vào tay Hoa Kỳ. Tình đoàn kết ASEAN được giữ vững và vị thế của các phe nhóm “thân Bắc Kinh” ở các nước có vai trò trọng yếu, đặc biệt là Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Continue reading “Thất bại thảm hại của Trung Quốc trên Biển Đông”

Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

southchina1

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Người dân của đất nước này đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài “trỗi dậy hòa bình” để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia. Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc – chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. Continue reading “Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc”

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh. Continue reading “Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng”