Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Tại một hội nghị hôm 1/8/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, loại hình nhà ở giá thấp được nhà nước trợ cấp. Đại diện các công ty bất động sản tư nhân có mặt tại hội nghị đã có phản hồi tích cực trước kế hoạch này. Cụ thể, các tập đoàn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco và Novaland đăng ký xây dựng tổng cộng 1,2 triệu căn hộ xã hội trong vòng 8 năm tới. Continue reading “Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?”

Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?

Tác giả: Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn

Thuật ngữ ‘ngoại giao cây tre’ đã gần đây trở nên phổ biến trong diễn ngôn về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từng là một thuật ngữ trước đây còn xa lạ, ngoại giao cây tre đã được áp dụng để miêu tả thành tựu ngoại giao của Việt Nam từ sau chính sách Đổi mới năm 1986 và bàn luận về bài học cho các quốc gia nhỏ từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong một môi trường quốc tế ngày càng phân cực, ‘ngoại giao cây tre’ là đúc kết kinh nghiệm của Việt Nam sau hơn ba thập niên cân bằng các lợi ích địa chính trị mâu thuẫn nhau.

Hình ảnh cây tre vốn không xa lạ gì trong văn hóa và ngoại giao của các quốc gia châu Á khác. Ví dụ, chính sách đối ngoại của Thái Lan từ lâu đã được ví như cây tre “uốn mình theo gió”. Cũng như Thái Lan, chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam mang tính linh hoạt và thực tiễn, lấy độc lập và lợi ích quốc gia làm cơ sở. Continue reading “Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?”